Giáo dục vẫn luôn là một trong những điểm nhức nhối trong xã hội của chúng ta. Từ giáo dục mầm non cho đến giáo dục đại học, đâu đâu cũng tồn tại những vướng mắc, đâu đâu cũng xuất hiện những “bom tấn”. Đúng là giáo dục của nước ta chưa bao giờ như bây giờ…
Giảng viên địa học Công nghiệp Hà Nội thu tiền chống trượt
Trên báo Lao động Online hôm 15/11 có đăng tải bài viết “Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Lâu lâu, báo chí lại phanh phui những “bom tấn”, “bom tỉ” liên quan đến ngành giáo dục khiến cho giáo dục chưa bao giờ hết nóng. Từ mua chức bán quyền, từ lạm thu tiền học, từ buôn bằng bán điểm. Rất nhiều, rất nhiều những vấn đề nhức nhối. Trong không khí của ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam đang đến gần, những tiêu cực của ngành giáo dục bị “đăng đàn” đúng là một sự xấu hổ lớn.
Từ chuyện tiền tỉ “chống trượt” đến sự xuống cấp của đạo đức người thầy
Khi đọc bài viết Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng trên báo Lao động Online, tôi đã vô cùng bức xúc trước sự tha hoá về đạo đức của giáo viên. Mang trong mình chức danh giảng viên nhưng cô giáo lại “Vẽ đường cho hươu chạy” bằng cách bán đề thi lấy điểm: “Thế nên tôi cho mọi người topic là có lý do. Có cái đó của tôi thì tôi biết là sinh viên mình tôi chấm kiểu khác, còn những thằng nào không viết topic đấy tôi chấm kiểu khác. Hiểu chưa? Hiểu quan điểm của nhau đúng không ạ? Thế cho nên những sinh viên mình thì mình ưu tiên hơn, còn những thằng nào không ấy thì kệ”. Đó, vì đồng tiền mà người thầy bán đi lương tâm, trở nên vô cảm với những học sinh không chịu chạy chọt, không chịu a dua nịnh hót, không chịu đi “mua điểm” ở chỗ của mình.
Vẫn là câu chuyện đạo đức người thầy. Vì đồng tiền, người ta trở nên lạnh nhạt với học sinh, thờ ơ, vô cảm với học sinh; vì lợi ích vật chất mà thầy không còn là thầy, thầy trở thành những “con buôn” chính thống. Gía trị của người thầy trở nên rẻ rúng đến đáng thương. Đây có lẽ là một trong những nguyên do chính dẫn đến việc quan hệ thầy trò có dấu hiệu bị rạn nứt.
Chất lượng nguồn nhân lực: Mọi yếu kém đều có nguyên nhân
Quay lại với câu chuyện mua chứng chỉ đầu ra tiếng anh ở đại học Công nghiệp Hà Nội, không khó để thấy đây chính là lý do dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa thể khởi sắc. Trung bình, mỗi năm Đại học Công nghiệp tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên các hệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần mười ngàn người lao động có trình độ cử nhân được “tráng men” qua hàng loạt vỏ bọc chứng chỉ ảo. Họ có rất nhiều bằng cấp, rất nhiều chứng chỉ, rất nhiều giấy tờ chứng minh các kĩ năng cần thiết để phục vụ công việc. Vậy nhưng tất cả những giấy tờ đó đều là sản phẩm được mua bằng tiền, không phải do dăng lực tự thân đạt được thì hiển nhiên chất lượng nguồn lao động này cũng chẳng lấy bảo đảm. Như vậy đừng hỏi vì sao sinh viên tốt nghiệp ra trường loại khá, giỏi mà vẫn thất nghiệp.
Mặt khác, tôi cũng phải nhấn mạnh, sự gian trá như trong câu chuyện Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đang đi ngược lại tính sư phạm. Chắc chắn việc “chống trượt” này không phải là việc tự phát, đơn lẻ do một số cá nhân thực hiện. Nó phải là sản phẩm của cả một nhóm người, của cả một tập thể với sự tham gia của không ít ông “tai to mặt lớn”. Chỉ có vậy, đường dây “chống trượt” mới có thể trơn tru hoạt động trong một thời gian dài như vậy. Thử hỏi qua đó người ta dạy sinh viên điều gì? Có lẽ, đó chính là sự gian dối, thực dụng và ham mê vật chất.
Lãnh đạo ngành giáo dục thì luôn đặt ra mục tiêu đưa các trường đại học của Việt Nam vươn lên top các trường đại học có chất lượng đào tạo hàng đầu khu vực và thế giới. Vậy nhưng nếu những sự xảo trá vẫn ngang nhiên xuất hiện trong môi trường giáo dục như thế này thì có lẽ còn rất lâu mục tiên này mới trở thành hiện thực.
Có lẽ, đã đến lúc nhìn nhận lại các chính sách ưu tiên khi tuyển dụng lao động
Cũng từ câu chuyện của đại học Công nghiệp Hà Nội, một vấn đề mà tôi không khỏi băn khoăn là chuyện ưu tiên tuyển dụng cán bộ trẻ vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc từ các trường đại học và cán bộ khoa học trẻ vào làm việc cho cơ quan công quyền. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các trường trong hệ thống giáo dục của nước ta đang có sự phân hoá rất lớn. Và tôi cũng phải nói thẳng, nhiều khi sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở trường này nhưng cũng chẳng bằng sinh viên tốt nghiệp loại khá ở trường kia. Như vậy, những người mà mang danh “xuất sắc” liệu có xuất sắc thực sự hay không? Liệu rằng những người được ưu tiên tuyển dụng có xứng đáng hay không?. Hay chăng, mọi thứ đều được mua bằng tiền, bằng các mối quan hệ?
Những câu chuyện “chống trượt” như trên chắc chắn không chỉ diễn ra tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Vấn đề chỉ là khi nào chúng ta phát hiện ra và xử lý mà thội.
Giáo dục
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Giảng viên địa học Công nghiệp Hà Nội thu tiền chống trượt
Trên báo Lao động Online hôm 15/11 có đăng tải bài viết “Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội” thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Lâu lâu, báo chí lại phanh phui những “bom tấn”, “bom tỉ” liên quan đến ngành giáo dục khiến cho giáo dục chưa bao giờ hết nóng. Từ mua chức bán quyền, từ lạm thu tiền học, từ buôn bằng bán điểm. Rất nhiều, rất nhiều những vấn đề nhức nhối. Trong không khí của ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam đang đến gần, những tiêu cực của ngành giáo dục bị “đăng đàn” đúng là một sự xấu hổ lớn.
Từ chuyện tiền tỉ “chống trượt” đến sự xuống cấp của đạo đức người thầy
Khi đọc bài viết Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng trên báo Lao động Online, tôi đã vô cùng bức xúc trước sự tha hoá về đạo đức của giáo viên. Mang trong mình chức danh giảng viên nhưng cô giáo lại “Vẽ đường cho hươu chạy” bằng cách bán đề thi lấy điểm: “Thế nên tôi cho mọi người topic là có lý do. Có cái đó của tôi thì tôi biết là sinh viên mình tôi chấm kiểu khác, còn những thằng nào không viết topic đấy tôi chấm kiểu khác. Hiểu chưa? Hiểu quan điểm của nhau đúng không ạ? Thế cho nên những sinh viên mình thì mình ưu tiên hơn, còn những thằng nào không ấy thì kệ”. Đó, vì đồng tiền mà người thầy bán đi lương tâm, trở nên vô cảm với những học sinh không chịu chạy chọt, không chịu a dua nịnh hót, không chịu đi “mua điểm” ở chỗ của mình.
Vẫn là câu chuyện đạo đức người thầy. Vì đồng tiền, người ta trở nên lạnh nhạt với học sinh, thờ ơ, vô cảm với học sinh; vì lợi ích vật chất mà thầy không còn là thầy, thầy trở thành những “con buôn” chính thống. Gía trị của người thầy trở nên rẻ rúng đến đáng thương. Đây có lẽ là một trong những nguyên do chính dẫn đến việc quan hệ thầy trò có dấu hiệu bị rạn nứt.
Chất lượng nguồn nhân lực: Mọi yếu kém đều có nguyên nhân
Quay lại với câu chuyện mua chứng chỉ đầu ra tiếng anh ở đại học Công nghiệp Hà Nội, không khó để thấy đây chính là lý do dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa thể khởi sắc. Trung bình, mỗi năm Đại học Công nghiệp tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên các hệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gần mười ngàn người lao động có trình độ cử nhân được “tráng men” qua hàng loạt vỏ bọc chứng chỉ ảo. Họ có rất nhiều bằng cấp, rất nhiều chứng chỉ, rất nhiều giấy tờ chứng minh các kĩ năng cần thiết để phục vụ công việc. Vậy nhưng tất cả những giấy tờ đó đều là sản phẩm được mua bằng tiền, không phải do dăng lực tự thân đạt được thì hiển nhiên chất lượng nguồn lao động này cũng chẳng lấy bảo đảm. Như vậy đừng hỏi vì sao sinh viên tốt nghiệp ra trường loại khá, giỏi mà vẫn thất nghiệp.
Mặt khác, tôi cũng phải nhấn mạnh, sự gian trá như trong câu chuyện Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội đang đi ngược lại tính sư phạm. Chắc chắn việc “chống trượt” này không phải là việc tự phát, đơn lẻ do một số cá nhân thực hiện. Nó phải là sản phẩm của cả một nhóm người, của cả một tập thể với sự tham gia của không ít ông “tai to mặt lớn”. Chỉ có vậy, đường dây “chống trượt” mới có thể trơn tru hoạt động trong một thời gian dài như vậy. Thử hỏi qua đó người ta dạy sinh viên điều gì? Có lẽ, đó chính là sự gian dối, thực dụng và ham mê vật chất.
Lãnh đạo ngành giáo dục thì luôn đặt ra mục tiêu đưa các trường đại học của Việt Nam vươn lên top các trường đại học có chất lượng đào tạo hàng đầu khu vực và thế giới. Vậy nhưng nếu những sự xảo trá vẫn ngang nhiên xuất hiện trong môi trường giáo dục như thế này thì có lẽ còn rất lâu mục tiên này mới trở thành hiện thực.
Có lẽ, đã đến lúc nhìn nhận lại các chính sách ưu tiên khi tuyển dụng lao động
Cũng từ câu chuyện của đại học Công nghiệp Hà Nội, một vấn đề mà tôi không khỏi băn khoăn là chuyện ưu tiên tuyển dụng cán bộ trẻ vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc từ các trường đại học và cán bộ khoa học trẻ vào làm việc cho cơ quan công quyền. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giữa các trường trong hệ thống giáo dục của nước ta đang có sự phân hoá rất lớn. Và tôi cũng phải nói thẳng, nhiều khi sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở trường này nhưng cũng chẳng bằng sinh viên tốt nghiệp loại khá ở trường kia. Như vậy, những người mà mang danh “xuất sắc” liệu có xuất sắc thực sự hay không? Liệu rằng những người được ưu tiên tuyển dụng có xứng đáng hay không?. Hay chăng, mọi thứ đều được mua bằng tiền, bằng các mối quan hệ?
Những câu chuyện “chống trượt” như trên chắc chắn không chỉ diễn ra tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Vấn đề chỉ là khi nào chúng ta phát hiện ra và xử lý mà thội.
No comments:
Post a Comment