Bị cáo Đặng Thanh Bình xin HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, những đóng góp của mình để có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc cho hưởng án treo.
Chiều 5/12, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam theo đơn kháng cáo của ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cùng 4 đồng phạm. Tại tòa, Đặng Thanh Bình xin được “miễn trách nhiệm hình sự” hoặc hưởng “án treo”.
Tại toà phúc thẩm, bị cáo Đặng Thanh Bình xin Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, những đóng góp của mình trong quá trình tham gia hoạt động ngành ngân hàng, trong đó có công tác tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, để có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc cho hưởng án treo.
“Tôi hiện đã 64 tuổi, sức khỏe không tốt. Ngoài ra, tòa sơ thẩm chưa xem xe’t đóng góp của tôi. Tôi là người chỉ đạo trực tiếp tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng, không chỉ riêng 6 ngân hàng trong đó có VNCB”, nguyên phó thống đốc NHNN trình bày.
Ông Bình thừa nhận việc tái cơ cấu VNCB không thành công và có thiệt hại, nguyên nhân từ vi phạm nghiêm trọng của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan đến từ hoạt động thanh tra giám sát kém hiệu quả.
Trả lời HĐXX, ông Bình cho rằng bản thân không hoàn thành nhiệm vụ của Đảng viên, nhiệm vụ chính trị. Các bút phê của ông trong quá trình tái cơ cấu VNCB có nhiều nội dung chưa được hiểu đúng.
Sau đó, nguyên phó thống đốc NHNN thừa nhận “có thiếu sót nhưng không phải ở bút phê”. “Tôi nghĩ dường như anh em NHNN chi nhánh Long An chưa hiểu rõ nên phối hợp thanh tra, giám sát không kịp thời. Thiếu sót của tôi là không nhận ra sự khác biệt giữa tổ giám sát đặt tại địa phương với tổ giám sát đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM”, ông Bình phân trần, giọng chậm.
Cho biết một trong những điều kiện quan trọng nhất của nhà đầu tư khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng là năng lực tài chính, chủ tọa đặt vấn đề: “Tại sao bút phê của bị cáo lại đưa yêu cầu kiểm tra năng lực tài chính ra sau?”. Ông Bình cho rằng “không phải thực hiện sau mà là thực hiện sau này”. “Bút phê của tôi còn có một câu cực kỳ quan trọng là ‘cần xem xét , đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện được chỉ đạo, yêu cầu của NHNN’”, ông trình bày.
Trước đó, HĐXX thẩm vấn 4 bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB, gồm: ông Hà Tấn Phước (55 tuổi, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An), Lê Văn Thanh (54 tuổi, nguyên Cha’nh Thanh tra NHNN tỉnh Long An), Phạm Thế Tuân (62 tuổi, nguyên Phó giám đốc Ngân hàng Vietcombank Chi nha’nh TP HCM), Ngô Văn Thanh (41 tuổi, nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An).
Những người này thành khẩn nhận tội và xin hưởng án treo. Đại diện NHNN cũng đề nghị cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho họ và miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Bình.
Với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, bị án Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) cho rằng, trình tự xét xử các vụ án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Đặng Thanh Bình, đang gây bất lợi cho Mai, ông Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) cùng 5 bị cáo trong vụ án này.
“Vụ bà Phấn xảy ra đầu tiên lẽ ra phải xét xử trước, nhưng đằng này chúng tôi lại bị xét xử trước. Nếu tôi bị xử sau bà ấy, chúng tôi có thể khắc phục toàn bộ hậu quả, điều này sẽ ảnh hưởng đến pha’n quyê’t của tòa”, Mai nói.
Ngoài ra, Mai cho rằng trong quá trình tái cơ cấu VNCB, năng lực tài chính đã được xem xét, chứng minh trước đó. Theo nguyên tổng giảm đốc VNCB, số liệu về thiệt hại của ngân hàng này không chính xác, một phần hậu quả do bà Phấn để lại. Ông đề nghị HĐXX xem xe’t, miễn trách nhiệm hình sự cho ông Bình cùng đồng phạm.
Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu lại TrustBank (tiền thân của VNCB), tha’ng 8/2012, phó thống đốc Đặng Thanh Bình thành lập Tổ giám sát tại nhà băng này, hoạt động theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó phải xác minh năng lực tài chính nhóm đầu tư mới của ông Phạm Công Danh để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào ngân hàng.
Tuy nhiên, những người này vẫn quyê’t định để ông Danh tham gia quản lý, sử dụng ngân hàng “như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng cho VNCB.
(Theo VOV)
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Chiều 5/12, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam theo đơn kháng cáo của ông Đặng Thanh Bình (64 tuổi, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cùng 4 đồng phạm. Tại tòa, Đặng Thanh Bình xin được “miễn trách nhiệm hình sự” hoặc hưởng “án treo”.
Tại toà phúc thẩm, bị cáo Đặng Thanh Bình xin Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, những đóng góp của mình trong quá trình tham gia hoạt động ngành ngân hàng, trong đó có công tác tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, để có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc cho hưởng án treo.
“Tôi hiện đã 64 tuổi, sức khỏe không tốt. Ngoài ra, tòa sơ thẩm chưa xem xe’t đóng góp của tôi. Tôi là người chỉ đạo trực tiếp tái cơ cấu toàn bộ hệ thống ngân hàng, không chỉ riêng 6 ngân hàng trong đó có VNCB”, nguyên phó thống đốc NHNN trình bày.
Ông Bình thừa nhận việc tái cơ cấu VNCB không thành công và có thiệt hại, nguyên nhân từ vi phạm nghiêm trọng của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan đến từ hoạt động thanh tra giám sát kém hiệu quả.
Trả lời HĐXX, ông Bình cho rằng bản thân không hoàn thành nhiệm vụ của Đảng viên, nhiệm vụ chính trị. Các bút phê của ông trong quá trình tái cơ cấu VNCB có nhiều nội dung chưa được hiểu đúng.
Sau đó, nguyên phó thống đốc NHNN thừa nhận “có thiếu sót nhưng không phải ở bút phê”. “Tôi nghĩ dường như anh em NHNN chi nhánh Long An chưa hiểu rõ nên phối hợp thanh tra, giám sát không kịp thời. Thiếu sót của tôi là không nhận ra sự khác biệt giữa tổ giám sát đặt tại địa phương với tổ giám sát đặt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM”, ông Bình phân trần, giọng chậm.
Cho biết một trong những điều kiện quan trọng nhất của nhà đầu tư khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng là năng lực tài chính, chủ tọa đặt vấn đề: “Tại sao bút phê của bị cáo lại đưa yêu cầu kiểm tra năng lực tài chính ra sau?”. Ông Bình cho rằng “không phải thực hiện sau mà là thực hiện sau này”. “Bút phê của tôi còn có một câu cực kỳ quan trọng là ‘cần xem xét , đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện được chỉ đạo, yêu cầu của NHNN’”, ông trình bày.
Trước đó, HĐXX thẩm vấn 4 bị cáo nguyên là thành viên Tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB, gồm: ông Hà Tấn Phước (55 tuổi, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An), Lê Văn Thanh (54 tuổi, nguyên Cha’nh Thanh tra NHNN tỉnh Long An), Phạm Thế Tuân (62 tuổi, nguyên Phó giám đốc Ngân hàng Vietcombank Chi nha’nh TP HCM), Ngô Văn Thanh (41 tuổi, nguyên Phó phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An).
Những người này thành khẩn nhận tội và xin hưởng án treo. Đại diện NHNN cũng đề nghị cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho họ và miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Bình.
Với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, bị án Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) cho rằng, trình tự xét xử các vụ án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Đặng Thanh Bình, đang gây bất lợi cho Mai, ông Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) cùng 5 bị cáo trong vụ án này.
“Vụ bà Phấn xảy ra đầu tiên lẽ ra phải xét xử trước, nhưng đằng này chúng tôi lại bị xét xử trước. Nếu tôi bị xử sau bà ấy, chúng tôi có thể khắc phục toàn bộ hậu quả, điều này sẽ ảnh hưởng đến pha’n quyê’t của tòa”, Mai nói.
Ngoài ra, Mai cho rằng trong quá trình tái cơ cấu VNCB, năng lực tài chính đã được xem xét, chứng minh trước đó. Theo nguyên tổng giảm đốc VNCB, số liệu về thiệt hại của ngân hàng này không chính xác, một phần hậu quả do bà Phấn để lại. Ông đề nghị HĐXX xem xe’t, miễn trách nhiệm hình sự cho ông Bình cùng đồng phạm.
Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu lại TrustBank (tiền thân của VNCB), tha’ng 8/2012, phó thống đốc Đặng Thanh Bình thành lập Tổ giám sát tại nhà băng này, hoạt động theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong đó phải xác minh năng lực tài chính nhóm đầu tư mới của ông Phạm Công Danh để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào ngân hàng.
Tuy nhiên, những người này vẫn quyê’t định để ông Danh tham gia quản lý, sử dụng ngân hàng “như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội” gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng cho VNCB.
(Theo VOV)
No comments:
Post a Comment