Cảng biển cũng giống như một ngành sản xuất, cũng có những điều kiện nhất định để phát triển, không thể chạy theo “mốt”
Đừng chạy theo “mốt”
UBND tỉnh Quảng Trị vừa xin Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy – Quảng Trị. Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng; vốn huy động và vốn khác là 12.091 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện 50 năm do Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy là nhà đầu tư được triển khai trên diện tích 685 ha, tổng quy mô gồm 10 bến phát triển, có công năng và cỡ tàu khai thác là 100.000 DWT.
Phối cảnh Khu bến cảng Mỹ Thủy – Hải Lăng – Quảng Trị. Ảnh: Quảng Trị
Đánh giá về đề xuất trên, ông Nguyễn Tương – chuyên gia về logistics cho rằng, xây dựng cảng biển cần đảm bảo các yêu cầu sau.
Thứ nhất, ông Nguyễn Tương cho rằng, muốn phát triển cảng biển thì phải thực hiện theo đúng quy định của Luật hàng hải Việt Nam và tuân thủ đúng quy hoạch 6 cụm cảng Việt Nam theo quy hoạch của Chính phủ. Như vậy, việc đầu tiên là phải xem đề xuất của Quảng Trị có phù hợp với các luật định về cảng biển hay không? Cảng Mỹ Thủy có nằm trong số các cụm cảng đã được Chính phủ phê duyệt hay không rồi mới tính tới các bước tiếp theo.
Phát triển cảng biển miền Trung: Thách thức đối với ngành dịch vụ logistics. Ảnh: GL-Logistics
Thứ hai, theo ông Tương, Luật hàng hải Việt Nam cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền được đầu tư phát triển cảng biển tại Việt Nam, tuy nhiên, phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và đúng quy hoạch về cảng biển của Việt Nam.
Như vậy, Quảng Trị có thể đề xuất xây dựng cảng biển và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tha gia đầu tư phát triển dự án này, song phải đúng luật và đúng quy hoạch.
Thứ ba, muốn đánh giá hiệu quả của dự án phải căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi và nghiên cứu khả thi cũng phải dựa trên Luật hàng hải và quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
“Quan trọng nhất trong xây dựng cảng biển phải gắn với phát triển logistics, đặc biệt là kết nối với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tạo thành chuỗi vận hành khép kín. Cứ hình dung, làm cảng mà không có đường ra vào cảng thì không khác nào làm cảng để trang trí.
Vấn đề tiếp nữa, vị trí lựa chọn xây dựng cảng biển cũng phải gắn với các khu công nghiệp, nhà máy, vừa tăng kết nối, vừa tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, tăng công suất hoạt động của cảng biển.
Nên nhớ, không phải cứ phát triển cảng biển là đương nhiên logistics sẽ phát triển. Logistics muốn phát triển phải phụ thuộc vào nguồn hàng, phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ, phụ thuộc vào hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó, cảng biển chỉ là một hạ tầng quan trọng trong phát triển logistics.
Tuy nhiên, cảng biển cũng giống như một ngành sản xuất, cũng có những điều kiện nhất định để phát triển. Không phải cứ phát triển ồ ạt, chạy theo “mốt”, chỗ nào cũng xây cảng, mua tàu cuối cùng cảng thì ế, tàu bỏ không không có hàng hóa vận chuyển”, ông Nguyễn Tương chỉ rõ.
Không nên làm mới
Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các cảng biển khu vực miền Trung, ông Nguyễn Tương cho biết, tại miền Trung hiện có rất nhiều cảng biển, hệ thống cảng tại khu vực miền Trung khá dày đặc, cứ 30-40km đường biển lại có 1 cảng biển, song ngành công nghiệp phát triển theo hệ thống cảng biển – logistics của miền Trung vẫn kém pha't triển hơn so với Tp.HCM và Hải Phòng vì khu vực này thiếu các cảng biển lớn.
Ngoài ra, công nghiệp địa phương không đủ mạnh để cung cấp hàng hóa cho dịch vụ ngành logistics, càng có nhiều cảng hàng hóa càng bị phân tán càng khiến các nhà cung ứng dịch vụ logistics không thể dựa vào qui mô dịch vụ để phát triển.
Bên cạnh đó, do tình trạng chạy đua làm cảng biển mà nguồn đầu tư dành để nâng cấp đường sá, đào tạo nhân lực và thực hiện các giải phát thu hút đầu tư bị xem nhẹ, không được quan tâm đầy đủ.
Với những lý do trên, ông Tương cho rằng, nếu Quảng Trị muốn xây dựng thêm cảng biển thì nhất thiết phải có báo cáo Đánh giá tiền khả thi rất cụ thể và phải căn cứ trên tình hình pha't triển kinh tế cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa của địa phương.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, thay vì chạy đua làm cảng biển, khu vực miền Trung cần có Đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động cũng như tính hiệu quả hiện tại đang có nhằm có chính sách nâng cấp, cải tạo các cảng biển cho phù hợp với tình hình thực tế.
“Chạy đua xây cảng mà không tính tới yếu tố hiệu quả không những gây thêm áp lực cho hệ thống cảng biển, khiến ngành công nghiệp logistics không có cơ hội để phát triển mà còn tạo gánh nặng cho địa phương”, ông Tương cảnh báo.
Lam Nguyên
Kinh tế
,
Tin trong nước
Đừng chạy theo “mốt”
UBND tỉnh Quảng Trị vừa xin Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy – Quảng Trị. Dự án có tổng mức đầu tư 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng; vốn huy động và vốn khác là 12.091 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện 50 năm do Công ty cổ phần Liên doanh cảng quốc tế Mỹ Thủy là nhà đầu tư được triển khai trên diện tích 685 ha, tổng quy mô gồm 10 bến phát triển, có công năng và cỡ tàu khai thác là 100.000 DWT.
Phối cảnh Khu bến cảng Mỹ Thủy – Hải Lăng – Quảng Trị. Ảnh: Quảng Trị
Đánh giá về đề xuất trên, ông Nguyễn Tương – chuyên gia về logistics cho rằng, xây dựng cảng biển cần đảm bảo các yêu cầu sau.
Thứ nhất, ông Nguyễn Tương cho rằng, muốn phát triển cảng biển thì phải thực hiện theo đúng quy định của Luật hàng hải Việt Nam và tuân thủ đúng quy hoạch 6 cụm cảng Việt Nam theo quy hoạch của Chính phủ. Như vậy, việc đầu tiên là phải xem đề xuất của Quảng Trị có phù hợp với các luật định về cảng biển hay không? Cảng Mỹ Thủy có nằm trong số các cụm cảng đã được Chính phủ phê duyệt hay không rồi mới tính tới các bước tiếp theo.
Phát triển cảng biển miền Trung: Thách thức đối với ngành dịch vụ logistics. Ảnh: GL-Logistics
Thứ hai, theo ông Tương, Luật hàng hải Việt Nam cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều có quyền được đầu tư phát triển cảng biển tại Việt Nam, tuy nhiên, phải tuân thủ đúng quy định pháp luật và đúng quy hoạch về cảng biển của Việt Nam.
Như vậy, Quảng Trị có thể đề xuất xây dựng cảng biển và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tha gia đầu tư phát triển dự án này, song phải đúng luật và đúng quy hoạch.
Thứ ba, muốn đánh giá hiệu quả của dự án phải căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi và nghiên cứu khả thi cũng phải dựa trên Luật hàng hải và quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.
“Quan trọng nhất trong xây dựng cảng biển phải gắn với phát triển logistics, đặc biệt là kết nối với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tạo thành chuỗi vận hành khép kín. Cứ hình dung, làm cảng mà không có đường ra vào cảng thì không khác nào làm cảng để trang trí.
Vấn đề tiếp nữa, vị trí lựa chọn xây dựng cảng biển cũng phải gắn với các khu công nghiệp, nhà máy, vừa tăng kết nối, vừa tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, tăng công suất hoạt động của cảng biển.
Nên nhớ, không phải cứ phát triển cảng biển là đương nhiên logistics sẽ phát triển. Logistics muốn phát triển phải phụ thuộc vào nguồn hàng, phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ, phụ thuộc vào hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó, cảng biển chỉ là một hạ tầng quan trọng trong phát triển logistics.
Tuy nhiên, cảng biển cũng giống như một ngành sản xuất, cũng có những điều kiện nhất định để phát triển. Không phải cứ phát triển ồ ạt, chạy theo “mốt”, chỗ nào cũng xây cảng, mua tàu cuối cùng cảng thì ế, tàu bỏ không không có hàng hóa vận chuyển”, ông Nguyễn Tương chỉ rõ.
Không nên làm mới
Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các cảng biển khu vực miền Trung, ông Nguyễn Tương cho biết, tại miền Trung hiện có rất nhiều cảng biển, hệ thống cảng tại khu vực miền Trung khá dày đặc, cứ 30-40km đường biển lại có 1 cảng biển, song ngành công nghiệp phát triển theo hệ thống cảng biển – logistics của miền Trung vẫn kém pha't triển hơn so với Tp.HCM và Hải Phòng vì khu vực này thiếu các cảng biển lớn.
Ngoài ra, công nghiệp địa phương không đủ mạnh để cung cấp hàng hóa cho dịch vụ ngành logistics, càng có nhiều cảng hàng hóa càng bị phân tán càng khiến các nhà cung ứng dịch vụ logistics không thể dựa vào qui mô dịch vụ để phát triển.
Bên cạnh đó, do tình trạng chạy đua làm cảng biển mà nguồn đầu tư dành để nâng cấp đường sá, đào tạo nhân lực và thực hiện các giải phát thu hút đầu tư bị xem nhẹ, không được quan tâm đầy đủ.
Với những lý do trên, ông Tương cho rằng, nếu Quảng Trị muốn xây dựng thêm cảng biển thì nhất thiết phải có báo cáo Đánh giá tiền khả thi rất cụ thể và phải căn cứ trên tình hình pha't triển kinh tế cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa của địa phương.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, thay vì chạy đua làm cảng biển, khu vực miền Trung cần có Đánh giá cụ thể về tình hình hoạt động cũng như tính hiệu quả hiện tại đang có nhằm có chính sách nâng cấp, cải tạo các cảng biển cho phù hợp với tình hình thực tế.
“Chạy đua xây cảng mà không tính tới yếu tố hiệu quả không những gây thêm áp lực cho hệ thống cảng biển, khiến ngành công nghiệp logistics không có cơ hội để phát triển mà còn tạo gánh nặng cho địa phương”, ông Tương cảnh báo.
Lam Nguyên
No comments:
Post a Comment