Cập nhật tin tức nóng hổi

Sở Giáo dục Quảng Bình quyết định kỷ luật cách chức Hiệu trưởng với bà Phạm Thị Lệ Anh

Sở Giáo dục Quảng Bình quyết định kỷ luật cách chức Hiệu trưởng với bà Phạm Thị Lệ Anh
Ngày 4-12, Phòng Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết đơn vị này vừa có công văn yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường kiểm điểm bà Phạm Thị Lệ Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, xã Duy Ninh và thu hồi các tài liệu có liên quan đến việc phát phiếu “điều tra” 23 học sinh.

Chiều cùng ngày, Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định số 245/QĐ-SGDĐT về việc kỷ luật cách chức hiệu trưởng  Trường THCS Duy Ninh của của cô Phạm Thị Lệ Anh vì để xảy ra sai phạm có tính hệ thống, ảnh hưởng xấu đến ngành giáo dục. Trong thời gian bị cách chức, cô Phạm Thị Lệ Anh vẫn được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo.

Về trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 – Trường THCS Duy Ninh hiện đang phải điều trị, nên sau thời gian chữa bệnh sẽ xem xét hình thức kỷ luật.
Bà Phạm Thị Lệ Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh
Bà Phạm Thị Lệ Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh – trong một lần trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động

Ông Võ Thái Hòa, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh, cho hay Trường THCS Duy Ninh phát phiếu “điều tra” diễn ra cách đây hơn 1 tuần. Việc này hoàn toàn không phù hợp với môi trường sư phạm và ông hoàn toàn không tán thành với cách xử lý theo kiểu của lãnh đạo trường nên sẽ chấn chỉnh.

“Mục đích của cô Lệ Anh là điều tra, làm rõ sự thật của 231 cái tát thôi, chứ không có ý gì khác. Đơn vị có công văn chỉ đạo không được phát phiếu điều tra, thu hồi các tài liệu và kịp thời kiểm điểm nghiêm túc” – ông Hòa khẳng định.
23 học sinh lớp 6.2 phải “viết lời khai” do yêu cầu từ nhà trường
23 học sinh lớp 6.2 phải “viết lời khai” do yêu cầu từ nhà trường

Trước đó, ngày 24-11, khi dư luận cả nước bức xúc việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6.2 – Trường THCS Duy Ninh trừng phạt một học sinh bằng cách “chỉ đạo” 23 bạn cùng lớp tát vào má em H.L.N (11 tuổi) 230 cái tát, cô Thủy tát 1 cái vì lỗi chửi thề.

Ban Giám hiệu trường đã yêu cầu 23 học sinh của lớp phải trả lời 19 câu hỏi được ghi trên giấy A4. Cuối tờ giấy này, nhà trường yêu cầu từng học sinh ghi rõ “đây là lời khai”. Sau khi “hỏi cung” 23 bạn học sinh, trường đã tổng hợp lại thành một văn bản chi tiết. Đến ngày 26-11, trường đã gửi báo cáo “điều tra” học sinh lên Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện.
Lời khai từ một học sinh trong lớp
Lời khai từ một học sinh trong lớp

Theo báo cáo này, nhiều câu hỏi quan trọng không được đề cập đến và một số vấn đề trái sự thật. Một số học sinh (giấu tên) khẳng định các em bị nhà trường “cấm” nói việc cô Thủy đã phạt tát bao nhiêu bạn, một số bạn vì bức xúc nên viết vào, một số bạn vì sợ mà viết thành 0 bạn. Nếu phát hiện ai nói sẽ có hình thức tương xứng vì đó là danh dự nhà trường.

Trả lời Báo Người Lao Động, bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, thừa nhận có sự việc tổ chức gặp 23 học sinh, ghi nhận ý kiến với 19 câu hỏi và cho rằng điều tra 23 em học sinh bằng việc “lấy lời khai” này không có gì sai trái, mục đích là nhằm tìm ra sự thật của 231 cái tát mà em H.L.N phải nhận.

Khởi tố vụ án thứ hai

Khi vụ việc đang được điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự, các giáo viên của trường này (ban giám hiệu) đã thực hiện hành vi lấy lời khai và cưỡng buộc các học sinh khai gian dối để che đậy sự thật thì đã có đủ dấu hiệu của tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384) hoặc tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382).
Lời khai từ những học sinh trong lớp
Chính vì vậy cần phải đình chỉ ngay lập tức các cá nhân thuộc ban giám hiệu trường này để khởi tố và điều tra hành vi cưỡng buộc người khác nhằm ngụy tạo chứng cứ và khai báo gian dối nêu trên đối với những kê vừa tổ chức để cho các học sinh phải viết các bản khai trái với sự thật của sự việc phạm tội mà cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết.

Tuy nhiên, nhìn vào cách đặt hàng loạt những câu hỏi theo trình tự và thủ thuật đó thì chắc chắn rằng những kẻ thuộc ban giám hiệu nhà trường này đã có sự tư vấn nào đó về “nghiệp vụ” trong việc lấy cung các học sinh (vừa là nạn nhân, vừa là trẻ em và là đương sự trong vụ án khác đang được điều tra).

Cái ác lộng hành

Cái ác nghiệt và tàn bạo chính là việc, khi thực hiện nhục hình học sinh chúng dùng học sinh để thực hiên, sau khi mọi chuyện bị phát giác và tố cáo, chúng lại chơi trò tâm lý để xin lòng khoan dung, nhưng một mặt chúng âm thầm dùng quyền lực để lại tiếp tục cưỡng buộc chính các học sinh viết các bản khai dối trá để bảo vệ cho chúng.

Tức là, chúng dùng chính những nạn nhân thực hiện mọi hành vi để đạt mục đích của chúng mà chúng không phải trực tiếp ra tay thực hiện bất cứ điều gì. Chúng dùng bàn tay của những đứa trẻ để giết chết những đứa trẻ chỉ nhằm mục đích là có thể cứu vớt được sự an ổn của chúng.
Sở Giáo dục Quảng Bình quyết định kỷ luật cách chức Hiệu trưởng với bà Phạm Thị Lệ Anh ảnh 2
Chúng không chỉ phạm tội đơn thuần như những kẻ khác, mà chúng quả thực quá xảo quyệt và hết sức lưu manh, khốn nạn, đê tiện, bỉ ổi trước những đứa trẻ. Chúng dùng các thủ đoạn của những tên tội phạm chuyên nghiệp và được tính toán kỹ lưỡng, có tổ chức.

Chúng đã thực sự không còn biết đến bất cứ giới hạn nào của tội ác. Những kẻ man rợ với đầy đủ các thủ đoạn quỷ quyệt, hiểm ác như vậy mà vẫn còn nhởn nhơ trước pháp luật và đứng trên cương vị giáo dục để tự tung tự tác thiết kế những kế hoạch hành động và thao tác tội ác trên những đứa trẻ.

Chúng đang xây dựng nên một trại cải tạo tập trung và dùng những đứa trẻ để làm những thí nghiệm cho các dã tâm của mình.
, ,

No comments:

Post a Comment