Cập nhật tin tức nóng hổi

Tát nữa đi, tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi!

Cứ tát nữa đi để phô bày một thực tế một bộ phận người làm sư phạm đang thiếu kiến thức luật, thiếu kỹ năng mềm xử lý tình huống. Chỉ nặng quyền uy. Họ chỉ được dạy để truyền tải sao cho những giáo án găm vào đầu những đứa trẻ một cách thụ động và sau đó những đứa trẻ nhai lại để họ lấy thành tích.
Tát nữa đi, tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi!
Tát nữa đi. Để thấy áp lực hệ thống đổn dồn vào những người đứng lớp khiến họ không còn giữ được mình. Người yêu nghề thì đau khổ, kẻ độc ác thì biến chất.
Tát nữa đi. Tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi ! ảnh 2
Tát đi để thấy sức nặng đó đã bẻ cong nhân cách của người dạy học. Người phản kháng thì bị cô lập thải loại. Kẻ thích nghi thì mang ẩn ức dồn nén, trút khối u uất ấy xuống đầu những đứa trẻ không có khả năng phản kháng.

Cứ tát nữa đi. Để nhào nặn một thế hệ khuất nhục trước đòn thù tàn bạo. Quen với việc bị hiếp đáp. Để rồi thành một bản năng, chúng lại ra xã hội thượng đội hạ đạp, hèn yếu trước bạo ngược và tàn ác với đồng loại của mình.
Tát nữa đi. Tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi ! ảnh 3
Tát nữa đi. Để phơi bày bộ mặt những người làm quản lý giáo dục không biết gì ngoài thành tích và thành tích. Đứng trước những thảm hoạ chỉ lấp liếm hoặc ngây ngô nói cũng không biết nói gì cho đúng. Tham lam và ngu dốt !

Tát nữa đi. Để thấy rằng tất cả đều mất phương hướng, không hiểu chân giá trị của giáo dục là gì. Câm nín chạy chọt, câm nín cậy nhờ và câm nín trước những điều trái ngang. Để rồi những sự việc kinh thiên động địa vẫn cứ xảy ra và rơi vào im lặng. Vì giáo dục đã cho chúng ta một tâm thế bàng quan đến lạnh lùng trước thảm hoạ xã hội, chỉ chờ đến lượt con em mình.
Tát nữa đi. Tát lệch mặt cái nền giáo dục này đi ! ảnh 4
Cô giáo tát học sinh: Trường sư phạm không ai dạy làm thế

Một giảng viên ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, ở trường ĐH sư phạm, sinh viên được đào tạo rất đầy đủ về đạo đức nghề nghiệp. Tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội, giáo sinh có hẳn một học phần về phương pháp dạy học sinh đạo đức.

“Tôi nghĩ với cô giáo này có thể còn xuất phát từ chính sách thi đua của nhà trường. Ở phổ thông nhiều thi đua lắm. Giáo viên c.hết dở vì phong trào. Cần phải bớt các loại phong trào cho giáo viên nhờ. Chuyên môn thì ít, còn toàn các loại phong trào. Nên cái gì cũng hình thức, không đi vào thực chất” – vị giảng viên thông tin.

GS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết:

“Tôi đảm bảo rằng trong các trường sư phạm, đào tạo rất nghiêm túc về đạo đức nhà giáo. Tôi là người làm phát triển chương trình giáo viên nên tôi biết. Tiêu chuẩn đầu tiên của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng là đạo đức nhà giáo. Đương nhiên, mỗi lần có sự vụ xảy ra, tôi đều buồn”.

Nguyễn Tiến Tường
,

No comments:

Post a Comment