Sự việc cán bộ thôn lập “BOT” thu phí đường lên rẫy, diễn ra suốt hơn 1 tháng nay tại thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Theo phản ánh, suốt hơn 1 tháng nay, đường vào khu vực sản xuất nông sản của thôn Tê Pên bị rào chắn bởi một hàng rào thép B40. Mỗi khi xe tải muốn vào thu mua nông sản đều phải gọi trưởng thôn Tê Pên là ông A Trinh ra mở rào.
Có khi ông A Trinh trực sẵn để mở rào chắn, khi ông này không trực hoặc bận đi đâu đó không ra được thì sẽ cho một cán bộ khác của thôn ra mở rào thay.
Mỗi lần xe tải ra vào qua hàng rào đó đều phải nộp cho trưởng thôn hoặc cán bộ thôn (những người ra mở khóa) 300.000 đồng/lượt. Có khi xe vào không có hàng ra không cũng bị nộp 300.000 đồng.
Khi các tài xế hỏi vì sao lại thu phí như vậy? Ông A Trinh trả lời rằng thu để bù lại tiền mà người dân đã bỏ ra để sửa chữa con đường này.
Hàng rào thép B40 được cán bộ thôn Tê Pên dựng chắn ngang đường vào khu sản xuất nông sản để thu phí
Theo các tài xế, việc cán bộ thôn Tê Pên lập “trạm BOT” thu phí đường lên rẫy như vậy khiến nhiều khi các xe phải chờ đợi rất lâu mới vào được địa điểm thu mua nông sản. Đặc biệt, với việc bị thu tới 300.000 đồng/lượt xe vào ra, các thương lái phải tính toán giá mua nông sản để cân đối các khoản chi.
Ông Trương Đình Tuệ – Chủ tịch xã Đăk Trăm cho biết, sau khi nhận được thông tin từ nhân dân và những chủ xe về việc lãnh đạo thôn Tê Pên lập rào chắn ngay đầu đường qua khu trồng mì (sắn) của thôn để thu phí đối với những xe vào thu mua mì, ngay lập tức lãnh đạo xã xuống hiện trường và chỉ đạo lực lượng chức năng tháo dỡ rào chắn.
UBND xã Đăk Trăm cũng đã triệu tập thôn trưởng, thôn phó, cán bộ mặt trận thôn Tê Pên cùng một số chủ xe lên làm việc tìm hiểu nguyên nhân và bàn giải pháp giải quyết.
Một trạm thu phí khác
Tại buổi làm việc, các cán bộ thôn Tê Pên cho biết, do con đường dẫn vào khu vực trồng mì của người dân trong thôn bị mưa lũ làm xói lở mất một đoạn. Sau đó, sau đó 6 hộ dân ven đường đã hiến đất mở đường, một doanh nghiệp hỗ trợ rọ và đá, còn người dân thôn Tê Pên bỏ công làm đoạn đường mới để qua khu trồng nông sản của thôn.
Đến mùa thu hoạch mì, trưởng thôn Tê Pên tự ý làm gác chặn đường thu phí để bù lại tiền người dân đã bỏ ra để sửa đường.
Ông Tuệ cho biết, hiện UBND xã đã yêu cầu thôn Tê Pên chấm dứt ngay việc thu phí đối với phương tiện qua lại. Đồng thời, chính quyền xã đã liên hệ với một doanh nghiệp trên địa bàn và đơn vị này đồng ý hỗ trợ tiền hiến đất của 6 hộ dân và hoàn lại tiền công làm đường cho người dân thôn Tê Pên để phá bỏ “trạm BOT” tự phát này.
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Theo phản ánh, suốt hơn 1 tháng nay, đường vào khu vực sản xuất nông sản của thôn Tê Pên bị rào chắn bởi một hàng rào thép B40. Mỗi khi xe tải muốn vào thu mua nông sản đều phải gọi trưởng thôn Tê Pên là ông A Trinh ra mở rào.
Có khi ông A Trinh trực sẵn để mở rào chắn, khi ông này không trực hoặc bận đi đâu đó không ra được thì sẽ cho một cán bộ khác của thôn ra mở rào thay.
Mỗi lần xe tải ra vào qua hàng rào đó đều phải nộp cho trưởng thôn hoặc cán bộ thôn (những người ra mở khóa) 300.000 đồng/lượt. Có khi xe vào không có hàng ra không cũng bị nộp 300.000 đồng.
Khi các tài xế hỏi vì sao lại thu phí như vậy? Ông A Trinh trả lời rằng thu để bù lại tiền mà người dân đã bỏ ra để sửa chữa con đường này.
Hàng rào thép B40 được cán bộ thôn Tê Pên dựng chắn ngang đường vào khu sản xuất nông sản để thu phí
Theo các tài xế, việc cán bộ thôn Tê Pên lập “trạm BOT” thu phí đường lên rẫy như vậy khiến nhiều khi các xe phải chờ đợi rất lâu mới vào được địa điểm thu mua nông sản. Đặc biệt, với việc bị thu tới 300.000 đồng/lượt xe vào ra, các thương lái phải tính toán giá mua nông sản để cân đối các khoản chi.
Ông Trương Đình Tuệ – Chủ tịch xã Đăk Trăm cho biết, sau khi nhận được thông tin từ nhân dân và những chủ xe về việc lãnh đạo thôn Tê Pên lập rào chắn ngay đầu đường qua khu trồng mì (sắn) của thôn để thu phí đối với những xe vào thu mua mì, ngay lập tức lãnh đạo xã xuống hiện trường và chỉ đạo lực lượng chức năng tháo dỡ rào chắn.
UBND xã Đăk Trăm cũng đã triệu tập thôn trưởng, thôn phó, cán bộ mặt trận thôn Tê Pên cùng một số chủ xe lên làm việc tìm hiểu nguyên nhân và bàn giải pháp giải quyết.
Một trạm thu phí khác
Tại buổi làm việc, các cán bộ thôn Tê Pên cho biết, do con đường dẫn vào khu vực trồng mì của người dân trong thôn bị mưa lũ làm xói lở mất một đoạn. Sau đó, sau đó 6 hộ dân ven đường đã hiến đất mở đường, một doanh nghiệp hỗ trợ rọ và đá, còn người dân thôn Tê Pên bỏ công làm đoạn đường mới để qua khu trồng nông sản của thôn.
Đến mùa thu hoạch mì, trưởng thôn Tê Pên tự ý làm gác chặn đường thu phí để bù lại tiền người dân đã bỏ ra để sửa đường.
Ông Tuệ cho biết, hiện UBND xã đã yêu cầu thôn Tê Pên chấm dứt ngay việc thu phí đối với phương tiện qua lại. Đồng thời, chính quyền xã đã liên hệ với một doanh nghiệp trên địa bàn và đơn vị này đồng ý hỗ trợ tiền hiến đất của 6 hộ dân và hoàn lại tiền công làm đường cho người dân thôn Tê Pên để phá bỏ “trạm BOT” tự phát này.
No comments:
Post a Comment