Cập nhật tin tức nóng hổi

Ngày này 31 năm trước, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bị Trung Quốc tàn sát man rợ như thế nào?

Cuộc chiến đấu tại đảo đá Gạc Ma ngày 14-3-1988 là cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ông cha ta đã để lại, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong lịch sử dân tộc.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Báo ANTĐ đúng dịp kỷ niệm 30 năm cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ở đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (14-3-1988/14-3-2018).
Ngày này 31 năm trước, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bị Trung Quốc tàn sát man rợ như thế nào?
Ngày 14-3-1988, Hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo hạm, pháo phòng không bắn chìm tàu và dàn hàng ngang bắn vào các chiến sĩ Hải quân Việt Nam trên tàu HQ-604 khi đang kiên cường bám trụ tại đảo đá Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam. 64 chiến sĩ của ta đã hy sinh (Trong ảnh: Tàu HQ-604 rời đất liền ra Trường Sa làm nhiệm vụ, chỉ 3 ngày trước cuộc thảm sát và vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng biển)
Dù chỉ một tấc đất, một con sóng trên biển cũng phải bảo vệ

– Ngày 14-3-1988, Trung Quốc đã đánh chiếm Gạc Ma, một bãi đá có vị trí quân sự xung yếu nằm ở phía Tây của quần đảo Trường Sa (Việt Nam), sát hại 64 chiến sĩ Việt Nam. 30 năm đã trôi qua, là nhà nghiên cứu về lịch sử, ông nhìn nhận về sự kiện này như thế nào?

– Quan điểm, đường lối chỉ đạo nhất quán của Đảng ta từ xưa đến nay luôn là phải giữ vững, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo. Đây cũng là tinh thần, truyền thống lịch sử thiêng liêng nghìn đời mà ông cha ta để lại, dù bất kỳ giai đoạn, thời kỳ lịch sử nào cũng không thay đổi.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Gạc Ma là một bộ phận có vị trí xung yếu nằm trong quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Trận Gạc Ma ngày 14-3-1988 là cuộc chiến đấu chính nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ông cha ta đã để lại. Dù một tấc đất trên đất liền, hay một con sóng trên biển thuộc chủ quyền của nước ta thì ta phải giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta có đầy đủ cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đó chứ không phải vô căn cứ, không phải nói một cách mơ hồ.

Cuộc chiến đấu ở Gạc Ma là một trong những sự kiện bi hùng, có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong lịch sử dân tộc. Đó cũng là nơi mà chủ nghĩa anh hùng dân tộc được thể hiện một cách hào hùng nhất, bi tráng nhất, khi 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã bất khuất hy sinh, đi vào lịch sử từ cuộc chiến đấu vốn chênh lệch mọi phương diện (cả lực lượng và vũ khí), một cuộc chiến mà ngay khi chưa bắt đầu họ đã biết sẽ “một đi không trở lại” nhưng không hề nao núng. Để rồi, 64 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất trên đảo, từng con sóng trên vùng biển quê hương. Có đồng chí trước khi ngã xuống vẫn dùng sức lực cuối cùng để quấn cờ Tổ quốc lên thân mình. Đó là những hình ảnh đầy đau thương, bi tráng mà lịch sử mãi mãi không bao giờ lãng quên.
Ngày này 31 năm trước, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam bị Trung Quốc tàn sát man rợ như thế nào?
Chúng ta phải tôn trọng lịch sử

– Sự hy sinh của 64 chiến sĩ ở Gạc Ma ngày 14-3-1988 là sự kết tinh cao cả của lòng yêu nước, ý chí kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền của Tổ quốc. Phải chăng cuộc chiến đấu ở Gạc Ma cần một vị trí rõ nét hơn nữa trong lịch sử để thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc về sự kiện này?

– Nhớ lại sự kiện ngày 14-3-1988 tại đảo đá Gạc Ma không chỉ là thể hiện lòng biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ cho độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta mà tấm gương của 64 chiến sĩ cần được giáo dục sâu rộng hơn cho tất cả người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau.

Trước hết, cần thường xuyên giáo dục tấm gương này đến những cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, nhất là các chiến sĩ biên phòng, hải quân; những người lính đang trực tiếp canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Mới đây, chúng ta đã xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Nha Trang, đó là hành động thiết thực để tưởng nhớ, tôn vinh các chiến sĩ Gạc Ma và giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Việc giáo dục hay phản ánh khách quan lịch sử là cần thiết, dù muốn hay không thì lịch sử vẫn mãi là lịch sử, lịch sử cần được tôn trọng. Trong quan hệ đối ngoại giữa các nước đều phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật.

– Những năm gần đây, tình hình trên Biển Đông vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp. Nhìn từ cuộc chiến đấu ở Gạc Ma 30 năm trước, theo ông, chúng ta cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo?

– Thời điểm 30 năm trước hay hiện nay, điều quan trọng nhất là chúng ta vẫn phải khẳng định, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là mục đích không bao giờ được thay đổi và bằng mọi giá, kể cả hy sinh cũng phải bảo vệ cho được. Cần khẳng định, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!

Bên cạnh đó, từ bài học, tinh thần từ cuộc chiến đấu ở Gạc Ma, cần phải giáo dục, hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc cho các thế hệ hôm nay cũng như mai sau.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ: Cần có nhận thức đúng về sự kiện này
Tiến sĩ Trần Công Trục
“30 năm đã trôi qua kể từ ngày 14-3-1988, sự kiện Gạc Ma vẫn được gọi bằng những cái tên khác nhau: “Hải chiến Gạc Ma 1988”, “Hải chiến Trường Sa 1988”, “Trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988”… tùy theo nhìn nhận, đánh giá và thậm chí, cả cảm xúc riêng của mỗi người. Diễn biến của sự kiện lịch sử này gần đây đã được đăng tải trên một số phương tiện thông tin truyền thông, tuy chưa được thể hiện đầy đủ trong sách giáo khoa nhưng cũng đủ để chúng ta có thể xác định được tính chất, quy mô cũng như mục đích của cuộc chiến bi hùng này…

Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta cần có nhận thức đúng về sự kiện này. Cần khẳng định đây là một cuộc chiến xâm lược chứ không phải “Hải chiến” như cách gọi của nhiều người. Bởi vì đội hình, lực lượng và kế hoạch tác chiến của Trung Quốc là một chiến dịch tấn công quân sự có chủ đích, được tính toán, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, địa điểm nhằm mục đích đánh chiếm một số bãi cạn ở Trường Sa. Đây là những cấu trúc địa lý án ngữ tại các vị trí trọng yếu, vừa cài răng lược với các vị trí đóng quân của Việt Nam, vừa nằm ngay “yết hầu” tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đông nên Trung Quốc cưỡng chiếm có chủ đích để phục vụ âm mưu lâu dài. Trước tình hình đó, các chiến sĩ công binh Hải quân Việt Nam đã kiên cường chống trả, vừa để tự vệ, vừa để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc trong một tình thế cực kỳ khó khăn, không cân sức và họ đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh thiêng liêng của mình, để lại tấm gương hy sinh cao cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

Anninhthudo
, ,

No comments:

Post a Comment