Cập nhật tin tức nóng hổi

Asanzo với ván bài lật ngửa, đưa đơn khởi kiện báo Tuổi trẻ

Trao đổi với Dân Việt sáng ngày 16-7, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo cho biết những thông tin đăng trên báo Tuổi trẻ là những cáo buộc sai sự thật và điều này đang khiến Asanzo tổn thất nặng nề. Vì lẽ đó, tập đoàn này đang tiến hành các thủ tục để khởi kiện báo Tuổi trẻ ra toà án dân sự.
Asanzo với ván bài lật ngửa, đưa đơn khởi kiện báo Tuổi trẻ
Ngày 25-7 vừa qua, Tập đoàn Asanzo đã chính thức nộp đơn khởi kiện Báo Tuổi trẻ yêu cầu được cải chính thông tin, công khai xin lỗi. Đồng thời tập đoàn bảo lưu quyền yêu cầu báo Tuổi trẻ bồi thường thiệt hại bao gồm không chỉ giới hạn ở tổn thất doanh thu, tổn thất về hình ảnh, chi phí luật sư suốt quá trình tố tụng…

Nguồn tin được cập nhật Ngày 26-7 TAND Quận 11, TP.HCM xác nhận với báo chí cơ quan này đã nhận được đơn của công ty cổ phần tập đoàn Asanzo khởi kiện Báo Tuổi trẻ. Hiện trụ sở của Asanzo đặt tại Tòa nhà Lemington Tower Lê Đại Hành, phường 15, quận 11, TP.HCM. TAND quận 11 đang xem xét đơn khởi kiện này theo trình tự tố tụng quy định. Theo giấy xác nhận đơn khởi kiện của tòa thì sau tám ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn kiện tòa sẽ thông báo kết quả xử lý đơn.

Cùng ngày 26-7 phóng viên có liên hệ với báo Tuổi trẻ, cơ quan này cho biết chỉ mới nghe thông tin về việc bị khởi kiện chứ chưa có thông báo chính thức. Một đại diện của Báo Tuổi trẻ cho biết Báo đã cử một người phụ trách riêng vụ việc. Tuy nhiên phóng viên chưa thể liên hệ với người phụ trách này.

Song song đó ông Bùi Thanh, Ủy viên Ban Biên tập báo Tuổi trẻ cho hay: “Kiện hay không là quyền của doanh nghiệp, còn phóng viên Tuổi trẻ đã làm đúng quy trình và nghiệp vụ của mình. Việc Asanzo nói phóng viên không tiếp xúc với doanh nghiệp để có thông tin đa chiều, tôi cho rằng không phải vấn đề gì cũng phải liên hệ với doanh nghiệp. Chúng tôi đang làm bài điều tra thì làm sao mà thông báo với họ mình đang điều tra được…”.

Trong một diễn biến khác, trước đó sáng ngày 25-7, Phó Thủ tướng Thường trực ông Trương Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia).

Tại buổi hội nghị, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã cung cấp một số thông tin liên quan đến tình trạng gian lận thương mại thông qua giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài để trốn thuế, trốn kiểm tra chất lượng, trốn các lực lượng.

Đặc biệt, liên quan đến vụ nhập sản phẩm nhãn Asanzo, ông Cẩn cho biết hiện cơ quan hải quan đã khởi tố vụ án, chuyển cho công an về hành vi một công ty nhập khẩu hàng giả xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ, giả mạo nhãn mác. Lãnh đạo ngành hải quan cũng khẳng định, vụ việc đang được xác minh, điều tra sâu.

Trước số một số ý kiến cho rằng, không đủ cơ sở pháp lý để xử lý hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Cẩn bày tỏ quan điểm: “Một con lợn nhập khẩu từ Trung Quốc về, xẻ làm đôi, nếu mang xuất khẩu thì mang xuất xứ Trung Quốc, nếu tiêu thụ ở Việt Nam thì mang xuất xứ của Việt Nam. Điều này là vô lý, mà không có nước nào làm như vậy”. Ông còn khẳng định lực lượng chức năng sẽ sớm đưa ra kết luận trong vòng 2 tuần, để hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh, cũng như hàng mỹ phẩm sớm được ngăn chặn.

Theo lời phân tích của một tài khoản FB có những ý kiến như sau:

Thứ nhất : Lột tem, dán nhãn là gì?

Đúng là tôi cũng chứng kiến công nhân gỡ tem có ghi xuất xứ Trung Quốc và dán tem xuất xứ Việt Nam. Chỉ có điều, tem bị gỡ là tem linh kiện mà người tiêu dùng không có cơ hội nhìn thấy, còn tem được dán là tem bên ngoài cho chiếc tivi theo luật định.

Và điều đó không có nghĩa là lột xuất xứ này thay bằng xuất xứ khác. Lý do lột hoặc dán đè tem linh kiện là để thay bằng tem mã vạch truy xuất nguồn gốc linh kiện, phục vụ cho việc bảo hành.

Còn nhãn “made in Vietnam” dán bên ngoài là nhãn hàng dán cho chiếc tivi đã hoàn thiện, ở vị trí nắp lưng như tất cả những chiếc tivi khác.

Thứ hai : Góc nhìn luật pháp từ các luật sư.

Chuyện gỡ tem linh kiện bên trong, dán tem xuất xứ bên ngoài là đúng hay sai, tôi đã nói chuyện, lắng nghe, tìm đọc ý kiến của các luật sư như luật sư Hoàng Trung, Nguyễn Văn Quỳnh, Trần Đức Hoàng, Lê Nết…một số điểm đúc rút lại như sau:

Một là, hiện nay không hề có bất cứ điều khoản nào cấm doanh nghiệp gỡ tem linh kiện để thay bằng tem riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền làm những gì pháp luật không cấm, chứ không phải pháp luật cho phép.

Hai là, Asanzo có toàn quyền được nhập khẩu linh kiện từ bất cứ đâu trên thế giới, nhưng công đoạn sản xuất cuối cùng thực hiện tại Việt Nam thì việc ghi xuất xứ Việt Nam là đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể, Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hoá, bắt buộc doanh nghiệp phải ghi xuất xứ và áp dụng theo các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hoá hoặc các hiệp định thương mại đã ký kết (Điều 15).

Quy định pháp luật cụ thể về xuất xứ hàng hoá được chỉ sang Nghị định 31, Nghị định 185. Theo đó, xuất xứ hàng hoá là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng. Và thay đổi cơ bản là hàng hoá qua quá trình sản xuất được biến đổi thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, đặc điểm, mục đích sử dụng.

Nghị định 31 coi lắp ráp là sản xuất (Khoản 14, Điều 3). Tương tự, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 185 cũng quy định lắp ráp là sản xuất.

Asanzo lắp ráp từ các linh kiện thành chiếc tivi, tức biến đổi thành vật phẩm thương mại mới là chiếc tivi, với đặc điểm và mục đích sử dụng hoàn toàn mới. Do đó, việc ghi xuất xứ Việt Nam lên chiếc tivi ra đời ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc là chính xác.

Thứ ba : Có phải 4 mảnh tháo ra ráp lại?

Mô tả lắp ráp từ 4 mảnh khiến người đọc hiểu lầm rằng, đó là 4 cụm linh kiện tháo ra từ một chiếc tivi Trung Quốc của một nhà sản xuất Trung Quốc rồi đưa về xưởng của Asanzo ráp lại.

Tuy nhiên, thực tế, các khối cấu thành chính của chiếc tivi Asanzo được đặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trong đó, riêng màn hình tivi là của Samsung, LG, Sharp, và BOE của Trung Quốc, tuỳ vào từng model.

Những gì Asanzo làm với tem linh kiện là thao tác quản lý, nhưng qua mô tả trên báo thì như một hành động cố ý gian lận và phạm pháp. Đó chính là bức xúc tôi được nghe từ chủ doanh nghiệp và công nhân của Asanzo chia sẽ. Qua một số thông tin được phân tích tôi nhận thấy Asanzo cũng có cái lý của họ.

Trước đó,Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam đã có văn bản đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường sớm xúc tiến việc kiểm tra Công ty Asanzo để đưa ra kết luận khách quan nhất, liên quan tới thông tin công ty này giả mạo xuất xứ sản phẩm. Mọi việc sẽ được giải đáp thỏa đáng từ phía TAND Quận 11 cũng như Lãnh đạo ngành hải quan và công an trong thời gian sắp tới. , ,

No comments:

Post a Comment