Sau khi đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Big C ra thông báo tạm dừng nhập sản phẩm may mặc của Việt Nam, đại diện nhiều doanh nghiệp đã kéo đến văn phòng đại diện Central Group tại TP.HCM phản đối.
Tập đoàn Central Group (Thái Lan) ngày 2/7 vừa gửi thư đến các đối tác Việt Nam, thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam kể từ tháng 7/2019.
Lý do để Big C không bán hàng may mặc Việt nữa được Central Việt Nam cho biết là vì chiến lược kinh doanh thay đổi theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Central tại Thái Lan, chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam.
Central Group Việt Nam cho biết sẽ ngừng thu mua hàng may mặt tại Việt Nam từ tháng 7/2019.
“Cho đến khi có thông báo mới, chúng tôi tạm thời ngừng đặt hàng của Quý Đối tác theo Hợp đồng Hợp tác Thương mại đã được ký kết giữa Quý đối tác và Central Group Việt Nam. Tất cả các vấn đề phát sinh trước ngày 2/7/2019 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại”, văn bản của Central Group Việt Nam viết.
Doanh nghiệp Việt kéo tới văn phòng Big C phản đối
Việc đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Big C ra thông báo tạm dừng kinh doanh sản phẩm may mặc của Việt Nam khiến nhiều nhà cung cấp trong nước rất bất ngờ. Nhiều người còn tỏ thái độ phản đối dữ dội.
Chính vì vậy, trong chiều nay (3/7), nhiều chủ doanh nghiệp dệt may Việt Nam và cả công nhân của họ đã tập trung tại văn phòng đại diện Central Group tại đường Phan Đăng Lưu, TP.HCM, đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Big C, nhằm làm rõ vụ việc. Nhiều người còn mang theo băng rôn phản đối việc Big C tạm dừng hợp đồng nhập hàng may mặc.
Đại diện Central Group đã mời đại diện các doanh nghiệp cùng làm việc.
Trong buổi làm việc, đại diện một doanh nghiệp cho biết, họ rất bất ngờ trước quyết định tạm dừng nhập hàng của Big C Việt Nam. Có lô hàng của họ đã hoàn thành, đang trên đường vận chuyển tới siêu thị, giờ không biết làm thế nào.
Trao đổi với các đối tác Việt trong buổi làm việc chiều nay, đại diện Central Group Việt Nam khẳng định quyết định dừng nhập hàng may mặc “chỉ là tạm thời, không phải là chấm dứt hợp đồng”.
Vị đại diện này cũng cho biết trong 1-2 ngày tới, các doanh nghiệp sẽ nhận được lời mời gặp gỡ với tổng giám đốc của chuỗi siêu thị này vào ngày 8/7 tới để thảo luận về mô hình mới, với định hướng của doanh nghiệp trong ngành hàng thời trang.
Đại diện tập đoàn Big C cũng cho biết thêm việc tạm dừng nhập hàng này “lâu nhất là 2 tuần”. Trong thời gian đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá lại chiến lược, xem xét việc hàng tồn kho… và đưa ra chiến lược mới.
Nhiều người căng băng rôn phản đối chính sách của Central Group Việt Nam
Liên quan đến vụ việc này, một doanh nghiệp dệt may cho biết, sự việc này khiến họ bị tồn nguyên phụ liệu, vốn thất thoát dự tính từ 5-10 tỷ đồng.
Văn bản của tập đoàn Thái Lan chưa nói rõ công ty Việt Nam hay công ty nước ngoài, chỉ nói chung chung là các nhà cung cấp sản phẩm may mặc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước động thái nói trên của đại gia Thái Lan, nhiều cung cấp sản phẩm may mặc Việt Nam đang hợp tác với siêu thị Big C rõ ràng đang đối diện với tình hình khó khăn.
Theo một số chuyên gia, nếu tiền lệ này được thông qua, có thể hàng loạt các sản phẩm Việt Nam khác trong siêu thị do nước ngoài sở hữu, sẽ từng bước bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho các sản phẩm ngoại nhập.
Trước khi có sự kiện Central Group từ chối hàng Việt chính thức bằng văn bản kiểu này, thực tế hàng Việt trên kệ các siêu thị ngoại đã ngày càng ít đi với chính sách đòi hỏi mức chiết khấu cao, các nhà cung cấp không chịu nổi “nhiệt”, đành phải bỏ kênh siêu thị.
Trao đổi với PV, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đã trao đổi với phía Central Group về vấn đề này. Theo bà Nga, Central Group cơ cấu lại ngành hàng để rà soát, giảm chiết khấu. Đây là rà soát nội bộ. Tập đoàn này hứa 2 tuần nữa sẽ mua lại hàng may mặc Việt Nam. “Không có chuyện họ kỳ thị hàng Việt”, bà Nga khẳng định.
Central Group – Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan hoàn tất mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp) vào tháng 4/2016,với giá trị thương vụ khoảng hơn một tỷ USD (23.300 tỷ đồng).
Sau khi thương vụ hoàn tất, Central Group vẫn sử dụng thương hiệu Big C và cho biết chiến lược tiếp tục đầu tư thêm các trung tâm thương mại mới, đồng thời nâng cấp các siêu thị hiện hữu thành trung tâm thương mại bán lẻ cao cấp. Cụ thể, đối với dự án nâng cấp các siêu thị Big C, từ nay đến năm 2021, Central Group Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 30 triệu USD để nâng cấp 13 trong tổng số 34 trung tâm bán lẻ Big C lên quy mô lớn và hiện đại hơn.
Hồng Anh (Tổng hợp)
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Tập đoàn Central Group (Thái Lan) ngày 2/7 vừa gửi thư đến các đối tác Việt Nam, thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam kể từ tháng 7/2019.
Lý do để Big C không bán hàng may mặc Việt nữa được Central Việt Nam cho biết là vì chiến lược kinh doanh thay đổi theo sự chỉ đạo của Tập đoàn Central tại Thái Lan, chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam.
Central Group Việt Nam cho biết sẽ ngừng thu mua hàng may mặt tại Việt Nam từ tháng 7/2019.
“Cho đến khi có thông báo mới, chúng tôi tạm thời ngừng đặt hàng của Quý Đối tác theo Hợp đồng Hợp tác Thương mại đã được ký kết giữa Quý đối tác và Central Group Việt Nam. Tất cả các vấn đề phát sinh trước ngày 2/7/2019 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại”, văn bản của Central Group Việt Nam viết.
Doanh nghiệp Việt kéo tới văn phòng Big C phản đối
Việc đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Big C ra thông báo tạm dừng kinh doanh sản phẩm may mặc của Việt Nam khiến nhiều nhà cung cấp trong nước rất bất ngờ. Nhiều người còn tỏ thái độ phản đối dữ dội.
Chính vì vậy, trong chiều nay (3/7), nhiều chủ doanh nghiệp dệt may Việt Nam và cả công nhân của họ đã tập trung tại văn phòng đại diện Central Group tại đường Phan Đăng Lưu, TP.HCM, đơn vị điều hành hệ thống siêu thị Big C, nhằm làm rõ vụ việc. Nhiều người còn mang theo băng rôn phản đối việc Big C tạm dừng hợp đồng nhập hàng may mặc.
Đại diện Central Group đã mời đại diện các doanh nghiệp cùng làm việc.
Trong buổi làm việc, đại diện một doanh nghiệp cho biết, họ rất bất ngờ trước quyết định tạm dừng nhập hàng của Big C Việt Nam. Có lô hàng của họ đã hoàn thành, đang trên đường vận chuyển tới siêu thị, giờ không biết làm thế nào.
Trao đổi với các đối tác Việt trong buổi làm việc chiều nay, đại diện Central Group Việt Nam khẳng định quyết định dừng nhập hàng may mặc “chỉ là tạm thời, không phải là chấm dứt hợp đồng”.
Vị đại diện này cũng cho biết trong 1-2 ngày tới, các doanh nghiệp sẽ nhận được lời mời gặp gỡ với tổng giám đốc của chuỗi siêu thị này vào ngày 8/7 tới để thảo luận về mô hình mới, với định hướng của doanh nghiệp trong ngành hàng thời trang.
Đại diện tập đoàn Big C cũng cho biết thêm việc tạm dừng nhập hàng này “lâu nhất là 2 tuần”. Trong thời gian đó, doanh nghiệp sẽ đánh giá lại chiến lược, xem xét việc hàng tồn kho… và đưa ra chiến lược mới.
Nhiều người căng băng rôn phản đối chính sách của Central Group Việt Nam
Liên quan đến vụ việc này, một doanh nghiệp dệt may cho biết, sự việc này khiến họ bị tồn nguyên phụ liệu, vốn thất thoát dự tính từ 5-10 tỷ đồng.
Văn bản của tập đoàn Thái Lan chưa nói rõ công ty Việt Nam hay công ty nước ngoài, chỉ nói chung chung là các nhà cung cấp sản phẩm may mặc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước động thái nói trên của đại gia Thái Lan, nhiều cung cấp sản phẩm may mặc Việt Nam đang hợp tác với siêu thị Big C rõ ràng đang đối diện với tình hình khó khăn.
Theo một số chuyên gia, nếu tiền lệ này được thông qua, có thể hàng loạt các sản phẩm Việt Nam khác trong siêu thị do nước ngoài sở hữu, sẽ từng bước bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho các sản phẩm ngoại nhập.
Trước khi có sự kiện Central Group từ chối hàng Việt chính thức bằng văn bản kiểu này, thực tế hàng Việt trên kệ các siêu thị ngoại đã ngày càng ít đi với chính sách đòi hỏi mức chiết khấu cao, các nhà cung cấp không chịu nổi “nhiệt”, đành phải bỏ kênh siêu thị.
Trao đổi với PV, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết đã trao đổi với phía Central Group về vấn đề này. Theo bà Nga, Central Group cơ cấu lại ngành hàng để rà soát, giảm chiết khấu. Đây là rà soát nội bộ. Tập đoàn này hứa 2 tuần nữa sẽ mua lại hàng may mặc Việt Nam. “Không có chuyện họ kỳ thị hàng Việt”, bà Nga khẳng định.
Central Group – Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan hoàn tất mua lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ Tập đoàn Casino (Pháp) vào tháng 4/2016,với giá trị thương vụ khoảng hơn một tỷ USD (23.300 tỷ đồng).
Sau khi thương vụ hoàn tất, Central Group vẫn sử dụng thương hiệu Big C và cho biết chiến lược tiếp tục đầu tư thêm các trung tâm thương mại mới, đồng thời nâng cấp các siêu thị hiện hữu thành trung tâm thương mại bán lẻ cao cấp. Cụ thể, đối với dự án nâng cấp các siêu thị Big C, từ nay đến năm 2021, Central Group Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 30 triệu USD để nâng cấp 13 trong tổng số 34 trung tâm bán lẻ Big C lên quy mô lớn và hiện đại hơn.
Hồng Anh (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment