Dự án đầu tư đường sắt trên cao đầy tai tiếng tại Hà Nội từ Cát Linh đi Hà Đông 10 lần chậm tiến độ đang vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân và giới chuyên gia.
Vấn đề là cái bảo tàng ô nhục này xây hết 20.000 tỉ từ tiền vay vốn TQ. Chưa vận hành được mà chưa vận hành đã lỗ, có vận hành cũng chả ai dám đi. Nhân dân thì đã và đang è cổ ra đóng thuế để trả nợ. Thế nhưng bấp chấp những sai phạm rành rành đó đến nay vẫn chưa một ai phải đứng ra chịu trách nhiệm. Ai đề xuất, ai thông qua, ai ký nghị định vay vốn đầy bất lợi ấy? Chẳng nhẽ khó xử lý đến vậy sao?
Cách đây không lâu, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể từng trả lời chất vấn trước Quốc hội có nói sự chậm trễ gây đội vốn của dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông có lý do tổng thầu TQ vận hành đường sắt còn “thiếu kinh nghiệm”. Đáng chú ý nhất, ông Thể nói:
“Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khi ký hiệp định vay vốn, Trung Quốc chỉ định tổng thầu. Không phải chúng ta thi tuyển, chọn”.
Bao nhiêu bài học về bẫy nợ của Trung Quốc chẳng lẽ không được cơ quan an ninh công an, quân đội và các chuyên gia kinh tế của Chính phủ, Ban Kinh tế trung ương cảnh báo? Nhìn vào đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì thấy rõ năng lực của Trung Quốc ra sao. Đấy là trực tiếp và xa hơn nữa là Formosa, Bauxite Tây nguyên và nhiều công trình khác. Nói thật, các ông có giải thích thế nào nữa thì lòng dân cũng không thuận cho được.
Cái bức xúc hơn cả là việc các ông vịn cớ “còn 1% chưa hoàn thành” để biện minh cho sự chậm trễ. Dự án Cát Linh Hà Đông ban đầu được dự tính kéo dài có 5 năm, tức 1 năm thì hoàn thành 20%. Thế thì tại sao còn có 1% mà kéo dài suốt từ năm qua tới nay vẫn chưa xong?
Rồi cũng chỉ vì 1% đó mà dự tính vay thêm 100 triệu USD để hoàn thành cho bằng được. Có phải đây là 1% phong bì chứ không phải 1% công việc? Có thể đã lỡ nhận phong bì của chủ đầu tư rồi nên cứ câu giờ, không có các biện pháp mạnh? Nếu như không có tham nhũng, không dính dáng vào vấn đề phong bì, phong bao thì cho dù 1%, 10% hay 20% có lẽ đã hoàn thành xong trong 1 năm rồi.
Với việc bị đội vốn lên hơn 200% (từ 8.770 tỷ đồng lên 18.001,6 tỷ đồng) và theo tính toán của Bộ GTVT mỗi ngày đường sắt vận hành sẽ thu về 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và lãi suất hàng năm thì phải hơn 10 nghìn năm mới thu hồi được vốn. Tức cả 100 đời con cháu chúng ta vẫn chưa trả hết nợ. Chưa kể cái dự án chưa vận hành đã xuống cấp, han gỉ,… Vậy liệu có tồn tại được đến lúc đó hay chẳng mấy chốc lại “bỏ hoang”?
Mà món nợ khủng ấy lấy đâu ra để trả? Tiền thuế của dân trả nợ chứ có phải của ai đâu. Thôi đừng vay nữa, đừng tiếp tục nữa, đừng cố đấm ăn xôi nữa. Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc nữa chứ có ai vào đây. Mang ra tòa án phân định xem ai sai. Những ông bên chính phủ, bên Bộ Tài chính hãy làm bằng tâm đi. Dân biết hết, dân không ngu đâu!
Chỉ bằng mắt thường, bằng những quan sát thực tế của một người dân cũng đã thấy công trình này đang rơi vào bế tắc, nếu có đi vào hoạt động cũng không hiệu quả. Vậy cứ ôm khư khư đống phế tích ấy để làm gì? Chỉ vì muối mặt với dân nên đành “phi theo lao”, còn chuyện người dân đói khổ thế nào mặc kệ?
Nhớ cái ngày chạy thử nghiệm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hồi tháng 8/2018, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh được cho là vé lên tàu in song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt. Vài tuần trước đó, tại các nhà ga của tuyến đường sắt này cũng xảy ra tình trạng tương tự ở các biển hiệu tên ga in tiếng Hoa. Dư luận sau đó phản ứng khiến Ban Quản lý dự án Đường sắt ngay lập tức tổ chức cuộc họp để “chấn chỉnh” và “nghiêm khắc phê bình” tổng thầu vì tự ý thực hiện các vụ việc trên.
Rõ ràng, phía Trung Quốc không hề tôn trọng pháp luật Việt Nam. Họ coi thường chính quyền, coi thường người dân Việt Nam. Khổ nỗi đằng sau câu chuyện nhà thầu Trung Quốc, câu chuyện Cát Linh – Hà Đông là những câu chuyện về nợ công, bị phụ thuộc vào Trung Quốc bằng những khoản nợ, bằng thể chế, bằng mối quan hệ thâm giao Việt Nam – Trung Quốc. Qua Cát Linh – Hà Đông cùng rất nhiều dự án vốn đầu tư Trung Quốc đang mang lại những tác động tiêu cực về tài chính và môi trường cho phía Việt Nam như Sân vận động Mỹ Đình, Dự án mở rộng nhà máy luyện thép Thái Nguyên, Nhà máy cán thép Lào Cai, Dự án Bauxite Tây nguyên, các dự án xử lý rác, nhà máy dệt… Rõ ràng nên kinh tế Việt Nam đang “lún sâu” vào nền kinh tế Trung Quốc. Mà nguyên nhân phải chăng chính là từ thói quen tham nhũng khó bỏ (nhà thầu Trung Quốc mới chung chi) của những người có chức có quyền xem tiền thuế của dân như cỏ rác?
Sau cùng, tâm nguyện của toàn thể người dân Việt Nam là đưa ra ánh sáng những người có trách nhiệm đã “đẻ” ra “đứa con quái thai” này, chứ không phải là những lời biện minh vô ích và những khoản vay ngày một tăng thêm đang đè gánh nặng lên đôi vai của không chỉ thế hệ này mà còn hàng trăm thế hệ con cháu chúng ta. Chỉ khi nào xử lý được dứt điểm những quan thần “tội đồ” ấy may ra mới không xuất hiện thêm những bản sao của “tượng đài ô nhục” Cát Linh – Hà Đông.
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Vấn đề là cái bảo tàng ô nhục này xây hết 20.000 tỉ từ tiền vay vốn TQ. Chưa vận hành được mà chưa vận hành đã lỗ, có vận hành cũng chả ai dám đi. Nhân dân thì đã và đang è cổ ra đóng thuế để trả nợ. Thế nhưng bấp chấp những sai phạm rành rành đó đến nay vẫn chưa một ai phải đứng ra chịu trách nhiệm. Ai đề xuất, ai thông qua, ai ký nghị định vay vốn đầy bất lợi ấy? Chẳng nhẽ khó xử lý đến vậy sao?
Cách đây không lâu, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể từng trả lời chất vấn trước Quốc hội có nói sự chậm trễ gây đội vốn của dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông có lý do tổng thầu TQ vận hành đường sắt còn “thiếu kinh nghiệm”. Đáng chú ý nhất, ông Thể nói:
“Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, khi ký hiệp định vay vốn, Trung Quốc chỉ định tổng thầu. Không phải chúng ta thi tuyển, chọn”.
Bao nhiêu bài học về bẫy nợ của Trung Quốc chẳng lẽ không được cơ quan an ninh công an, quân đội và các chuyên gia kinh tế của Chính phủ, Ban Kinh tế trung ương cảnh báo? Nhìn vào đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì thấy rõ năng lực của Trung Quốc ra sao. Đấy là trực tiếp và xa hơn nữa là Formosa, Bauxite Tây nguyên và nhiều công trình khác. Nói thật, các ông có giải thích thế nào nữa thì lòng dân cũng không thuận cho được.
Cái bức xúc hơn cả là việc các ông vịn cớ “còn 1% chưa hoàn thành” để biện minh cho sự chậm trễ. Dự án Cát Linh Hà Đông ban đầu được dự tính kéo dài có 5 năm, tức 1 năm thì hoàn thành 20%. Thế thì tại sao còn có 1% mà kéo dài suốt từ năm qua tới nay vẫn chưa xong?
Rồi cũng chỉ vì 1% đó mà dự tính vay thêm 100 triệu USD để hoàn thành cho bằng được. Có phải đây là 1% phong bì chứ không phải 1% công việc? Có thể đã lỡ nhận phong bì của chủ đầu tư rồi nên cứ câu giờ, không có các biện pháp mạnh? Nếu như không có tham nhũng, không dính dáng vào vấn đề phong bì, phong bao thì cho dù 1%, 10% hay 20% có lẽ đã hoàn thành xong trong 1 năm rồi.
Với việc bị đội vốn lên hơn 200% (từ 8.770 tỷ đồng lên 18.001,6 tỷ đồng) và theo tính toán của Bộ GTVT mỗi ngày đường sắt vận hành sẽ thu về 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và lãi suất hàng năm thì phải hơn 10 nghìn năm mới thu hồi được vốn. Tức cả 100 đời con cháu chúng ta vẫn chưa trả hết nợ. Chưa kể cái dự án chưa vận hành đã xuống cấp, han gỉ,… Vậy liệu có tồn tại được đến lúc đó hay chẳng mấy chốc lại “bỏ hoang”?
Mà món nợ khủng ấy lấy đâu ra để trả? Tiền thuế của dân trả nợ chứ có phải của ai đâu. Thôi đừng vay nữa, đừng tiếp tục nữa, đừng cố đấm ăn xôi nữa. Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc nữa chứ có ai vào đây. Mang ra tòa án phân định xem ai sai. Những ông bên chính phủ, bên Bộ Tài chính hãy làm bằng tâm đi. Dân biết hết, dân không ngu đâu!
Chỉ bằng mắt thường, bằng những quan sát thực tế của một người dân cũng đã thấy công trình này đang rơi vào bế tắc, nếu có đi vào hoạt động cũng không hiệu quả. Vậy cứ ôm khư khư đống phế tích ấy để làm gì? Chỉ vì muối mặt với dân nên đành “phi theo lao”, còn chuyện người dân đói khổ thế nào mặc kệ?
Nhớ cái ngày chạy thử nghiệm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hồi tháng 8/2018, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh được cho là vé lên tàu in song ngữ Việt – Trung, trong đó chữ Trung Quốc in to và đặt phía trên chữ Việt. Vài tuần trước đó, tại các nhà ga của tuyến đường sắt này cũng xảy ra tình trạng tương tự ở các biển hiệu tên ga in tiếng Hoa. Dư luận sau đó phản ứng khiến Ban Quản lý dự án Đường sắt ngay lập tức tổ chức cuộc họp để “chấn chỉnh” và “nghiêm khắc phê bình” tổng thầu vì tự ý thực hiện các vụ việc trên.
Rõ ràng, phía Trung Quốc không hề tôn trọng pháp luật Việt Nam. Họ coi thường chính quyền, coi thường người dân Việt Nam. Khổ nỗi đằng sau câu chuyện nhà thầu Trung Quốc, câu chuyện Cát Linh – Hà Đông là những câu chuyện về nợ công, bị phụ thuộc vào Trung Quốc bằng những khoản nợ, bằng thể chế, bằng mối quan hệ thâm giao Việt Nam – Trung Quốc. Qua Cát Linh – Hà Đông cùng rất nhiều dự án vốn đầu tư Trung Quốc đang mang lại những tác động tiêu cực về tài chính và môi trường cho phía Việt Nam như Sân vận động Mỹ Đình, Dự án mở rộng nhà máy luyện thép Thái Nguyên, Nhà máy cán thép Lào Cai, Dự án Bauxite Tây nguyên, các dự án xử lý rác, nhà máy dệt… Rõ ràng nên kinh tế Việt Nam đang “lún sâu” vào nền kinh tế Trung Quốc. Mà nguyên nhân phải chăng chính là từ thói quen tham nhũng khó bỏ (nhà thầu Trung Quốc mới chung chi) của những người có chức có quyền xem tiền thuế của dân như cỏ rác?
Sau cùng, tâm nguyện của toàn thể người dân Việt Nam là đưa ra ánh sáng những người có trách nhiệm đã “đẻ” ra “đứa con quái thai” này, chứ không phải là những lời biện minh vô ích và những khoản vay ngày một tăng thêm đang đè gánh nặng lên đôi vai của không chỉ thế hệ này mà còn hàng trăm thế hệ con cháu chúng ta. Chỉ khi nào xử lý được dứt điểm những quan thần “tội đồ” ấy may ra mới không xuất hiện thêm những bản sao của “tượng đài ô nhục” Cát Linh – Hà Đông.
No comments:
Post a Comment