Tám bị can trong vụ án nâng điểm cho 44 thí sinh tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Sơn La vừa bị VKSND tỉnh này truy tố.
Tội danh truy tố là "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 Bộ Luật Hình sự.
Đáng ngạc nhiên là đối với nhóm tội danh đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ, cơ quan công tố và trước đó là cơ quan điều tra cho rằng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can cùng những người liên quan.
Trong khi đó, nhiều bị can khai nhận đã cầm tiền của một số gia đình để chạy điểm cho con em họ, tổng số tiền được khai nhận lên đến nhiều tỉ đồng và họ đã giao nộp lại cho các cơ quan pháp luật.
Cụ thể, bị can Lò Văn Huynh - nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Sơn La - khai đã nhận 1 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hồng Nga - nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục - cùng 2 bị can khác bỏ túi 1,04 tỉ đồng. Cầm Thị Bun Sọn - nguyên Phó trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng Sở GD-ĐT tỉnh - nhận 440 triệu đồng. Đặng Hữu Thủy - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu (TP Sơn La) - nhận 500 triệu đồng. Các bị can thực hiện hành vi tội phạm có tổ chức, phối hợp chặt chẽ, nhận tiền nhiều đợt, có khai ra danh tính 8 người đưa tiền (chủ yếu là cán bộ, chủ doanh nghiệp tại địa phương).
Dù rằng các bị can trong quá trình bị điều tra đã tự nguyện nộp lại tiền đã nhận cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng việc thỏa thuận chung tiền - sửa điểm và việc nhận tiền, như khai báo của các bị can, là hành vi đã hoàn thành. Hơn nữa, 8 cá nhân bị khai ra là đã đưa tiền cho nhóm bị can dù không thừa nhận có việc thỏa thuận đưa hối lộ nhưng cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác để củng cố bằng chứng (ví dụ từ tin nhắn, ghi âm cuộc gọi...); nếu chỉ dựa vào hỏi cung là có nguy cơ thiếu sót.
Tiền tỉ không dưng từ túi người này đưa sang túi người kia mà không có mục đích rõ ràng, đó là chưa nói những người cầm tiền đã khai nhận đó là tiền gì, ai đưa, bao nhiêu. Lẽ nào tiền từ trên trời rơi xuống? Không có người đưa thì chẳng lẽ các bị can tự bỏ tiền túi ra nộp cho cơ quan điều tra? Vô lý quá! Làm rõ được những hành vi tội phạm đó, làm rõ những khoản tiền đưa - nhận đó là gì thì mới lột trần bản chất vụ việc và vụ án, nói thẳng ra đây là vụ mua bán điểm.
Gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang được xác định là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhiều cấp - ngành trung ương đã chỉ đạo phải điều tra, xử lý đến nơi đến chốn, quan điểm trừng phạt là không có vùng cấm.
Dư luận đòi hỏi các cơ quan tố tụng địa phương phải thể hiện rõ sự quán triệt tinh thần chỉ đạo của các cấp - ngành trung ương, phải làm triệt để, không để sót, lọt và thiếu nghiêm minh. Lòng tin của người dân sẽ được nâng lên khi cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ và xử lý tới nơi tối chốn, đúng người, đúng tội.
Nguồn: Quý An ( Báo NLD)
Giáo dục
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Tội danh truy tố là "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 Bộ Luật Hình sự.
Đáng ngạc nhiên là đối với nhóm tội danh đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ, cơ quan công tố và trước đó là cơ quan điều tra cho rằng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can cùng những người liên quan.
Trong khi đó, nhiều bị can khai nhận đã cầm tiền của một số gia đình để chạy điểm cho con em họ, tổng số tiền được khai nhận lên đến nhiều tỉ đồng và họ đã giao nộp lại cho các cơ quan pháp luật.
Cụ thể, bị can Lò Văn Huynh - nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Sơn La - khai đã nhận 1 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hồng Nga - nguyên chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục - cùng 2 bị can khác bỏ túi 1,04 tỉ đồng. Cầm Thị Bun Sọn - nguyên Phó trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng Sở GD-ĐT tỉnh - nhận 440 triệu đồng. Đặng Hữu Thủy - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu (TP Sơn La) - nhận 500 triệu đồng. Các bị can thực hiện hành vi tội phạm có tổ chức, phối hợp chặt chẽ, nhận tiền nhiều đợt, có khai ra danh tính 8 người đưa tiền (chủ yếu là cán bộ, chủ doanh nghiệp tại địa phương).
Dù rằng các bị can trong quá trình bị điều tra đã tự nguyện nộp lại tiền đã nhận cho cơ quan tiến hành tố tụng nhưng việc thỏa thuận chung tiền - sửa điểm và việc nhận tiền, như khai báo của các bị can, là hành vi đã hoàn thành. Hơn nữa, 8 cá nhân bị khai ra là đã đưa tiền cho nhóm bị can dù không thừa nhận có việc thỏa thuận đưa hối lộ nhưng cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác để củng cố bằng chứng (ví dụ từ tin nhắn, ghi âm cuộc gọi...); nếu chỉ dựa vào hỏi cung là có nguy cơ thiếu sót.
Tiền tỉ không dưng từ túi người này đưa sang túi người kia mà không có mục đích rõ ràng, đó là chưa nói những người cầm tiền đã khai nhận đó là tiền gì, ai đưa, bao nhiêu. Lẽ nào tiền từ trên trời rơi xuống? Không có người đưa thì chẳng lẽ các bị can tự bỏ tiền túi ra nộp cho cơ quan điều tra? Vô lý quá! Làm rõ được những hành vi tội phạm đó, làm rõ những khoản tiền đưa - nhận đó là gì thì mới lột trần bản chất vụ việc và vụ án, nói thẳng ra đây là vụ mua bán điểm.
Gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang được xác định là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhiều cấp - ngành trung ương đã chỉ đạo phải điều tra, xử lý đến nơi đến chốn, quan điểm trừng phạt là không có vùng cấm.
Dư luận đòi hỏi các cơ quan tố tụng địa phương phải thể hiện rõ sự quán triệt tinh thần chỉ đạo của các cấp - ngành trung ương, phải làm triệt để, không để sót, lọt và thiếu nghiêm minh. Lòng tin của người dân sẽ được nâng lên khi cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ và xử lý tới nơi tối chốn, đúng người, đúng tội.
Nguồn: Quý An ( Báo NLD)
No comments:
Post a Comment