Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong điều tra các vụ án, trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản… Trong đó có nhiều vụ án gây chấn động dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.
1. Vụ án tại Trạm CSGT Suối Tre (Quốc lộ 1, thị xã Long Khánh cũ)
Theo hồ sơ vụ án, ngày 22-9-2013, Ngô Văn Vinh (lúc đó là đại úy) trong lúc đi ăn nhậu tại quán karaoke ở thị xã Long Khánh (nay là TP Long Khánh) biết cấp trên của mình là trạm phó, thiếu tá Trần Ngọc Sơn hát ở phòng bên cạnh nên sang “giao lưu”.
Trong lúc chào hỏi, Vinh đã xảy ra mâu thuẫn với Ngô Thành Chí (còn gọi là Trúc) và bị người này cầm ly bia đập vào mặt. Vinh trách ông Sơn không bênh vực mình lại “đứng về phía người ngoài”.
Bị cáo Ngô Văn Vinh tại toà năm 2015
Ngày 8-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận trong thời gian qua, Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong điều tra các vụ án, trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản…
Cụ thể, Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh – và Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai – sẽ phải chịu trách nhiệm chính.
Vinh sau đó bỏ về trạm Suối Tre lấy súng, lên đạn sẵn đi tìm thiếu tá Sơn để nói cho ra lẽ nhưng không gặp. Đến chiều cùng ngày, ông Sơn về cơ quan, tức giận tìm tới phòng Vinh quát tháo rồi đấm vào đầu, mặt cấp dưới.
Vinh vớ lấy khẩu súng giấu ở đầu giường, trong lúc giằng co đã kéo cò khiến viên đạn trúng hông một thượng úy vào can ngăn. Đạn tiếp tục nổ, trúng hai phát vào người thiếu tá Sơn và ông này gục xuống, tử vong sau đó. Ngô Văn Vinh đã bị tòa tuyên án 9 năm tù về tội “Giết người”. Trương Thành Chí cũng bị tuyên án 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
2. Nổ súng tại trung tâm TP Biên Hoà
Vào đầu năm 2018, tại trung tâm TP Biên Hòa xảy ra vụ trung úy CSGT mang súng đi giải quyết việc cá nhân làm chết người. Cụ thể, Nguyễn Tấn Phước (SN 1977) là trung úy công tác trong lực lượng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai có quen biết với một phụ nữ. Khi nghe bà này tâm sự về việc con gái thường bị một người đàn ông rủ rê ăn chơi, Phước hứa sẽ can thiệp. Sau đó, tại phòng trọ ở phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Phước đã nổ súng làm người đàn ông chết tại chỗ.
Ngoài hai vụ nổ súng trên, còn một vụ việc cảnh sát nổ súng gây chết người ở huyện Cẩm Mỹ, nhưng vụ việc này không được phát lộ nhiều thông tin.
3. Nhóm giang hồ vây xe chở công an
Chiều 12-6, nhóm công an gồm trung tá Đinh Tú Anh (Đội trưởng Đội Cảnh sát trật tự), trung tá Nguyễn Quang Trường (Đội phó Đội Cảnh sát 113, thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đồng Nai) và ông Huỳnh Bảo Hùng (nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai, đã về hưu) cùng Phạm Văn Hiền (một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải) đã nhậu tại nhà hàng Lam Viên (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa).
Hiện trường vụ giang hồ vây xe chở công an
Sự việc bắt đầu khi ông Hiền lao từ phòng bên cạnh ra ói mửa không kiểm soát văng trúng vào người ông Nguyễn Tấn Lương (SN 1982, ngụ TP Biên Hòa, kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản) dẫn đến 2 bên xô xát. Sau khi xô xát, nhóm công an ra về. Ông Lương đã gọi người của băng nhóm giang hồ đến can thiệp. Ngô Văn Giang (tức “Giang 36”) đã xuất hiện cùng với đám đông những người xăm trổ bao vây 2 ôtô chở công an. Hàng trăm cảnh sát đã được điều động đến để giải tán đám đông người xăm trổ.
Đến nay, công an đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều nghi can để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Công an Đồng Nai đã đình chỉ công tác 30 ngày đối với trung tá Đinh Tú Anh và trung tá Nguyễn Quang Trường.
Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh trong một hoạt động của ngành – Ảnh: Báo Đồng Nai
Đáng chú ý, ông Huỳnh Bảo Hùng từng bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai năm 2003 kết luận: Trong vai trò Bí thư Đảng ủy, Trưởng Phòng PC26, ông Hùng đã để cho người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Kết luận nêu những vi phạm của vị này “gây bất bình trong nhân dân” nhưng sau đó ông Hùng vẫn nắm giữ vị trí lãnh đạo tại các phòng ban khác.
Hoặc như việc thượng tá Võ Đình Thường, vào tháng 10-2003 bị kỷ luật cách chức đội trưởng đội tuần tra kiểm soát giao thông vì những vi phạm có tổ chức trong quản lý tuần tra kiểm soát gây bức xúc dư luận. Thế nhưng “lòng vòng” sau đó, ông Thường vẫn được giữ các chức vụ lãnh đạo đội, phòng về trật tự, môi trường rồi quay trở lại làm Phó Phòng CSGT.
Thượng tá Võ Đình Thường
Nguồn: NLĐ
Pháp luật
,
Tin trong nước
1. Vụ án tại Trạm CSGT Suối Tre (Quốc lộ 1, thị xã Long Khánh cũ)
Theo hồ sơ vụ án, ngày 22-9-2013, Ngô Văn Vinh (lúc đó là đại úy) trong lúc đi ăn nhậu tại quán karaoke ở thị xã Long Khánh (nay là TP Long Khánh) biết cấp trên của mình là trạm phó, thiếu tá Trần Ngọc Sơn hát ở phòng bên cạnh nên sang “giao lưu”.
Trong lúc chào hỏi, Vinh đã xảy ra mâu thuẫn với Ngô Thành Chí (còn gọi là Trúc) và bị người này cầm ly bia đập vào mặt. Vinh trách ông Sơn không bênh vực mình lại “đứng về phía người ngoài”.
Bị cáo Ngô Văn Vinh tại toà năm 2015
Ngày 8-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận trong thời gian qua, Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong điều tra các vụ án, trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản…
Cụ thể, Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh – và Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh – nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai – sẽ phải chịu trách nhiệm chính.
Vinh sau đó bỏ về trạm Suối Tre lấy súng, lên đạn sẵn đi tìm thiếu tá Sơn để nói cho ra lẽ nhưng không gặp. Đến chiều cùng ngày, ông Sơn về cơ quan, tức giận tìm tới phòng Vinh quát tháo rồi đấm vào đầu, mặt cấp dưới.
Vinh vớ lấy khẩu súng giấu ở đầu giường, trong lúc giằng co đã kéo cò khiến viên đạn trúng hông một thượng úy vào can ngăn. Đạn tiếp tục nổ, trúng hai phát vào người thiếu tá Sơn và ông này gục xuống, tử vong sau đó. Ngô Văn Vinh đã bị tòa tuyên án 9 năm tù về tội “Giết người”. Trương Thành Chí cũng bị tuyên án 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.
2. Nổ súng tại trung tâm TP Biên Hoà
Vào đầu năm 2018, tại trung tâm TP Biên Hòa xảy ra vụ trung úy CSGT mang súng đi giải quyết việc cá nhân làm chết người. Cụ thể, Nguyễn Tấn Phước (SN 1977) là trung úy công tác trong lực lượng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai có quen biết với một phụ nữ. Khi nghe bà này tâm sự về việc con gái thường bị một người đàn ông rủ rê ăn chơi, Phước hứa sẽ can thiệp. Sau đó, tại phòng trọ ở phường Trung Dũng, TP Biên Hòa, Phước đã nổ súng làm người đàn ông chết tại chỗ.
Ngoài hai vụ nổ súng trên, còn một vụ việc cảnh sát nổ súng gây chết người ở huyện Cẩm Mỹ, nhưng vụ việc này không được phát lộ nhiều thông tin.
3. Nhóm giang hồ vây xe chở công an
Chiều 12-6, nhóm công an gồm trung tá Đinh Tú Anh (Đội trưởng Đội Cảnh sát trật tự), trung tá Nguyễn Quang Trường (Đội phó Đội Cảnh sát 113, thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Đồng Nai) và ông Huỳnh Bảo Hùng (nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai, đã về hưu) cùng Phạm Văn Hiền (một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực vận tải) đã nhậu tại nhà hàng Lam Viên (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa).
Hiện trường vụ giang hồ vây xe chở công an
Sự việc bắt đầu khi ông Hiền lao từ phòng bên cạnh ra ói mửa không kiểm soát văng trúng vào người ông Nguyễn Tấn Lương (SN 1982, ngụ TP Biên Hòa, kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản) dẫn đến 2 bên xô xát. Sau khi xô xát, nhóm công an ra về. Ông Lương đã gọi người của băng nhóm giang hồ đến can thiệp. Ngô Văn Giang (tức “Giang 36”) đã xuất hiện cùng với đám đông những người xăm trổ bao vây 2 ôtô chở công an. Hàng trăm cảnh sát đã được điều động đến để giải tán đám đông người xăm trổ.
Đến nay, công an đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều nghi can để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Công an Đồng Nai đã đình chỉ công tác 30 ngày đối với trung tá Đinh Tú Anh và trung tá Nguyễn Quang Trường.
Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh trong một hoạt động của ngành – Ảnh: Báo Đồng Nai
Đáng chú ý, ông Huỳnh Bảo Hùng từng bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai năm 2003 kết luận: Trong vai trò Bí thư Đảng ủy, Trưởng Phòng PC26, ông Hùng đã để cho người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Kết luận nêu những vi phạm của vị này “gây bất bình trong nhân dân” nhưng sau đó ông Hùng vẫn nắm giữ vị trí lãnh đạo tại các phòng ban khác.
Hoặc như việc thượng tá Võ Đình Thường, vào tháng 10-2003 bị kỷ luật cách chức đội trưởng đội tuần tra kiểm soát giao thông vì những vi phạm có tổ chức trong quản lý tuần tra kiểm soát gây bức xúc dư luận. Thế nhưng “lòng vòng” sau đó, ông Thường vẫn được giữ các chức vụ lãnh đạo đội, phòng về trật tự, môi trường rồi quay trở lại làm Phó Phòng CSGT.
Thượng tá Võ Đình Thường
Nguồn: NLĐ
No comments:
Post a Comment