Liên Xô trước đây từng thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân trang bị cho tàu sân bay trên tàu phá băng, và nay Trung Quốc cũng muốn làm điều tương tự.
Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào việc phát triển cho những chiếc tàu sân bay của nước này trong những năm gần đây. Chiếc đầu tiên, tàu sân bay Liêu Ninh đã được đại tu và nâng cấp hồi tháng 1 vừa qua, trong khi chiếc thứ 2 do Trung Quốc tự sản xuất, chiếc Type-001A đang tham gia thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ đưa vào trang bị cuối năm nay.
Chiếc thứ 3 đang được chế tạo, và giống như hai chiếc trước, nó sẽ không được trang bị lò phản ứng hạt nhân bởi hiện vẫn còn vướng mắc một số vấn đề. Theo chuyên gia hàng hải Li Jie trả lời phỏng vấn SCMP cho biết, quân đội Trung Quốc cần tàu sân bay có khả năng mang theo nhiều chiếc tiêm kích J-15, và để làm được như vậy cần rất nhiều năng lượng.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: SCMP
“Trung Quốc thật sự rất cần một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đủ mạnh để có thể mang theo được nhiều chiếc tiêm kích J-15”, ông nói.
Và dù Trung Quốc đã tự sản xuất được tàu ngầm hạt nhân, nhưng những hệ thống của lò phản ứng dùng trong tàu ngầm hoàn toàn không phù hợp với tàu sân bay bởi những lò này không đủ mạnh để giúp tàu sân bay có thể hoạt động. Chính nước Pháp đã nhận ra điều này cách đây 25 năm về trước, chuyên gia quân sự Zhou Chenming nhận định.
“Sau khi nhìn thấy những gì đã xảy ra với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp, Trung Quốc đã hiểu ra và không cố thử chuyển lò phản ứng hạt nhân từ tàu ngầm sang dùng cho tàu sân bay”, ông Zhou nói.
Khởi nguồn của việc này là do Pháp khi đó nhằm cắt giảm chi phí chế tạo tàu sân bay Charles de Gaulle, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Pháp, đã sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân K15 làm động cơ đẩy chính. Tuy nhiên điều này đã không hiệu quả, chính vì kích cỡ khổng lồ của chiếc tàu, và vì những lò phản ứng chạy yếu khiến cho chiếc tàu này đạt danh hiệu “tàu sân bay chậm nhất thế giới”, khi tốc độ cao nhất của nó chỉ đạt 27 knot (tức khoảng 49 km/h). trong khi theo nhiều chuyên gia, để phóng được máy bay thì chiếc tàu sân bay cần vận tốc ít nhất là khoảng 30 knot (tầm 54-55 km/h).
“Khả năng chiến đấu của tàu Charles de Gaulle đã bị giảm bởi tốc độ chậm của nó. Đây là bài học đau đớn cho người Pháp”, ông Zhou cho biết.
Tàu sân bay Charles de Gaulle. Ảnh: Wikipedia
Để tránh rơi vào tình cảnh tương tự, Trung Quốc đã tham gia hợp tác với Nga. Cụ thể tháng 6/2018, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đã được Moscow mời tham gia đấu thầu dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ được cung cấp bởi các lò phản ứng mô-đun nổi. Tàu sẽ có chiều dài 152m, chiều rộng 30m với lực choán nước khoảng 30.000 tấn.
Liên Xô trong những năm 1950 từng sử dụng những chiếc tàu phá băng để thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân nhằm phục vụ cho việc chế tạo lò phản ứng trang bị cho tàu sân bay. Vào lúc Liên Xô chuẩn bị đóng tàu sân bay hạt nhân đầu tiên, chiếc Ulyanovsk vào năm 1988, nước này đã có 5 chiếc tàu phá băng hạt nhân. Nhưng vì những biến động chính trị vào những năm 1990, kế hoạch trên buộc phải hủy bỏ.
Theo ông Li, những tàu phá băng được lắp hệ thống lò phản ứng sẽ cần một nguồn năng lượng lớn để có thể hoạt động. “Thiết kế của tàu phá băng là để cắt qua nhiều lớp băng dày, đồng nghĩa với việc nó cần được trang bị hệ thống năng lượng lớn”, ông Li cho biết.
Trong khi Trung Quốc có khả năng phát triển lò phản ứng trên đất liền, nước này lại không có khả năng “thu nhỏ” lò phản ứng hạt nhân cho phù hợp với tàu sân bay.
“Trung Quốc có khả năng chế tạo tàu rất mạnh, nhưng nước này vẫn yếu trong việc thu nhỏ lò phản ứng hạt nhân. Bởi vậy, Trung Quốc cần học từ Nga. Nga có công nghệ nhưng thiếu tiền, Trung Quốc có tiền nhưng thiếu công nghệ. Hai nước hợp tác cùng nhau sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu chế tạo tàu sân bay hạt nhân của riêng mình”, ông Zhou nói.
(Theo Vietnamnet)
Quân sự
,
Tin quốc tế
Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào việc phát triển cho những chiếc tàu sân bay của nước này trong những năm gần đây. Chiếc đầu tiên, tàu sân bay Liêu Ninh đã được đại tu và nâng cấp hồi tháng 1 vừa qua, trong khi chiếc thứ 2 do Trung Quốc tự sản xuất, chiếc Type-001A đang tham gia thử nghiệm trên biển và dự kiến sẽ đưa vào trang bị cuối năm nay.
Chiếc thứ 3 đang được chế tạo, và giống như hai chiếc trước, nó sẽ không được trang bị lò phản ứng hạt nhân bởi hiện vẫn còn vướng mắc một số vấn đề. Theo chuyên gia hàng hải Li Jie trả lời phỏng vấn SCMP cho biết, quân đội Trung Quốc cần tàu sân bay có khả năng mang theo nhiều chiếc tiêm kích J-15, và để làm được như vậy cần rất nhiều năng lượng.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: SCMP
“Trung Quốc thật sự rất cần một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đủ mạnh để có thể mang theo được nhiều chiếc tiêm kích J-15”, ông nói.
Và dù Trung Quốc đã tự sản xuất được tàu ngầm hạt nhân, nhưng những hệ thống của lò phản ứng dùng trong tàu ngầm hoàn toàn không phù hợp với tàu sân bay bởi những lò này không đủ mạnh để giúp tàu sân bay có thể hoạt động. Chính nước Pháp đã nhận ra điều này cách đây 25 năm về trước, chuyên gia quân sự Zhou Chenming nhận định.
“Sau khi nhìn thấy những gì đã xảy ra với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp, Trung Quốc đã hiểu ra và không cố thử chuyển lò phản ứng hạt nhân từ tàu ngầm sang dùng cho tàu sân bay”, ông Zhou nói.
Khởi nguồn của việc này là do Pháp khi đó nhằm cắt giảm chi phí chế tạo tàu sân bay Charles de Gaulle, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Pháp, đã sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân K15 làm động cơ đẩy chính. Tuy nhiên điều này đã không hiệu quả, chính vì kích cỡ khổng lồ của chiếc tàu, và vì những lò phản ứng chạy yếu khiến cho chiếc tàu này đạt danh hiệu “tàu sân bay chậm nhất thế giới”, khi tốc độ cao nhất của nó chỉ đạt 27 knot (tức khoảng 49 km/h). trong khi theo nhiều chuyên gia, để phóng được máy bay thì chiếc tàu sân bay cần vận tốc ít nhất là khoảng 30 knot (tầm 54-55 km/h).
“Khả năng chiến đấu của tàu Charles de Gaulle đã bị giảm bởi tốc độ chậm của nó. Đây là bài học đau đớn cho người Pháp”, ông Zhou cho biết.
Tàu sân bay Charles de Gaulle. Ảnh: Wikipedia
Để tránh rơi vào tình cảnh tương tự, Trung Quốc đã tham gia hợp tác với Nga. Cụ thể tháng 6/2018, Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc đã được Moscow mời tham gia đấu thầu dự án tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ được cung cấp bởi các lò phản ứng mô-đun nổi. Tàu sẽ có chiều dài 152m, chiều rộng 30m với lực choán nước khoảng 30.000 tấn.
Liên Xô trong những năm 1950 từng sử dụng những chiếc tàu phá băng để thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân nhằm phục vụ cho việc chế tạo lò phản ứng trang bị cho tàu sân bay. Vào lúc Liên Xô chuẩn bị đóng tàu sân bay hạt nhân đầu tiên, chiếc Ulyanovsk vào năm 1988, nước này đã có 5 chiếc tàu phá băng hạt nhân. Nhưng vì những biến động chính trị vào những năm 1990, kế hoạch trên buộc phải hủy bỏ.
Theo ông Li, những tàu phá băng được lắp hệ thống lò phản ứng sẽ cần một nguồn năng lượng lớn để có thể hoạt động. “Thiết kế của tàu phá băng là để cắt qua nhiều lớp băng dày, đồng nghĩa với việc nó cần được trang bị hệ thống năng lượng lớn”, ông Li cho biết.
Trong khi Trung Quốc có khả năng phát triển lò phản ứng trên đất liền, nước này lại không có khả năng “thu nhỏ” lò phản ứng hạt nhân cho phù hợp với tàu sân bay.
“Trung Quốc có khả năng chế tạo tàu rất mạnh, nhưng nước này vẫn yếu trong việc thu nhỏ lò phản ứng hạt nhân. Bởi vậy, Trung Quốc cần học từ Nga. Nga có công nghệ nhưng thiếu tiền, Trung Quốc có tiền nhưng thiếu công nghệ. Hai nước hợp tác cùng nhau sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu chế tạo tàu sân bay hạt nhân của riêng mình”, ông Zhou nói.
(Theo Vietnamnet)
No comments:
Post a Comment