Chưa khi nào người tiêu dùng Việt Nam lại bị rơi vào ma trận của hàng “Made in Vietnam” như hiện nay. Gần như họ không thể phân biệt được đâu là hàng Việt Nam chính hãng, đâu là hàng được gắn mác.
Nhiều chuyên gia cho rằng, lỗ hổng trong chế tài quản lý là cơ hội để hàng hoá nước ngoài “đội lốt” hàng Việt đến tay người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Và, việc quản lý sản xuất tem mác còn quá lỏng lẻo cũng là nguyên nhân khiến thị trường hàng hoá… càng loạn. Khi ấy người tiêu dùng chỉ còn biết mang niềm tin để sử dụng sản phẩm.
Lỗ hổng của quy định
Từ ngày 1/6/2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam.
Một thông tin khác, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đã thông tin: “Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Vietnam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Vietnam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng”.
Rõ ràng, thị trường hàng hoá Việt Nam hiện nay đang loạn về “Made in Việt Nam”, người tiêu dùng như rơi vào ma trận, mọi người chỉ có thể dùng niềm tin của mình để sử dụng hàng hoá. Cứ mặt hàng nào được gắn mác “Made in Việt Nam” tức là hàng Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu, gia công, chế tác.
Asanzo còn dính “nghi án” nhập linh kiện từ Trung Quốc, xé nhãn mác, gắn xuất xứ Việt Nam để lừa người tiêu dùng.
Trong Luật có quy định, hàng xuất khẩu được đóng mác Made in Vietnam là phải có từ 35 – 55% linh kiện sản xuất nội địa. Tuy nhiên lại chưa có quy định về bộ tiêu chí, cũng như tỉ lệ nội địa hoá để xác định như thế nào là hàng hoá được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Chính lỗ hổng trong quy định như vậy đã có nhiều trường hợp hàng hoá được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài, nhưng lại gắn mác “Made in Vietnam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.
Mới đây nhất, các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan đang cùng phối hợp xác minh thông tin Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán tại thị trường trong nước. Đáng chú ý, còn xuất hiện nghi vấn doanh nghiệp này sau khi nhập linh kiện từ Trung Quốc về đã xé nhãn mác, gắn xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đánh lừa người tiêu dùng.
Khi được hỏi về việc ghi xuất xứ Việt Nam, made in Việt Nam trên sản phẩm bán ra thị trường, ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam) chia sẻ với báo chí: “Bản thân tôi cảm nhận là Asanzo tự lắp ráp rồi có các nhà cung cấp Việt Nam cung cấp thì mình ghi xuất xứ Việt Nam. Chứ chưa có văn bản nào ghi chính thức, hướng dẫn các doanh nghiệp như chúng tôi là hàng lưu hành nội địa có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không? Tôi có tìm hiểu, nhưng cơ quan nhà nước chỉ hướng dẫn với hàng xuất khẩu chứ không nói hàng tiêu thụ nội địa”.
Nhìn rộng ra, việc gian lận ghi nhãn “Made in Vietnam” không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.
Trên thực tế, tình trạng gian lận xuất xứ, nhãn mác không chỉ vì mục đích giảm giá thành, tăng lợi nhuận; mà với một số doanh nghiệp còn nhằm hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu đi nước ngoài, đồng thời hưởng lợi “miễn phí”, bất hợp pháp từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã tham gia vào CPTPP cũng như hàng loạt các FTA thế hệ mới, việc xác định rõ ràng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) đặc biệt quan trọng. Nếu làm không đúng, Việt Nam sẽ bị đánh giá là để cho các doanh nghiệp lạm dụng nguồn gốc của quốc gia trong khi nguồn gốc Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế trong nội khối CPTPP.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, một trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng là được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mà tổ chức, cá nhân cung cấp, là hành vi bị cấm.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức có hành vi cố tình ghi sai nhãn mác hàng hóa là vi phạm các quy định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trường hợp nếu phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai quy định hoặc nhãn, mác không ghi đúng bản chất của sản phẩm thì gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm các quyền lợi của người tiêu dùng.
Một số nước trên thế giới đưa ra chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, theo quy định của Ý, tổ chức, cá nhân gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chí “Made in Italy” có thể phải nộp phạt tới 100.000 Euro.
Tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu Đôla Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.
Do đó, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” – “made in Việt Nam” là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, giúp hàng hóa Việt Nam khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
Việc bán tràn lan tem mác thế này khiến cho thị trường tiêu dùng càng “loạn”.
Tràn lan tem mác
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là việc quản lý chưa thực sự chặt chẽ việc in nhãn mác. Người ta hoàn toàn có thể ra chợ thuê in nhãn mác, sau đó tuỳ tiện gắn vào sản phẩm bất kỳ nào đó.
Vấn đề này tồn tại hàng chục năm qua, ai cũng thấy nhưng cơ quan chức năng không dẹp được thì khó lòng ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín, hay hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường. Phóng viên đã có một cuộc khảo sát tại phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nơi đây được mệnh danh là “kinh đô” của các loại nhãn mác. Tại đây, ai cũng có thể dễ dàng mua các món đồ liên quan đến ngành may mặc như kim chỉ, cúc áo, vải ren… với mức giá rất rẻ. Đặc biệt, nhãn mác của các hãng nổi tiếng thế giới như Gucci, Levis… được bày bán rất nhiều, chỉ với 250.000 đồng/cọc 200 chiếc, người ta có thể “phù phép” cho một sản phẩm của mình thành hàng thương hiệu.
Không ngoại lệ, các tem mác “made in Vietnam” cũng khá nhiều, các chủ cửa hàng thời trang chỉ cần gắn mác là họ thể bày bán sản phẩm “made in Vietnam”. Rõ ràng đây là kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn, đánh lừa người tiêu dùng.
Tại một cửa hàng có tên MĐ, ngay đầu phố Hàng Bồ, chủ cửa hàng tiết lộ: Tuỳ từng chất liệu và loại nhãn mác mà giá cả tại đây có sự khác biệt nhau. Với loại mác bình thường, không có thương hiệu giá khoảng 300 đồng/chiếc. Một số nhãn mác có thương hiệu nổi tiếng như D&G, Chanel giá 500 đồng – 1.000 đồng/chiếc.
Chủ này cũng không quên giới thiệu với chúng tôi sản phẩm mác “made in Vietnam”: “Các em có lấy nhãn này không? Loại này giờ nhiều người tìm mua lắm, giá là 350.000 đồng/một bộ 200 chiếc. Hàng này được in cách điệu với nhãn mác thật của một số thương hiệu ngoài thị trường. Nếu không tinh ý chắc chắn không thể nhận ra đâu. Còn có cả mác “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, tuỳ thích nhé, các em cứ chọn đi”.
Chưa khi nào người tiêu dùng lại hoang mang về hàng hoá được gắn mác “Made in Vietnam” như hiện nay.
Không chỉ những nơi gọi là “kinh đô” của nhãn mác, mà hiện nay trên mạng Internet cũng tràn lan dịch vụ in, thêu bán các loại theo yêu cầu của khách. Chỉ cần lên Google gõ từ khoá “mua mác quần áo” có thể cho ra hàng loạt kết quả.
Một chủ trang mạng xã hội chuyên bán các loại mác gắn vào quần áo, giày dép cho hay: “Việc này chưa thấy ai cấm đoán gì, mình chỉ bán nhãn mác theo yêu cầu của khách. Chủ yếu ở đây bọn em in, thêu các tem mác của các hãng nổi tiếng thế giới như Gucci, Chanel vì họ mua về gắn vào hàng gia công, hàng nhập Trung Quốc. Còn số người đặt mác “made in Vietnam” không nhiều, bởi theo họ dù sao hàng gắn mác Việt Nam phải có chất lượng tương đối mới có thể gắn”.
Nhiều con buôn tiết lộ, người tiêu dùng hiện nay khá ưa chuộng hàng Việt Nam, bởi những thương hiệu nổi tiếng sẽ khó lòng mà mua được, còn mua giá rẻ thì 100% là hàng nhái. Tuy nhiên, đa số hàng Việt Nam đều mang đi xuất khẩu, một số rất ít được tiêu thụ trong nước nên hàng “made in Viet Nam” không có nhiều.
(Theo Công An Nhân Dân)
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Nhiều chuyên gia cho rằng, lỗ hổng trong chế tài quản lý là cơ hội để hàng hoá nước ngoài “đội lốt” hàng Việt đến tay người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Và, việc quản lý sản xuất tem mác còn quá lỏng lẻo cũng là nguyên nhân khiến thị trường hàng hoá… càng loạn. Khi ấy người tiêu dùng chỉ còn biết mang niềm tin để sử dụng sản phẩm.
Lỗ hổng của quy định
Từ ngày 1/6/2017, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã chính thức có hiệu lực.
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam.
Một thông tin khác, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng đã thông tin: “Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Vietnam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Vietnam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng”.
Rõ ràng, thị trường hàng hoá Việt Nam hiện nay đang loạn về “Made in Việt Nam”, người tiêu dùng như rơi vào ma trận, mọi người chỉ có thể dùng niềm tin của mình để sử dụng hàng hoá. Cứ mặt hàng nào được gắn mác “Made in Việt Nam” tức là hàng Việt Nam sản xuất từ nguyên liệu, gia công, chế tác.
Asanzo còn dính “nghi án” nhập linh kiện từ Trung Quốc, xé nhãn mác, gắn xuất xứ Việt Nam để lừa người tiêu dùng.
Trong Luật có quy định, hàng xuất khẩu được đóng mác Made in Vietnam là phải có từ 35 – 55% linh kiện sản xuất nội địa. Tuy nhiên lại chưa có quy định về bộ tiêu chí, cũng như tỉ lệ nội địa hoá để xác định như thế nào là hàng hoá được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Chính lỗ hổng trong quy định như vậy đã có nhiều trường hợp hàng hoá được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài, nhưng lại gắn mác “Made in Vietnam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.
Mới đây nhất, các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan đang cùng phối hợp xác minh thông tin Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán tại thị trường trong nước. Đáng chú ý, còn xuất hiện nghi vấn doanh nghiệp này sau khi nhập linh kiện từ Trung Quốc về đã xé nhãn mác, gắn xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đánh lừa người tiêu dùng.
Khi được hỏi về việc ghi xuất xứ Việt Nam, made in Việt Nam trên sản phẩm bán ra thị trường, ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam) chia sẻ với báo chí: “Bản thân tôi cảm nhận là Asanzo tự lắp ráp rồi có các nhà cung cấp Việt Nam cung cấp thì mình ghi xuất xứ Việt Nam. Chứ chưa có văn bản nào ghi chính thức, hướng dẫn các doanh nghiệp như chúng tôi là hàng lưu hành nội địa có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không? Tôi có tìm hiểu, nhưng cơ quan nhà nước chỉ hướng dẫn với hàng xuất khẩu chứ không nói hàng tiêu thụ nội địa”.
Nhìn rộng ra, việc gian lận ghi nhãn “Made in Vietnam” không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.
Trên thực tế, tình trạng gian lận xuất xứ, nhãn mác không chỉ vì mục đích giảm giá thành, tăng lợi nhuận; mà với một số doanh nghiệp còn nhằm hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu đi nước ngoài, đồng thời hưởng lợi “miễn phí”, bất hợp pháp từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.
Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã tham gia vào CPTPP cũng như hàng loạt các FTA thế hệ mới, việc xác định rõ ràng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) đặc biệt quan trọng. Nếu làm không đúng, Việt Nam sẽ bị đánh giá là để cho các doanh nghiệp lạm dụng nguồn gốc của quốc gia trong khi nguồn gốc Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế trong nội khối CPTPP.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, một trong những quyền cơ bản của người tiêu dùng là được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa mà tổ chức, cá nhân cung cấp, là hành vi bị cấm.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức có hành vi cố tình ghi sai nhãn mác hàng hóa là vi phạm các quy định trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Trường hợp nếu phát hiện nhãn hàng hóa ghi sai quy định hoặc nhãn, mác không ghi đúng bản chất của sản phẩm thì gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý, nhằm bảo đảm các quyền lợi của người tiêu dùng.
Một số nước trên thế giới đưa ra chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, theo quy định của Ý, tổ chức, cá nhân gắn nhãn “Made in Italy” vào sản phẩm đồ da không đáp ứng tiêu chí “Made in Italy” có thể phải nộp phạt tới 100.000 Euro.
Tại Canada, theo Luật Cạnh tranh, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm việc gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm có thể bị phạt hành chính lên đến 15 triệu Đôla Canada, truy cứu trách nhiệm hình sự và/hoặc phạt tù từ 1 – 14 năm.
Do đó, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn “sản xuất tại Việt Nam” – “made in Việt Nam” là cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, giúp hàng hóa Việt Nam khẳng định chất lượng, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
Việc bán tràn lan tem mác thế này khiến cho thị trường tiêu dùng càng “loạn”.
Tràn lan tem mác
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là việc quản lý chưa thực sự chặt chẽ việc in nhãn mác. Người ta hoàn toàn có thể ra chợ thuê in nhãn mác, sau đó tuỳ tiện gắn vào sản phẩm bất kỳ nào đó.
Vấn đề này tồn tại hàng chục năm qua, ai cũng thấy nhưng cơ quan chức năng không dẹp được thì khó lòng ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín, hay hàng không rõ nguồn gốc trên thị trường. Phóng viên đã có một cuộc khảo sát tại phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nơi đây được mệnh danh là “kinh đô” của các loại nhãn mác. Tại đây, ai cũng có thể dễ dàng mua các món đồ liên quan đến ngành may mặc như kim chỉ, cúc áo, vải ren… với mức giá rất rẻ. Đặc biệt, nhãn mác của các hãng nổi tiếng thế giới như Gucci, Levis… được bày bán rất nhiều, chỉ với 250.000 đồng/cọc 200 chiếc, người ta có thể “phù phép” cho một sản phẩm của mình thành hàng thương hiệu.
Không ngoại lệ, các tem mác “made in Vietnam” cũng khá nhiều, các chủ cửa hàng thời trang chỉ cần gắn mác là họ thể bày bán sản phẩm “made in Vietnam”. Rõ ràng đây là kẽ hở để hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn, đánh lừa người tiêu dùng.
Tại một cửa hàng có tên MĐ, ngay đầu phố Hàng Bồ, chủ cửa hàng tiết lộ: Tuỳ từng chất liệu và loại nhãn mác mà giá cả tại đây có sự khác biệt nhau. Với loại mác bình thường, không có thương hiệu giá khoảng 300 đồng/chiếc. Một số nhãn mác có thương hiệu nổi tiếng như D&G, Chanel giá 500 đồng – 1.000 đồng/chiếc.
Chủ này cũng không quên giới thiệu với chúng tôi sản phẩm mác “made in Vietnam”: “Các em có lấy nhãn này không? Loại này giờ nhiều người tìm mua lắm, giá là 350.000 đồng/một bộ 200 chiếc. Hàng này được in cách điệu với nhãn mác thật của một số thương hiệu ngoài thị trường. Nếu không tinh ý chắc chắn không thể nhận ra đâu. Còn có cả mác “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, tuỳ thích nhé, các em cứ chọn đi”.
Chưa khi nào người tiêu dùng lại hoang mang về hàng hoá được gắn mác “Made in Vietnam” như hiện nay.
Không chỉ những nơi gọi là “kinh đô” của nhãn mác, mà hiện nay trên mạng Internet cũng tràn lan dịch vụ in, thêu bán các loại theo yêu cầu của khách. Chỉ cần lên Google gõ từ khoá “mua mác quần áo” có thể cho ra hàng loạt kết quả.
Một chủ trang mạng xã hội chuyên bán các loại mác gắn vào quần áo, giày dép cho hay: “Việc này chưa thấy ai cấm đoán gì, mình chỉ bán nhãn mác theo yêu cầu của khách. Chủ yếu ở đây bọn em in, thêu các tem mác của các hãng nổi tiếng thế giới như Gucci, Chanel vì họ mua về gắn vào hàng gia công, hàng nhập Trung Quốc. Còn số người đặt mác “made in Vietnam” không nhiều, bởi theo họ dù sao hàng gắn mác Việt Nam phải có chất lượng tương đối mới có thể gắn”.
Nhiều con buôn tiết lộ, người tiêu dùng hiện nay khá ưa chuộng hàng Việt Nam, bởi những thương hiệu nổi tiếng sẽ khó lòng mà mua được, còn mua giá rẻ thì 100% là hàng nhái. Tuy nhiên, đa số hàng Việt Nam đều mang đi xuất khẩu, một số rất ít được tiêu thụ trong nước nên hàng “made in Viet Nam” không có nhiều.
(Theo Công An Nhân Dân)
No comments:
Post a Comment