Móc túi của Nhà nước chính là móc túi của hàng triệu người dân để làm giàu cho cá nhân mình. Đấy chính là tội ác.
Có một câu chuyện mà vẫn được nhắc đến như câu chuyện thường ngày đó là tham nhũng. Tham nhũng lớn đã đành, lại cả tham nhũng vặt đang diễn ra ở nhiều cơ quan, ban ngành. Tham nhũng xét cho cùng cũng là một kiểu móc túi. Móc túi của người dân và móc túi của Nhà nước.
Tham nhũng móc túi của người dân đó là những kiểu tham nhũng vặt, trong việc sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho người dân, trì hoãn, dây dưa giải quyết các công việc hành chính – dân sự ở cơ sở, mục đích là buộc người dân muốn được việc thì buộc phải móc tiền trong túi ra. Vâng, trớ trêu ở chỗ là chính người dân buộc phải tự móc túi mình. Thủ đoạn của kiểu tham nhũng này là cố ý làm phức tạp hóa những việc đơn giản, lợi dụng những quy định của thủ tục hành chính để hành dân.
Còn những loại tham nhũng lớn. Đó là móc túi của Nhà nước.
Những loại tham nhũng này cũng đa dạng, lắm chiêu nhiều phép. Một người tham nhũng, hai người tham nhũng, cả nhóm theo nhóm, mà người ta vẫn gọi là lợi ích nhóm. Đây là dạng, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền giải quyết. Loại tham nhũng này thường xảy ra ở các hoạt động dự án, đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, đất đai, tài chính – ngân hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, mở mang khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế…
Tuy nhiên, xét cho cùng thì móc túi của Nhà nước cũng chính là móc túi của nhân dân. Bởi tiền của ngân sách Nhà nước chính là tiền đóng thuế của người dân. Nếu không thu hồi được số tiền khổng lồ từ tham nhũng ấy thì suy cho cùng vẫn là người dân phải chịu. Vì vậy móc túi của Nhà nước chính là móc túi của hàng triệu người dân để làm giàu cho cá nhân mình. Đấy chính là tội ác.
Nếu để tham nhũng có cơ hội phát triển sẽ làm nghèo đất nước, có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và các mục tiêu phát triển của đất nước ta. Kinh tế chậm phát triển, tái lạm phát tiềm tàng và khủng hoảng có nhiều dấu hiệu tăng lên… Khi đó, tham nhũng có thể làm hỏng cả vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, làm giảm sút nghiêm trọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại lớn đến phát triển tiềm lực quốc gia.
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Có một câu chuyện mà vẫn được nhắc đến như câu chuyện thường ngày đó là tham nhũng. Tham nhũng lớn đã đành, lại cả tham nhũng vặt đang diễn ra ở nhiều cơ quan, ban ngành. Tham nhũng xét cho cùng cũng là một kiểu móc túi. Móc túi của người dân và móc túi của Nhà nước.
Tham nhũng móc túi của người dân đó là những kiểu tham nhũng vặt, trong việc sách nhiễu, cố ý gây phiền hà cho người dân, trì hoãn, dây dưa giải quyết các công việc hành chính – dân sự ở cơ sở, mục đích là buộc người dân muốn được việc thì buộc phải móc tiền trong túi ra. Vâng, trớ trêu ở chỗ là chính người dân buộc phải tự móc túi mình. Thủ đoạn của kiểu tham nhũng này là cố ý làm phức tạp hóa những việc đơn giản, lợi dụng những quy định của thủ tục hành chính để hành dân.
Còn những loại tham nhũng lớn. Đó là móc túi của Nhà nước.
Những loại tham nhũng này cũng đa dạng, lắm chiêu nhiều phép. Một người tham nhũng, hai người tham nhũng, cả nhóm theo nhóm, mà người ta vẫn gọi là lợi ích nhóm. Đây là dạng, thao túng vào tổ chức, thể chế và chính sách cùng những người có trọng trách, có thẩm quyền giải quyết. Loại tham nhũng này thường xảy ra ở các hoạt động dự án, đấu thầu, các hợp đồng kinh tế, đất đai, tài chính – ngân hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, mở mang khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế…
Tuy nhiên, xét cho cùng thì móc túi của Nhà nước cũng chính là móc túi của nhân dân. Bởi tiền của ngân sách Nhà nước chính là tiền đóng thuế của người dân. Nếu không thu hồi được số tiền khổng lồ từ tham nhũng ấy thì suy cho cùng vẫn là người dân phải chịu. Vì vậy móc túi của Nhà nước chính là móc túi của hàng triệu người dân để làm giàu cho cá nhân mình. Đấy chính là tội ác.
Nếu để tham nhũng có cơ hội phát triển sẽ làm nghèo đất nước, có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và các mục tiêu phát triển của đất nước ta. Kinh tế chậm phát triển, tái lạm phát tiềm tàng và khủng hoảng có nhiều dấu hiệu tăng lên… Khi đó, tham nhũng có thể làm hỏng cả vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, làm giảm sút nghiêm trọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại lớn đến phát triển tiềm lực quốc gia.
No comments:
Post a Comment