Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thuộc Bộ GTVT thực hiện hợp đồng vay thời hạn dao động 16-40 năm bằng USD và yên Nhật để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc.
Nợ phải trả của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tính đến cuối năm ngoái đã vượt hơn 87.000 tỷ đồng, tăng 7.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Theo báo cáo tài chính kiểm toán, tổng nợ đang chiếm 90% cơ cấu nguồn vốn và phần lớn hình thành từ các khoản vay tài chính dài hạn.
Ba “chủ nợ” lớn nhất của VEC là Ngân hàng Phát triển châu Á với dư nợ cuối kỳ hơn 31.200 tỷ đồng, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản với dư nợ 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Riêng khoản vốn vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hiện đã được chuyển giao về cho JICA quản lý.
Hầu hết các hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc như Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi… với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.
Dự án cao tốc Hà Nội – Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư.
Vì hợp đồng bằng nguyên tệ USD và yên Nhật nên ngoài lãi vay và phí cam kết, năm ngoái VEC còn ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 2.100 tỷ đồng. Khoản lỗ này là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế giảm 390 lần so với năm trước, đạt chưa đến 3 tỷ đồng trong khi doanh thu thu phí cao tốc và lãi tiền gửi ngân hàng đều tăng. Dù vậy, con số này vẫn cao gấp 6 lần so với kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Theo kế hoạch năm ngoái, VEC đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận 365 triệu đồng. Nguồn thu khai thác các tuyến cao tốc chiếm hơn 92% trong cơ cấu doanh thu, phần còn lại đến từ lãi góp vốn và tiền gửi đầu tư ngắn hạn.
Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư. Ảnh: Đắc Thành.
Ước tính dự án Nội Bài – Lào Cai đóng góp 1.280 tỷ đồng doanh thu. Tiếp đến là cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây với 981 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với 646 tỷ đồng và cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với 229 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được thành lập theo Quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2004 của Bộ GTVT với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tới ngày 12/4/2004, VEC chính thức ra mắt đi vào hoạt động.
Tại Quyết định phê duyệt mạng lưới đường cao tốc quốc gia đến năm 2020 và sau năm 2020 của Chính phủ, VEC được xác định là đơn vị nòng cốt, chủ lực trong việc xây dựng và phát triển đường cao tốc ở Việt Nam.
Chính phủ có cơ chế áp dụng thí điểm cho các dự án của VEC, đây là một cơ chế đặc thù hết sức linh hoạt, không giống bất kỳ Ban QLDA nào của Bộ GTVT.
VEC cũng được coi là tiên phong “khai phá” mô hình mới trong lĩnh vực xây dựng giao thông: vừa là chủ đầu tư, vừa trực tiếp triển khai thực hiện các dự án đường cao tốc.
Nguồn: VnExpress
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Nợ phải trả của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tính đến cuối năm ngoái đã vượt hơn 87.000 tỷ đồng, tăng 7.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Theo báo cáo tài chính kiểm toán, tổng nợ đang chiếm 90% cơ cấu nguồn vốn và phần lớn hình thành từ các khoản vay tài chính dài hạn.
Ba “chủ nợ” lớn nhất của VEC là Ngân hàng Phát triển châu Á với dư nợ cuối kỳ hơn 31.200 tỷ đồng, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản với dư nợ 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Riêng khoản vốn vay từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hiện đã được chuyển giao về cho JICA quản lý.
Hầu hết các hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc như Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi… với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.
Dự án cao tốc Hà Nội – Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư.
Vì hợp đồng bằng nguyên tệ USD và yên Nhật nên ngoài lãi vay và phí cam kết, năm ngoái VEC còn ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 2.100 tỷ đồng. Khoản lỗ này là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế giảm 390 lần so với năm trước, đạt chưa đến 3 tỷ đồng trong khi doanh thu thu phí cao tốc và lãi tiền gửi ngân hàng đều tăng. Dù vậy, con số này vẫn cao gấp 6 lần so với kế hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Theo kế hoạch năm ngoái, VEC đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận 365 triệu đồng. Nguồn thu khai thác các tuyến cao tốc chiếm hơn 92% trong cơ cấu doanh thu, phần còn lại đến từ lãi góp vốn và tiền gửi đầu tư ngắn hạn.
Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư. Ảnh: Đắc Thành.
Ước tính dự án Nội Bài – Lào Cai đóng góp 1.280 tỷ đồng doanh thu. Tiếp đến là cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây với 981 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình với 646 tỷ đồng và cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với 229 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được thành lập theo Quyết định số 3033/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2004 của Bộ GTVT với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tới ngày 12/4/2004, VEC chính thức ra mắt đi vào hoạt động.
Tại Quyết định phê duyệt mạng lưới đường cao tốc quốc gia đến năm 2020 và sau năm 2020 của Chính phủ, VEC được xác định là đơn vị nòng cốt, chủ lực trong việc xây dựng và phát triển đường cao tốc ở Việt Nam.
Chính phủ có cơ chế áp dụng thí điểm cho các dự án của VEC, đây là một cơ chế đặc thù hết sức linh hoạt, không giống bất kỳ Ban QLDA nào của Bộ GTVT.
VEC cũng được coi là tiên phong “khai phá” mô hình mới trong lĩnh vực xây dựng giao thông: vừa là chủ đầu tư, vừa trực tiếp triển khai thực hiện các dự án đường cao tốc.
Nguồn: VnExpress
No comments:
Post a Comment