Cập nhật tin tức nóng hổi

Giáo dục vẫn chưa thoát cảnh “làm tiền”

Ngày 2/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thông tin ban đầu về vụ án liên quan đến các bị can phạm tội “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại trường Đại học Đông Đô. Trong đó, 4 bị can cùng là cán bộ trường Đại học Đông Đô đã có hành vi chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các trung tâm để thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu lấy nhanh bằng đại học chính quy nhưng không tham gia học nhằm thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Giáo dục vẫn chưa thoát cảnh “làm tiền”
Phẫn nộ vụ cấp bằng không cần đi học tại Đại học Đông Đô

Sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả đã là một cái tội. Thế mà cái tội ấy còn được thực hiện bởi chính những con người làm trong ngành giáo dục thì càng đáng bị lên án.

Nền giáo dục Việt Nam trước thời cuộc nền kinh tế thị trường, vốn dĩ đã không đạt được chất lượng như xã hội kỳ vọng mà còn chẳng thể thoát khỏi “ám ảnh đồng tiền”. Giáo dục mà “tha hoá” liệu rằng có phải là thảm hoạ cho quốc gia?

Kinh doanh giáo dục…

Quá trình xác minh, Phòng 6, Cục An ninh Chính trị nội bộ và Cục An ninh điều tra Bộ Công an bước đầu xác định: Vụ án xảy ra tại trường đại học Đông Đô là hoạt động có tổ chức gồm nhiều đối tượng tham gia trên quy mô toàn quốc. Số đối tượng này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, vi phạm quy định tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

Đáng chú ý, các trường hợp sử dụng văn bằng đều là những người có uy tín, vị trí chủ chốt trong các cơ quan, ban, ngành, phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên cứu sinh để nâng cao trình độ.

Dễ dàng nhận thấy, mọi “lỗi lầm” đều từ cái “bằng cấp” mà ra. Người ta cần bằng cấp để lên lương, để được trọng dụng. Và chính nhờ cái bằng, cái chứng chỉ, các cán bộ giáo dục mới có thể mang sự nghiệp giáo dục ra để kinh doanh như một món sản phẩm tầm thường.

Sâu xa cũng từ việc trọng “bằng cấp” mà chưa trọng “thực tài”. Một sự hành chính hoá, máy móc hoá giấy tờ đến mức “tụt hậu”!

Sau những vụ việc dùng tiền để mua bằng cấp, dùng tiền để mua điểm đại học, dùng tiền để “lên lớp”,… Phủ khắp các cấp học của giáo dục đều nhuốm “màu sắc kinh doanh”. Thử hỏi, lòng tin nào còn sót lại cho ngành giáo dục nước nhà?

Tràn lan là mất kiểm soát!

Đại học Đông Đô là một trường đại học ngoài công lập. Tức, ngay bản thân nó hình thành cũng từ mục đích chính là “kinh doanh”. Tất nhiên, trường học ngoài công lập hay trường tư thục không phải chỉ riêng nhằm mục đích kinh doanh. Nhưng, nó là điều kiện để dẫn tới những hệ quả tiêu cực khác sẽ được nhắc đến phía sau đây.

Thời gian qua, trường học ngoài công ở Việt Nam mọc lên tràn lan, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng. Theo chân, hàng loạt các ngành được mở đào tạo mà không hề tính toán đến những con số đầu vào. Hậu quả là các trường rơi vào “cuộc chiến” giành giật học sinh, đến mức giáo dục đại học gần như được “phổ cập toàn dân”. Chỉ vài điểm cũng có thể đi học đại học, cao đẳng. Chính chất lượng đầu vào thấp thậm tệ cũng là bài toán không lời giải cho việc đào tạo. Từ đây, việc mua bán điểm, mua bán bằng cấp bắt đầu phát triển.

Chưa hết, với những trường hợp học để lấy văn bằng thứ hai, học để nâng cao trình độ như được nhắc đến tại Đại học Đông Đô ở phía trên thì việc tuyển sinh lại càng dễ. Người học không cần thi đầu vào, và thậm chí là chẳng cần phải đi học như thực tế đã xảy ra.

Chắc chắn rồi, cán bộ đang đi làm, người đang có gia đình thì ai muốn đi học, ai muốn ngồi ghế giảng đường nữa. Cứ bỏ tiền mà có tấm bằng thì họ sẵn sàng đánh đổi. “Thuận mua, vừa bán”! Tất cả đã “nâng tầm” việc mua bán bằng cấp lên thành những vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

Nói đến đây, tất cả đã nhìn nhận được thực trạng chất lượng quản lý giáo dục bị xuống cấp. Nó xuống cấp ngay từ chính giai đoạn quy hoạch giáo dục cho đến tận quá trình ổn định quản lý.

Những sai phạm ở Đại học Đông Đô đã xảy ra từ lâu nhưng đến tận ngày hôm nay mới bị phát hiện, phanh phui. Đáng buồn hơn cả là những sai phạm này chỉ bị phát hiện do chính nội bộ tố cáo nhau vì “ăn chia không đều”.

Vậy đấy, hàng loạt các cấp quản lý, hàng loạt các quy định, quy chế cồng kềnh nhưng tất cả đều “thất bại”. Thất bại trước “đồng tiền”.

Ngoài kia, còn bao nhiêu trường khác giống như Đông Đô nhưng chưa bị phát giác? Đợi đến khi họ vì ăn chia không đều mà tự tố cáo nhau hay sẽ phải tự bật lên để lấy lại trật tự của quy chế quản lý giáo dục. Chút niềm tin cuối cùng này xin được giành cho ngành Giáo dục tiếp tục trả lời. Xin đừng đánh mất chút lòng tin còn sót lại hàng triệu triệu người dân Việt Nam, nhưng người đang ngóng trông vào sự phát triển của giáo dục nước nhà. , ,

1 comment:

  1. Quyến rũ, quyến rũ là đặc quyền của phái nữ, mùi hương sang chảnh ngọt ngào đúng như tên gọi nữ hoàng của nước hoa charme queen, màu đỏ gợi cảm, huyền bí và mạnh mẽ. Nước hoa là vật bất li thân của phụ nữ trên thế giới, đặc biệt là sự thanh lịch của phụ nữ Pháp. Với nhu cầu sử dụng nước hoa chính hãng, chất lượng. Siêu thị nước hoa chính hãng mang đến sản phẩm nước hoa Charm Queen chính hãng, bảo hành tới giọt cuối cùng.
    Đừng nhận mình là phụ nữ hay phụ nữ đẹp nếu bạn chưa tìm được loại nước hoa ưng ý, từ cổ xưa, phụ nữ trên khắp thế giới đã tìm ra cách sử dụng mùi hương để cơ thể luôn thơm dễ chịu, thể hiện được cá tính và phong cách của mình. Charme queen là sự lựa chọn hàng đầu của phụ nữ Việt, giá thành phải chăng, hương thơm sánh ngang nước hoa Pháp tiền triệu đến chục triệu.

    ReplyDelete