Từ tên gọi ‘trạm thu giá” gây phản ứng trong dư luận, dự thảo thông tư của Bộ Giao thông vận tải liền đổi thành ‘trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ’ và nay bộ này đã quay lại gọi là… trạm thu phí.
Sau khi đổi trạm thu phí thành trạm thu giá rồi chuyển về trạm thu phí, dự kiến gọi là trạm thu tiền, đến nay Bộ Giao thông vận tải dự định trở lại tên cũ là trạm thu phí
Cụ thể, trong dự thảo thông tư thay thế thông tư số 49/2016/TT-BGTVT về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến góp ý, trạm thu phí được định nghĩa: là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông.
Đáng chú ý, để thuận tiện cho việc thu phí tự động không dừng theo nguyên tắc xe dán 1 thẻ nộp phí có thể đi qua tất cả tTheo Tuổi trẻrạm thu phí trên cả nước, dự thảo thông tư quy định: trạm thu phí sử dụng công nghệ cho việc thu phí phải được chuẩn hóa, đồng bộ dữ liệu và phù hợp với công nghệ chung của các trạm thu phí đang áp dụng và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Dự thảo cũng quy định rõ trạm thu phí phải áp dụng hệ thống công nghệ thu một dừng, thu điện tử tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Toàn bộ hệ thống công nghệ thu, hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của trạm thu phí phải đảm bảo kết nối trực tuyến, ổn định và liên tục với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vị trí trạm thu phí phải được công khai khi công bố dự án và được xác định trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của nhà nước; phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng); phải thuận lợi cho việc thu tiền, đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án đối với dự án đối tác công tư.
Đối với các trạm thu phí thu theo hình thức thu hở (thu theo lượt), vị trí trạm thu phí phải được công khai cho chính quyền cấp huyện và nhân dân địa phương trong thời gian 30 ngày trước thời điểm quyết định duyệt dự án xây dựng trạm thu phí.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức công bố công khai vị trí trạm thu phí tại trụ sở UBND quận (huyện), phường (xã) nơi dự kiến đặt trạm thu phí.
Đối với quốc lộ, trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án và được lấy ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, hiệp hội vận tải ôtô tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trạm thu phí…
Để phục vụ giám sát, dự thảo quy định trạm thu phí phải định kỳ sao lưu dữ liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
Từ ‘trạm thu giá’ đến ‘trạm thu phí’
Năm 2016, Bộ Giao thông vận tải ban hành thông tư 35/2016/TT-BGTVT, đổi tên “phí sử dụng đường bộ” thành “giá dịch vụ sử dụng đường bộ”. Từ đó, các trạm thu phí đều đổi tên thành “trạm thu giá” thay vì sử dụng đầy đủ cụm từ “trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ”, gây ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 4-6-2018, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết “tiếp thu ý kiến của dư luận xã hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ nghiên cứu chỉnh sửa tên trạm thu phí thành một tên khác phù hợp”.
Trước ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Không việc gì phải nghiên cứu hay trình gì nữa, cứ đưa về tên cũ trạm thu phí là ổn, “trạm thu phí” là cái tên rất đúng và quen gọi, không có lý do gì để đổi. Nếu Bộ Giao thông vận tải cứ nghiên cứu rồi trình thì sẽ rất mất thời gian, không cần thiết”.
Đến ngày 10-7-2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi các nhà đầu tư dự án BOT yêu cầu đổi lại tên “trạm thu giá” thành “trạm thu phí” trước ngày 20-7-2018.
Tháng 5-2019, Bộ Giao thông vận tải xây dựng dự thảo thông tư thay thế thông tư số 49/2016/TT-BGTVT dự kiến gọi trạm thu phí là “trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ”. Tuy nhiên, sau những ý kiến trái chiều, dự thảo thông tư mới nhất “trả lại tên cho em”, quay trở về tên trạm thu phí.
Theo Tuổi trẻ Giao thông , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment