Cập nhật tin tức nóng hổi

Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan

Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan
Thức ăn đường phố là một phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người dân Bangkok.

Khi chính phủ Thái Lan dọa cấm các quầy hàng trên đường phố, các người bán quà rong ở khu vực Ari của Bangkok đã áp dụng một thông lệ cổ về phối hợp màu sắc.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 1
Khi Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan băng hà vào tháng 10/2016, các thần dân mặc đồ tang màu đen trong nhiều tháng để thể hiện lòng tôn trọng. Bây giờ, nhiều người Thái Lan có tủ áo với quần áo nhiều màu, nhưng với những người bán hàng rong ở khu phố Ari phía bắc Bangkok, thì sự lựa chọn thời trang mang tính biểu tượng nhiều hơn là sở thích ăn mặc đa dạng.

Kể từ năm 2014, chính phủ quân sự Thái Lan đã lấy việc làm sạch Bangkok là một phần quan trọng trong nền tảng chính trị, nhằm vào các quầy hàng rong để giảm bớt rác thải và dành chỗ cho người đi bộ. Sáng kiến này đã nhận được phản ứng hỗn hợp từ người dân địa phương, họ đồng ý rằng tiêu chuẩn vệ sinh là cần thiết nhưng không thể đồng ý về cách thức thực hiện.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 2
Chủ nhật: Màu đỏ, tương ứng với mặt trời và thần Surya của đạo Hindu.

Vào tháng 12/2016, các quan chức chính phủ đã lệnh các quầy hàng ở Ari, một khu hàng ăn nổi tiếng, phải được dẹp bỏ trước 8/3/2017. Nhưng chỉ vài ngày trước hạn chót này, các quan chức đã thay đổi ý định, ra thông báo rằng các quầy hàng lúc này được phép ở lại.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 4
Thực phẩm đường phố là một phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người dân ở đây, với các quầy cung cấp các bữa ăn giá rẻ chỉ bằng một phần giá ở các nhà hàng. Vào giờ ăn trưa và vào cuối ngày làm việc, các vỉa hè của Ari đông nghịt người háu đói ngồi chờ các món ăn vừa gọi. Một quầy hàng kiểu cafeteria ở góc phố Phahon Yothin 7 đặc biệt nổi tiếng với món gub kao (nghĩa đen là 'cơm'), một loại món ăn thập cẩm thịt và rau được bày trong các chảo rộng bằng kim loại.

Lo sợ khả năng mất sinh kế, cộng đồng những người bán hàng rong ở Ari tập hợp nhau lại, tổ chức các cuộc họp thường xuyên để bàn cách cải thiện khu phố và duy trì được công ăn việc làm của họ. Ở một trong những cuộc họp này, họ đã quyết định áp dụng một truyền thống cổ xưa về phối hợp màu áo để mang lại vẻ đẹp cho vỉa hè, và cho thấy giá trị mà họ mang lại cho đường phố Bangkok.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 5
Thứ hai: Màu vàng, tương ứng với mặt trăng và thần Chandra của đạo Hindu

Ở Thái Lan, mỗi ngày trong tuần đều gắn với một màu cụ thể liên quan đến một thiên thể. Truyền thống này xuất phát từ Ấn Độ giáo, mà nó đã ảnh hưởng đến nền văn hoá Thái Lan kể từ khi Đế Chế Hindu Angkor cai trị vùng này từ thế kỉ 9 đến thế kỷ 15. Các hành tinh được tương ứng với các thần Hindu mà tính cách của họ được thể hiện đúng nhất - ví dụ như thần Surya, được cho là có tính cách khắc nghiệt, là đại diện cho Mặt trời. Ở Thái Lan, mỗi vị thần được ấn định màu sắc dựa trên hình ảnh của của hành tinh mà vị thần đó được gắn kết. Ví dụ, thứ ba liên kết đến màu hồng dựa trên màu sắc của sao Hỏa mà nó gắn kết với thần Mangala là thần chiến tranh Hindu (mặc dù thần Mangala được thể hiện là màu đỏ trong thần thoại học Hindu chính thống).
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 6
Vào thứ tư các người bán hàng rong mặc màu xanh lá cây, tương ứng với sao Thủy và thần Budha (không phải Đức Phật). Vào thứ năm, họ mặc màu da cam, tượng trưng cho sao Mộc và thần Brihaspati. Vào thứ sáu, màu xanh lục nhạt đại diện cho sao Kim và thần Shukra. Vào thứ bảy, màu tím tương ứng với sao Thổ và thần Shani.

Và vào chủ nhật, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời và thần Surya. Màu của thứ hai là vàng để tôn vinh mặt trăng và thần Chandra. Đây cũng là màu của lá cờ hoàng gia, vì cả nhà vua đã mất lẫn nhà vua hiện tại đều được sinh ra vào ngày thứ hai, và những hình ảnh trưng bày công khai của họ thường có màu vàng.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 7
Thứ Ba Màu hồng, tương ứng với sao Hỏa và thần Mangala của đạo Hindu

Mặc dù mỗi màu sắc có liên quan đến một vị thần, thói quen mặc theo màu đã rất lâu đời nên hầu hết mọi người không coi đó là tôn giáo. Người Thái học về truyền thống từ khi là trẻ em học sinh, và ngày nay các màu sắc theo ngày liên quan nhiều hơn đến bản sắc Thái Lan hơn là tuân theo tôn giáo. "Bạn học về màu cùng lúc với khi bạn học bảng chữ cái," Lek, một người bán trái cây lâu năm ở Ari, nói.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 8
Qua nhiều thế kỷ, màu sắc khác nhau đã được coi là may mắn hơn tại các thời điểm khác nhau trong tuần, mặc dù màu xanh lục nhạt được coi là may mắn vào thứ sáu, nhưng một chút màu xanh lục vào chủ nhật có thể được hiểu là mang theo thảm họa. Người mê tín vẫn thực hiện nghiêm túc truyền thống này, họ tin rằng không dùng đúng màu sắc có thể có hậu quả trong cuộc sống, từ ốm đau đến không may nói chung. Vì cô sinh ra vào thứ ba, Darra Christensen, người Mỹ gốc Thái Lan, nói rằng gia đình cô luôn lo lắng vì cô không dùng ví tiền màu hồng mà họ tin rằng nó sẽ giúp cải thiện tài chính của cô.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 9
Thứ Năm Màu cam, tương ứng với sao Mộc và thần Brihaspati của đạo Hindu

"Lúc đầu tôi bối rối vô cùng, nhưng rồi tôi bắt đầu nhận ra rằng mọi người đều biết những màu 'may mắn' và 'không may mắn' tùy thuộc vào họ được sinh ra vào ngày thứ mấy trong tuần.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 10
Mặc dù rất khó để biết chính xác mức độ hiệu quả của sự phối hợp màu sắc của các người bán hàng rong ở Ari, nhưng nhiều người trong số họ cho rằng sự thống nhất dùng màu đã giúp họ chứng minh cho chính quyền địa phương rằng họ có thể tự điều chỉnh.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 11
Thứ Bảy Màu tím, tương ứng với sao Thổ và thần Shani của đạo Hindu

Màu sắc cũng giúp cộng đồng chống sự tụ tập quá đông; nếu người dân phàn nàn về việc tăng rác rưởi và tắc nghẽn vỉa hè, thì chính quyền địa phương dễ có cớ để dẹp bỏ khu này.
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 12
Các người bán hàng rong ở Ari có thể dễ dàng phát hiện những người từ bên ngoài đang cố vào bán hàng tại đây đơn giản bằng cách nhìn vào màu áo của họ. Micaela Marini Higgs
Truyền thống sắc màu bán hàng rong ở Thái Lan 13
Theo Chaiwat Kanom Pansip, người bán bánh nướng cà ri cá đồng xu, thì việc tất cả mọi người mặc cùng màu cũng làm tăng ý thức cộng đồng, những người bán hàng có cảm giác mình là một phần của cùng một đội ngũ chứ không phải những người cạnh tranh nhau. "Nó làm chúng tôi cảm giác gần gũi, và giúp chúng tôi thể hiện điều đó," ông nói.

Micaela Marini Higgs ,

No comments:

Post a Comment