Sự lựa chọn đúng đắn hơn cho đất nước ta có vẻ vẫn là mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (theo mô hình các quốc gia Đông Bắc Á) chứ không hẳn là mô hình nhà nước điều chỉnh (theo kiểu Anh-Mỹ).
LTS: TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có bài viết phân tích sâu sắc về thể chê nhân Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam. Nội dung này có giá trị xây dựng trong quá trình hoàn thiện bộ máy, xây dựng thể chế ở nước ta, BBT xin giới thiệu tiếp phần 2 bài viết.
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho Việt Nam do chúng ta là một nước có nền tảng văn hóa của Đông Bắc Á.
Thật ra, kể từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã thật sự từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung, mà đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước, đã công nhận cơ chế thị trường, nhưng vẫn coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước. Như vậy tất cả các phần cấu thành quan trọng của một nhà nước kiến tạo phát triển đều đã được khẳng định trong đường lối phát triển của chúng ta.
Có lẽ, chính vì thế, kinh tế nước ta đã có sự phát triển khá ngoạn mục trong thời gian vừa qua. Sau 30 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế, cũng như thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đã tăng đến hàng chục lần. Rất nhiều nước cộng hòa Xô viết (thuộc Liên xô trước đây) từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung đã không có được một sự phát triển ngoạn mục như vậy.
Tuy nhiên, vấn đề là đất nước ta vẫn chưa trở thành “hổ”, thành “rồng’ như các nước Đông Bắc Á.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản nhất là chúng ta đã không thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các công ty, các tập đoàn tư nhân như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mà lại thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Một nguyên cơ bản khác nữa là chúng ta cũng đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa. Có lẽ đây là những khiếm khuyết mà chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để khắc phục. Đồng thời phải kiên trì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Công bằng mà nói, một khuôn khổ khái niệm sáng rõ và mạch lạc về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển chưa thật sự hình thành ở nước ta. Sự lựa chọn của chúng ta trong quá trình đổi mới nếu không phải do may mà đúng, thì cũng chủ yếu là đi theo sự đòi hỏi khách quan của tình hình hơn là trên một nền tảng lý thuyết vững chắc.
Chủ trương cắt giảm bộ máy hiện nay là cơ hội để chúng ta loại bỏ bớt những công chức năng lực hạn chế ra khỏi bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là những cố gắng của chúng ta trong thời gian gần đây lại có vẻ đang đi chệch khỏi mô hình nhà nước kiến tạo phát triển sang mô hình nhà nước điều chỉnh. Khi Chính phủ kiến tạo phát triển được hiểu là: “Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển”; “Nhà nước không làm thay thị trường”; “Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi”…
Đây quả thực là mô thức hành động của nhà nước điều chỉnh (trong đó có Chính phủ điều chỉnh) theo mô hình Anh, Mỹ. Cách làm này đã đưa lại sự phát triển và thịnh vượng cho hai quốc gia nói trên là điều không thể chối cãi. Và trong điều kiện các doanh nghiệp của nước ta làm ăn khó khăn như hiện nay, có lẽ đây cũng là cách làm rất cần thiết.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất ở đây là các điều kiện kinh doanh thuận lợi có thể được tạo ra, nhưng tận dụng chúng lại là các doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải là doanh nghiệp Việt. Thành công của mô hình nhà nước điều chỉnh vì vậy còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các doanh nghiệp trong nước.
Sự lựa chọn đúng đắn hơn cho đất nước ta vì vậy có vẻ vẫn là mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (theo mô hình các quốc gia Đông Bắc Á) chứ không hẳn là mô hình nhà nước điều chỉnh (theo kiểu Anh-Mỹ).
Vượt qua những rủi ro của việc lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển
Lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho đất nước ta, tuy nhiên rủi ro của lựa chọn này là hoàn toàn không nhỏ. Trước hết, là rủi ro về năng lực. Chúng ta có khả năng hoạch định chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn hay không? Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam phải là gì? Đây quả thực là những câu hỏi không dễ trả lời.
Thiếu một đội ngũ lãnh đạo tinh hoa khó lòng hoạch định chính sách phát triển đúng đắn được. Để có được một đội ngũ lãnh đạo như vậy, thu hút người tài vào trong Đảng là rất quan trọng. Đây phải được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng ta trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, tận dụng tri thức của giới Việt kiều tinh hoa để hoạch định chính sách phát triển công nghiệp cũng rất quan trọng.
Rủi ro thứ 2, do đã hội nhập sâu rộng với thế giới và tham gia rất nhiều các hiệp định về tự do thương mại song phương và đa phương, nên không gian chính sách còn lại của Nhà nước ta cho việc hoạch định và triển khai chương trình công nghiệp hóa một cách độc lập và tự chủ là rất nhỏ hẹp.
Bị ràng buộc bởi vô vàn những cam kết quốc tế, Nhà nước rất khó can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp mà chúng ta lựa chọn. Để vượt qua rủi ro này, quan trọng là phải nâng cao năng lực thiết kế các hàng rào kỹ thuật, các hàng rào về thủ tục. Điều này có vẻ như đang đi ngược với những cố gắng cắt giảm thủ tục hành chính của Chính phủ hiện nay.
Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, thì hàng rào kỹ thuật là rất cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ này của đất nước không bị cạnh tranh quốc tế bóp chết từ trong trứng nước. Tận dụng các khoảng trống chính sách cũng rất quan trọng ở đây. Các hiệp định tự do thương mại không hạn chế Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực (ví dụ như an ninh, quốc phòng chẳng hạn). Tại sao chúng ta không đầu tư vào đây, khi cần thiết thì vẫn có thể chuyển giao các thành tựu nghiên cứu cho các lĩnh vực dân sự?
Rủi ro thứ 3, bộ máy hành chính và đội ngũ công chức của chúng ta khá yếu kém. Bộ máy này đang bị chính trị hóa rất nặng nền. Nhiều quan chức hành chính chỉ giỏi nói chính trị, nói nghị quyết, nhưng lại không tài giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, không giỏi điều hành. Không có đội ngũ công chức hành chính tinh hoa, không thể vận hành hiệu quả mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Chủ trương cắt giảm bộ máy hiện nay là cơ hội để chúng ta loại bỏ bớt những công chức năng lực hạn chế ra khỏi bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải lựa chọn cho được những người tài giỏi nhất vào bộ máy hành chính. Truyền thống khoa bảng là điều kiện rất thuận lợi để chúng ta tuyển chọn người tài ở đây. Ngoài ra, tâm lý thích học để làm quan cũng là động lực quan trọng để thu hút người tài vào bộ máy Nhà nước. Vấn đề là phải học thật và thi thật. Phải kiên quyết áp đặt một chế độ khoa bảng và thi tuyển nghiêm khắc nhất vào bộ máy hành chính nhà nước.
Rủi ro thứ 4, quỹ thời gian để xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển còn lại không nhiều.
Với áp lực của hội nhập và dân chủ hóa, mô hình coi trọng phát triển kinh tế hơn mở rộng dân chủ và nhân quyền như nhà nước kiến tạo phát triển chưa chắc đã có được sự chấp nhận của đông đảo công chúng. Để vượt qua thách thức này, truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Không có một nền tảng kinh tế-xã hội phù hợp (với đa số dân chúng là tầng lớp trung lưu) và một nền tảng văn hóa chính trị trưởng thành, những cải cách dân chủ manh động không khéo lại chỉ dẫn đến đổ vỡ và bất ổn xã hội mà thôi.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Chính trị
,
Tin trong nước
LTS: TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có bài viết phân tích sâu sắc về thể chê nhân Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam. Nội dung này có giá trị xây dựng trong quá trình hoàn thiện bộ máy, xây dựng thể chế ở nước ta, BBT xin giới thiệu tiếp phần 2 bài viết.
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho Việt Nam do chúng ta là một nước có nền tảng văn hóa của Đông Bắc Á.
Thật ra, kể từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã thật sự từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung, mà đi theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối công nghiệp hóa đất nước, đã công nhận cơ chế thị trường, nhưng vẫn coi trọng vai trò quản lý của Nhà nước. Như vậy tất cả các phần cấu thành quan trọng của một nhà nước kiến tạo phát triển đều đã được khẳng định trong đường lối phát triển của chúng ta.
Có lẽ, chính vì thế, kinh tế nước ta đã có sự phát triển khá ngoạn mục trong thời gian vừa qua. Sau 30 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế, cũng như thu nhập bình quân đầu người ở nước ta đã tăng đến hàng chục lần. Rất nhiều nước cộng hòa Xô viết (thuộc Liên xô trước đây) từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung đã không có được một sự phát triển ngoạn mục như vậy.
Tuy nhiên, vấn đề là đất nước ta vẫn chưa trở thành “hổ”, thành “rồng’ như các nước Đông Bắc Á.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng cơ bản nhất là chúng ta đã không thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua các công ty, các tập đoàn tư nhân như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mà lại thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Một nguyên cơ bản khác nữa là chúng ta cũng đã không có được một bộ máy hành chính, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa. Có lẽ đây là những khiếm khuyết mà chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để khắc phục. Đồng thời phải kiên trì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển.
Công bằng mà nói, một khuôn khổ khái niệm sáng rõ và mạch lạc về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển chưa thật sự hình thành ở nước ta. Sự lựa chọn của chúng ta trong quá trình đổi mới nếu không phải do may mà đúng, thì cũng chủ yếu là đi theo sự đòi hỏi khách quan của tình hình hơn là trên một nền tảng lý thuyết vững chắc.
Chủ trương cắt giảm bộ máy hiện nay là cơ hội để chúng ta loại bỏ bớt những công chức năng lực hạn chế ra khỏi bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn là những cố gắng của chúng ta trong thời gian gần đây lại có vẻ đang đi chệch khỏi mô hình nhà nước kiến tạo phát triển sang mô hình nhà nước điều chỉnh. Khi Chính phủ kiến tạo phát triển được hiểu là: “Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển”; “Nhà nước không làm thay thị trường”; “Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi”…
Đây quả thực là mô thức hành động của nhà nước điều chỉnh (trong đó có Chính phủ điều chỉnh) theo mô hình Anh, Mỹ. Cách làm này đã đưa lại sự phát triển và thịnh vượng cho hai quốc gia nói trên là điều không thể chối cãi. Và trong điều kiện các doanh nghiệp của nước ta làm ăn khó khăn như hiện nay, có lẽ đây cũng là cách làm rất cần thiết.
Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất ở đây là các điều kiện kinh doanh thuận lợi có thể được tạo ra, nhưng tận dụng chúng lại là các doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải là doanh nghiệp Việt. Thành công của mô hình nhà nước điều chỉnh vì vậy còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các doanh nghiệp trong nước.
Sự lựa chọn đúng đắn hơn cho đất nước ta vì vậy có vẻ vẫn là mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (theo mô hình các quốc gia Đông Bắc Á) chứ không hẳn là mô hình nhà nước điều chỉnh (theo kiểu Anh-Mỹ).
Vượt qua những rủi ro của việc lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển
Lựa chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là tối ưu cho đất nước ta, tuy nhiên rủi ro của lựa chọn này là hoàn toàn không nhỏ. Trước hết, là rủi ro về năng lực. Chúng ta có khả năng hoạch định chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn hay không? Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam phải là gì? Đây quả thực là những câu hỏi không dễ trả lời.
Thiếu một đội ngũ lãnh đạo tinh hoa khó lòng hoạch định chính sách phát triển đúng đắn được. Để có được một đội ngũ lãnh đạo như vậy, thu hút người tài vào trong Đảng là rất quan trọng. Đây phải được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Đảng ta trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, tận dụng tri thức của giới Việt kiều tinh hoa để hoạch định chính sách phát triển công nghiệp cũng rất quan trọng.
Rủi ro thứ 2, do đã hội nhập sâu rộng với thế giới và tham gia rất nhiều các hiệp định về tự do thương mại song phương và đa phương, nên không gian chính sách còn lại của Nhà nước ta cho việc hoạch định và triển khai chương trình công nghiệp hóa một cách độc lập và tự chủ là rất nhỏ hẹp.
Bị ràng buộc bởi vô vàn những cam kết quốc tế, Nhà nước rất khó can thiệp vào thị trường để thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp mà chúng ta lựa chọn. Để vượt qua rủi ro này, quan trọng là phải nâng cao năng lực thiết kế các hàng rào kỹ thuật, các hàng rào về thủ tục. Điều này có vẻ như đang đi ngược với những cố gắng cắt giảm thủ tục hành chính của Chính phủ hiện nay.
Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, thì hàng rào kỹ thuật là rất cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ này của đất nước không bị cạnh tranh quốc tế bóp chết từ trong trứng nước. Tận dụng các khoảng trống chính sách cũng rất quan trọng ở đây. Các hiệp định tự do thương mại không hạn chế Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực (ví dụ như an ninh, quốc phòng chẳng hạn). Tại sao chúng ta không đầu tư vào đây, khi cần thiết thì vẫn có thể chuyển giao các thành tựu nghiên cứu cho các lĩnh vực dân sự?
Rủi ro thứ 3, bộ máy hành chính và đội ngũ công chức của chúng ta khá yếu kém. Bộ máy này đang bị chính trị hóa rất nặng nền. Nhiều quan chức hành chính chỉ giỏi nói chính trị, nói nghị quyết, nhưng lại không tài giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, không giỏi điều hành. Không có đội ngũ công chức hành chính tinh hoa, không thể vận hành hiệu quả mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Chủ trương cắt giảm bộ máy hiện nay là cơ hội để chúng ta loại bỏ bớt những công chức năng lực hạn chế ra khỏi bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải lựa chọn cho được những người tài giỏi nhất vào bộ máy hành chính. Truyền thống khoa bảng là điều kiện rất thuận lợi để chúng ta tuyển chọn người tài ở đây. Ngoài ra, tâm lý thích học để làm quan cũng là động lực quan trọng để thu hút người tài vào bộ máy Nhà nước. Vấn đề là phải học thật và thi thật. Phải kiên quyết áp đặt một chế độ khoa bảng và thi tuyển nghiêm khắc nhất vào bộ máy hành chính nhà nước.
Rủi ro thứ 4, quỹ thời gian để xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển còn lại không nhiều.
Với áp lực của hội nhập và dân chủ hóa, mô hình coi trọng phát triển kinh tế hơn mở rộng dân chủ và nhân quyền như nhà nước kiến tạo phát triển chưa chắc đã có được sự chấp nhận của đông đảo công chúng. Để vượt qua thách thức này, truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Không có một nền tảng kinh tế-xã hội phù hợp (với đa số dân chúng là tầng lớp trung lưu) và một nền tảng văn hóa chính trị trưởng thành, những cải cách dân chủ manh động không khéo lại chỉ dẫn đến đổ vỡ và bất ổn xã hội mà thôi.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
No comments:
Post a Comment