Cập nhật tin tức nóng hổi

Nhà thầu Trung Quốc – Đừng để thời gian bên nhau là thói quen

Thời gian dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thi công bên cạnh chúng ta đã quá lâu. Đừng để thời gian bên nhau là thói quen khi đường sắt chậm tiến độ, chi phí vẫn đội lên hàng ngày.
Nhà thầu Trung Quốc – Đừng để thời gian bên nhau là thói quen
Tuyến đường sắt vẫn chưa thể đưa vào khai thác

Liên tục hẹn và lỗi hẹn

Vào tháng 10 năm 2011 dự án bắt đầu khởi công, theo dự định đến 30/6/2015 có thể cho chạy thử và đi vào khai thác. Nhưng 8 năm dài trôi qua cho đến nay tuyến đường sắt “huyền thoại” do nhà thầu Trung Quốc làm vẫn chưa khai thác được.

Lần đâu tổng thầu EPC thuộc Cục 6 đường sắt Trung Quốc xin lùi tiến độ công trình là tháng 7 năm 2015. Tuy nhiên phía Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam yêu cầu quyết liệt phía Trung Quốc đưa dự án về đúng mốc hẹn 30/6/2016.

Đến gần ngày bàn giao phía nhà thầu Trung Quốc tiếp tục lỗi hẹn. Cuối quý 2 năm 2017 tuyến đường sắt sẽ vận hành chính thức – Bộ Giao Thông Vận Tải đưa ra tói hậu thư. Một lần nữa hẹn xong để đấy, nhà thầu Trung Quốc không thể hoàn thành đúng hẹn và xin lùi đến đầu năm 2018.

Việc lỗi hẹn trở thành “cơm bữa” đối với phía nhà thầu Trung Quốc. Đã lỗi thì lỗi cho trót, đến đầu năm 2018 dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn im lìm như “cô gái mơ màng ngủ quên trong rừng”. Chậm tiến độ, đội vốn đầu tư lên nhiều lần, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Trong dịp 30/4/2019 vừa qua tuyến đường sắt vẫn chưa đưa vào vận hành được. Thời gian tuyến đường sắt đi vào khai thác vẫn là một ẩn số.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trong thực tế thi công chỉ ra phía tổng thầu EPC chưa có kinh nghiệm thiết kế, triển khai dự án nên tiến độ không đạt yêu cầu. Gây thất thoát lãng phí vốn, ngân sách của chủ đầu tư (phía Việt Nam).

Rào cản từ phía nhà tài trợ chưa quyết định duyệt hợp đồng để cấp vốn vay bổ sung. Nhà thầu Trung Quốc hoàn toàn không tính toán, lường trước hết được. Họ dường như đã quá quen vơi việc xin lùi tiến độ, xin điều chỉnh vốn. Nên câu chuyện trách nhiệm đối với họ có vẻ là xa xỉ.

Về nhiệm vụ quản lý và điều hành dự án của Ban quản lý dự án đường sắt chưa sát sao. Có nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý, tư vấn giám sát, quản lý giá vật liệu xây dựng, tiến độ và chất lượng công trình. Phần trách nhiệm này phía chủ đầu tư là Bộ Gia Thông Vận Tải không thể im lặng.

Để giải quyết Bộ Giao Thông Vận Tải đã báo cáo Thủ Tướng đồng thời kết hợp con đường ngoại giao qua Đại sứ quán Trung Quốc để thúc đẩy nhà thầu bàn giao đưa vào khai thác sớm nhất. Một ngày tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chưa hoạt động là một ngày người dân phải cõng các khoản phí bằng đồng thuế của chính mình.

Theo nhà thầu Trung Quốc hiện tại có thể vận hành được tuyến đường sắt. Nhưng yếu tố án toàn không được đảm bảo vì chưa đánh giá hệ thống an toàn. Lỗi này hoàn toàn thuộc về phía nhà thầu Trung Quốc. Tuyến đường sắt trên cao phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới có thể đưa vào khai thác. Nếu nhắm mắt “bấm nút” sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ra các vụ tai nạn khủng khiếp.

Bộ Giao Thông Vận Tải đã yêu cầu nhà thầu Trung Quốc phải khắc phục và chịu trách nhiệm chính trong khâu này.

Đợi nhà thầu Trung Quốc đến bao giờ cho xong?

Sự chậm tiến độ này phần lơn do nhà thầu Trung Quốc. Vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu, chính vì thế Bộ đã thuê chuyên gia Pháp độc lập đánh giá hệ thống an toàn trên toàn tuyến dự án đường sắt.

Hiện tại chuyên gia Pháp đã đánh giá xong 6/14 báo cáo. Việc này hoàn toàn độc lập và không chịu chi phối bởi bên nào.

Phía Cục Đăng Kiểm chưa kiểm định chất lượng số đoàn tàu xong do phía tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp hết hồ sơ các thiết bị.

Dù là bất cứ lý do gì, hiện trạng chậm tiến độ đến gần chục năm khiến người dân vô cùng lo lắng và bức xúc. Phải chăng cứ hẹn và lỗi hẹn nhiều nên họ thành thói quen. Hãy giải quyết triêt để đừng để nhà thầu Trung Quốc “nhờn”.

Nguồn tổng hợp
, , ,

No comments:

Post a Comment