Phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu (27/9), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tung hô sự phát triển kinh tế của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cam kết của họ với chủ nghĩa toàn cầu, và sự ủng hộ Liên Hiệp Quốc và các thể chế quốc tế đa phương khác.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Ông Vương ca ngợi học thuyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhiều lần ám chỉ lên án Mỹ về nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có thương chiến Mỹ – Trung.
“Bảy mươi năm trước, Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho một giai đoạn lịch sử hiện đại, trong đó đất nước này đã bị chia tách và chà đạp. Chúng tôi [ĐCSTQ] đã đứng lên và trở thành những bậc thầy thực sự của đất nước chúng tôi. Bảy thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ một đất nước khép kín, lạc hậu và nghèo đói với nền tảng yếu kém, trở thành một quốc gia cởi mở và đang tiến bước,” ông Vương nói, đề cập tới cột mốc 1/10 kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.
“Những gì Trung Quốc đạt được đã làm phong phú thêm giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân toàn thế giới,” ông Vương nói.
“Không có thành quả nào trong số này là từ trên trời rơi xuống. Thay vào đó, đó là kết quả từ sự chăm chỉ, tầm nhìn và sự can đảm của người dân Trung Quốc. Bí mật đằng sau sự phát triển của Trung Quốc là sự tuân thủ của chúng tôi vào sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của ĐCSTQ, vào con đường phát triển phù hợp với các điều kiện quốc gia của Trung Quốc, vào chính sách cải cách và mở cửa nhà nước, và vào triết lý phát triển lấy con người làm trung tâm.”
“Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành động lực hàng đầu của sự phát triển toàn cầu và là mỏ neo ổn định cho hòa bình thế giới,” ông Vương tuyên bố.
“Được định hướng bởi Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục phấn đấu và tiến lên phía trước. Nhìn lại con đường chúng tôi đã trải qua suốt 70 năm qua, chúng tôi đầy tự hào. Hướng tới hành trình phía trước, chúng tôi hoàn toàn tự tin về tương lai tươi sáng của chúng tôi,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc chỉ muốn theo con đường ngoại giao “độc lập”, trong đó họ không ép buộc các nước khác phải làm theo mệnh lệnh của họ và cũng không cho phép các nước can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Ông Vương thề Bắc Kinh sẽ “không bao giờ khuất phục áp lực” từ các cường quốc bên ngoài.
“Chúng tôi không có ý định xuất khẩu mô hình phát triển của chúng tôi, hoặc rao giảng cho các nước khác, và chúng tôi cũng không gắn bất kỳ yếu tố chính trị nào vào sự hỗ trợ của chúng tôi,” ông Vương nói, có lẽ là nhằm đáp trả những cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc lợi dụng chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường để gây ảnh hưởng chính trị tới các nước phụ thuộc đầu tư từ Bắc Kinh.
Ông Vương đưa ra quan điểm mô tả Trung Quốc là “quốc gia đang phát triển lớn nhất” và tuyên bố đoàn kết với các nước đang phát triển khác trên thế giới. Tuyên bố này của ông Vương rõ ràng là để bác bỏ nỗ lực của các nước như Mỹ và Úc nhằm loại Trung Quốc khỏi vị thế nước đang phát triển.
“Trung Quốc theo đuổi hợp tác cùng có lợi. Trong thế giới toàn cầu hóa này, tất cả các nước đều cùng tiến hoặc cùng lùi. Tâm lý được ăn cả (zero-sum) và chính sách lợi mình hại người (beggar-thy-neighbor) là công thức cho sự thất bại. Trung Quốc cam kết thúc đẩy nền kinh tế thế giới cởi mở và duy trì quy tắc thương mại đa phương lấy WTO làm trung tâm. Trung Quốc cam kết làm cho toàn cầu hóa cởi mở, bao trùm, cân bằng và có lợi hơn cho tất cả,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc ca ngợi hết lời chủ nghĩa toàn cầu và vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc tạo thuận lợi cho nó, đặt ra hoàn cảnh để ngầm lên án cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ.
“Đối với những cơn gió ngược của chủ nghĩa bảo hộ, chúng ta không nên chỉ đứng yên,” ông Vương khuyên. “Xây dựng các bức tường sẽ không giải quyết được những thách thức toàn cầu. Việc đổ lỗi những vấn đề nội tại của chính mình cho các nước khác sẽ không hiệu quả.”
“Bài học về Đại Suy thoái không nên bị lãng quên,” ông Vương nói tiếp. “Thuế quan và khiêu khích tranh chấp thương mại làm đảo lộn chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, làm suy yếu quy chế thương mại đa phương và trật tự thương mại và kinh tế toàn cầu. Chúng thậm chí có thể nhấn chìm toàn thế giới vào suy thoái.”
“Liên quan đến những xung đột và khác biệt thương mại kinh tế, Trung Quốc cam kết giải quyết chúng một cách bình tĩnh, hợp lý và toàn diện, và sẵn sàng thể hiện sự kiên nhẫn và thiện chí tối đa. Nếu bên khác hành động sai trái hoặc không cho thấy sự tôn trọng địa vị hoặc quy tắc bình đẳng trong đàm phán, thì chúng tôi sẽ phải thực hiện những đáp trả cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, và duy trì công lý quốc tế,” ông Vương nói.
“Hãy để tôi nói rõ: Trung Quốc là đất nước có nền văn minh 5.000 năm và 1,4 tỷ dân chăm chỉ và dũng cảm, và một diện tích rộng lớn 9,6 triệu km2. Trung Quốc sẽ không bao giờ hoảng sợ trước đe dọa và không bao giờ khuất phục áp lực,” ông Vương tuyên bố.
“Bất kỳ nước nào đều không hợp pháp và chính đáng khi đứng từ vị thế quyền lực của mình để áp đặt chế tài đơn phương hay tài phán nối dài tới các nước khác. Hành động như vậy không dựa trên luật pháp quốc tế,” ông Vương nói.
Ông Vương gọi việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là ví dụ điển hình về chủ nghĩa đơn phương bất hợp pháp. Ngoại trưởng Trung Quốc không nêu thẳng tên Mỹ hay đề cập tới những vi phạm hiệp ước của Nga, thay vào đó ông Vương tuyên bố sự phản đối chung của Trung Quốc đối với sự phát triển tên lửa hạt nhân đất-đối-không.
Một vấn đề khác mà ông Vương cũng không chỉ trích đích danh bất kỳ nước nào là thỏa thuận hạt nhân Iran với tên chính thức là “Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung” (JCPOA) mà Trung Quốc cực kỳ ủng hộ.
“Về những căng thẳng đang gia tăng tại Trung Đông và khu vực Vùng Vịnh, Trung Quốc đề xuất như sau: Vấn đề hạt nhân Iran nên nhanh chóng quay lại JCPOA. Các nước Vùng Vịnh nên được thúc giục thiết lập một nền tảng cho đối thoại và tham vấn, và các nước bên ngoài khu vực này nên đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh khu vực,” ông Vương nói.
Ông Vương cho biết vấn đề Palestine nên được “đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế”.
“Điều chúng ta thiếu không phải là một kế hoạch [hòa bình] vĩ đại, mà là sự can đảm để thực hiện các cam kết và lương tâm để bảo vệ công lý,” ông Vương nói. “Không nên tiếp tục bàn lùi giải pháp ‘hai nhà nước’ và quy tắc ‘đổi đất lấy hòa bình’ vốn đại diện cho điểm mấu chốt của công lý quốc tế.”
“Đối với người dân Palestine thì việc thành lập một nhà nước độc lập là quyền không thể thay đổi của họ, điều mà không nên bị sử dụng làm con bài mặc cả,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng về một “nước Afghanistan đoàn kết”, nơi tất cả các đảng phái chính trị và các nhóm sắc tộc cùng nhau quyết định tương lai của đất nước này. Ông Vương cũng nhắc tới vấn đề tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan cần có giải pháp hòa bình, và đối với bán đảo Triều Tiên cần “giải pháp chính trị”.
“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) đã thể hiện sẵn sàng thúc đẩy đối thoại. Hy vọng Mỹ có thể thỏa hiệp được với DPRK. Trong bối cảnh phát triển mới trên bán đảo [Triều Tiên], Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần xem xét viện dẫn các điều khoản giảm chế tài trong các nghị quyết liên quan tới DPRK để thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề bán đảo này,” ông Vương nói.
Nói cách khác, Ngoại trưởng Trung Quốc đang yêu cầu quốc tế nới lỏng chế tài cho Bắc Hàn để thưởng cho việc Bình Nhưỡng có những hành động giảm căng thẳng mang tính biểu tượng. Quan điểm này của Trung Quốc là rất khác biệt với cách thức giải quyết vấn đề Bắc Hàn của Mỹ. Washington luôn khẳng định rằng Bình Nhưỡng phải tiến hành phi hạt nhân hóa thực sự trước khi được dỡ bỏ bất kỳ chế tài quốc tế nào.
Ông Vương còn ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) là chiến thắng của sự phát triển toàn cầu “cởi mở, xanh và sạch”, một nỗ lực mang tới an ninh và ổn định thông qua cải thiện kinh tế. Ông Vương đánh giá BRI là “liều thuốc chữa trị” cho “bệnh tật” chính trị và xã hội toàn cầu.
“Chúng tôi hy vọng rằng các nước khác sẽ nắm chắc lấy các cơ hội phát triển do BRI tạo ra để bổ sung động lực mới cho việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 [của Liên Hiệp Quốc]”, ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc không đề cập tới tranh chấp Biển Đông hay một số tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề nóng khác như biểu tình Hồng Kông, Đài Loan, nhân quyền v.v… mà Trung Quốc đang chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ và các nước dân chủ phương Tây.
Theo Trí thức VN
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
Ông Vương ca ngợi học thuyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và nhiều lần ám chỉ lên án Mỹ về nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có thương chiến Mỹ – Trung.
“Bảy mươi năm trước, Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho một giai đoạn lịch sử hiện đại, trong đó đất nước này đã bị chia tách và chà đạp. Chúng tôi [ĐCSTQ] đã đứng lên và trở thành những bậc thầy thực sự của đất nước chúng tôi. Bảy thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ một đất nước khép kín, lạc hậu và nghèo đói với nền tảng yếu kém, trở thành một quốc gia cởi mở và đang tiến bước,” ông Vương nói, đề cập tới cột mốc 1/10 kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ.
“Những gì Trung Quốc đạt được đã làm phong phú thêm giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân toàn thế giới,” ông Vương nói.
“Không có thành quả nào trong số này là từ trên trời rơi xuống. Thay vào đó, đó là kết quả từ sự chăm chỉ, tầm nhìn và sự can đảm của người dân Trung Quốc. Bí mật đằng sau sự phát triển của Trung Quốc là sự tuân thủ của chúng tôi vào sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của ĐCSTQ, vào con đường phát triển phù hợp với các điều kiện quốc gia của Trung Quốc, vào chính sách cải cách và mở cửa nhà nước, và vào triết lý phát triển lấy con người làm trung tâm.”
“Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành động lực hàng đầu của sự phát triển toàn cầu và là mỏ neo ổn định cho hòa bình thế giới,” ông Vương tuyên bố.
“Được định hướng bởi Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục phấn đấu và tiến lên phía trước. Nhìn lại con đường chúng tôi đã trải qua suốt 70 năm qua, chúng tôi đầy tự hào. Hướng tới hành trình phía trước, chúng tôi hoàn toàn tự tin về tương lai tươi sáng của chúng tôi,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc chỉ muốn theo con đường ngoại giao “độc lập”, trong đó họ không ép buộc các nước khác phải làm theo mệnh lệnh của họ và cũng không cho phép các nước can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Ông Vương thề Bắc Kinh sẽ “không bao giờ khuất phục áp lực” từ các cường quốc bên ngoài.
“Chúng tôi không có ý định xuất khẩu mô hình phát triển của chúng tôi, hoặc rao giảng cho các nước khác, và chúng tôi cũng không gắn bất kỳ yếu tố chính trị nào vào sự hỗ trợ của chúng tôi,” ông Vương nói, có lẽ là nhằm đáp trả những cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc lợi dụng chương trình cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường để gây ảnh hưởng chính trị tới các nước phụ thuộc đầu tư từ Bắc Kinh.
Ông Vương đưa ra quan điểm mô tả Trung Quốc là “quốc gia đang phát triển lớn nhất” và tuyên bố đoàn kết với các nước đang phát triển khác trên thế giới. Tuyên bố này của ông Vương rõ ràng là để bác bỏ nỗ lực của các nước như Mỹ và Úc nhằm loại Trung Quốc khỏi vị thế nước đang phát triển.
“Trung Quốc theo đuổi hợp tác cùng có lợi. Trong thế giới toàn cầu hóa này, tất cả các nước đều cùng tiến hoặc cùng lùi. Tâm lý được ăn cả (zero-sum) và chính sách lợi mình hại người (beggar-thy-neighbor) là công thức cho sự thất bại. Trung Quốc cam kết thúc đẩy nền kinh tế thế giới cởi mở và duy trì quy tắc thương mại đa phương lấy WTO làm trung tâm. Trung Quốc cam kết làm cho toàn cầu hóa cởi mở, bao trùm, cân bằng và có lợi hơn cho tất cả,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc ca ngợi hết lời chủ nghĩa toàn cầu và vai trò của Liên Hiệp Quốc trong việc tạo thuận lợi cho nó, đặt ra hoàn cảnh để ngầm lên án cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ.
“Đối với những cơn gió ngược của chủ nghĩa bảo hộ, chúng ta không nên chỉ đứng yên,” ông Vương khuyên. “Xây dựng các bức tường sẽ không giải quyết được những thách thức toàn cầu. Việc đổ lỗi những vấn đề nội tại của chính mình cho các nước khác sẽ không hiệu quả.”
“Bài học về Đại Suy thoái không nên bị lãng quên,” ông Vương nói tiếp. “Thuế quan và khiêu khích tranh chấp thương mại làm đảo lộn chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, làm suy yếu quy chế thương mại đa phương và trật tự thương mại và kinh tế toàn cầu. Chúng thậm chí có thể nhấn chìm toàn thế giới vào suy thoái.”
“Liên quan đến những xung đột và khác biệt thương mại kinh tế, Trung Quốc cam kết giải quyết chúng một cách bình tĩnh, hợp lý và toàn diện, và sẵn sàng thể hiện sự kiên nhẫn và thiện chí tối đa. Nếu bên khác hành động sai trái hoặc không cho thấy sự tôn trọng địa vị hoặc quy tắc bình đẳng trong đàm phán, thì chúng tôi sẽ phải thực hiện những đáp trả cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi, và duy trì công lý quốc tế,” ông Vương nói.
“Hãy để tôi nói rõ: Trung Quốc là đất nước có nền văn minh 5.000 năm và 1,4 tỷ dân chăm chỉ và dũng cảm, và một diện tích rộng lớn 9,6 triệu km2. Trung Quốc sẽ không bao giờ hoảng sợ trước đe dọa và không bao giờ khuất phục áp lực,” ông Vương tuyên bố.
“Bất kỳ nước nào đều không hợp pháp và chính đáng khi đứng từ vị thế quyền lực của mình để áp đặt chế tài đơn phương hay tài phán nối dài tới các nước khác. Hành động như vậy không dựa trên luật pháp quốc tế,” ông Vương nói.
Ông Vương gọi việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là ví dụ điển hình về chủ nghĩa đơn phương bất hợp pháp. Ngoại trưởng Trung Quốc không nêu thẳng tên Mỹ hay đề cập tới những vi phạm hiệp ước của Nga, thay vào đó ông Vương tuyên bố sự phản đối chung của Trung Quốc đối với sự phát triển tên lửa hạt nhân đất-đối-không.
Một vấn đề khác mà ông Vương cũng không chỉ trích đích danh bất kỳ nước nào là thỏa thuận hạt nhân Iran với tên chính thức là “Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung” (JCPOA) mà Trung Quốc cực kỳ ủng hộ.
“Về những căng thẳng đang gia tăng tại Trung Đông và khu vực Vùng Vịnh, Trung Quốc đề xuất như sau: Vấn đề hạt nhân Iran nên nhanh chóng quay lại JCPOA. Các nước Vùng Vịnh nên được thúc giục thiết lập một nền tảng cho đối thoại và tham vấn, và các nước bên ngoài khu vực này nên đóng một vai trò tích cực trong việc duy trì an ninh khu vực,” ông Vương nói.
Ông Vương cho biết vấn đề Palestine nên được “đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc tế”.
“Điều chúng ta thiếu không phải là một kế hoạch [hòa bình] vĩ đại, mà là sự can đảm để thực hiện các cam kết và lương tâm để bảo vệ công lý,” ông Vương nói. “Không nên tiếp tục bàn lùi giải pháp ‘hai nhà nước’ và quy tắc ‘đổi đất lấy hòa bình’ vốn đại diện cho điểm mấu chốt của công lý quốc tế.”
“Đối với người dân Palestine thì việc thành lập một nhà nước độc lập là quyền không thể thay đổi của họ, điều mà không nên bị sử dụng làm con bài mặc cả,” ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng về một “nước Afghanistan đoàn kết”, nơi tất cả các đảng phái chính trị và các nhóm sắc tộc cùng nhau quyết định tương lai của đất nước này. Ông Vương cũng nhắc tới vấn đề tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan cần có giải pháp hòa bình, và đối với bán đảo Triều Tiên cần “giải pháp chính trị”.
“Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) đã thể hiện sẵn sàng thúc đẩy đối thoại. Hy vọng Mỹ có thể thỏa hiệp được với DPRK. Trong bối cảnh phát triển mới trên bán đảo [Triều Tiên], Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần xem xét viện dẫn các điều khoản giảm chế tài trong các nghị quyết liên quan tới DPRK để thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề bán đảo này,” ông Vương nói.
Nói cách khác, Ngoại trưởng Trung Quốc đang yêu cầu quốc tế nới lỏng chế tài cho Bắc Hàn để thưởng cho việc Bình Nhưỡng có những hành động giảm căng thẳng mang tính biểu tượng. Quan điểm này của Trung Quốc là rất khác biệt với cách thức giải quyết vấn đề Bắc Hàn của Mỹ. Washington luôn khẳng định rằng Bình Nhưỡng phải tiến hành phi hạt nhân hóa thực sự trước khi được dỡ bỏ bất kỳ chế tài quốc tế nào.
Ông Vương còn ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) là chiến thắng của sự phát triển toàn cầu “cởi mở, xanh và sạch”, một nỗ lực mang tới an ninh và ổn định thông qua cải thiện kinh tế. Ông Vương đánh giá BRI là “liều thuốc chữa trị” cho “bệnh tật” chính trị và xã hội toàn cầu.
“Chúng tôi hy vọng rằng các nước khác sẽ nắm chắc lấy các cơ hội phát triển do BRI tạo ra để bổ sung động lực mới cho việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 [của Liên Hiệp Quốc]”, ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc không đề cập tới tranh chấp Biển Đông hay một số tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề nóng khác như biểu tình Hồng Kông, Đài Loan, nhân quyền v.v… mà Trung Quốc đang chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ và các nước dân chủ phương Tây.
Theo Trí thức VN
No comments:
Post a Comment