Chuyện Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) lên tiếng góp ý, bảo vệ quyền lợi cho DN là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ mà cơ quan này phải làm. Nhưng cũng đừng nên bảo vệ quyền lợi DN một cách thái quá mà sẵn sàng gạt bỏ đi những tính nhân văn của luật pháp dành cho người lao động, trong đó có LĐN bấy lâu nay.
VCCI kiến nghị bỏ nhiều quyền lợi liên quan đến người lao động, trong đó có lao động nữ đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận
VCCI bảo về quyền lợi cho DN là đúng, nhưng…
Một trong những góp ý đáng chú ý cho dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung tại Hà Nội vừa qua đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận.
Theo đó, góp ý về dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), trong quy định lao động nữ (LĐN) nghỉ 30 phút trong thời gian “đèn đỏ” (hành kinh), VCCI đề nghị bỏ quy định về LĐN trong thời gian “đèn đỏ” được nghỉ mỗi ngày 30 phút hoặc sửa đổi thành LĐN trong độ tuổi còn hành kinh được hỗ trợ bằng tiền do Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ này.
VCCI cũng đề nghị bỏ trường hợp LĐN có thai, nghỉ thai sản; Người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi ra khỏi các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB-XH đã bác bỏ, không đồng ý với kiến nghị này và đề nghị giữ như dự thảo đang nhận được sự đồng tình của người lao động, trong đó có LĐN.
Được biết, hiện nay, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động được áp dụng theo mức xử phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP .
Theo điểm b, khoản 1 Điều 18 của Nghị định này, doanh nghiệp không cho LĐN nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng. Với hành vi không cho LĐN nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Thậm chí, theo như người viết được biết, tuy không chính thức nhưng hiện nay ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khi xét thi đua, khen thưởng lấy lý do LĐN mang thai, nghỉ thai sản là một nhược điểm. Họ cho rằng, trong khoảng thời gian này, LĐN không thể cống hiến nhiều bằng những người khác.
Nhưng, theo người viết, LĐN mang thai và sinh con là thực hiện thiên chức với bản thân, gia đình và cả xã hội. Vì vậy, việc lấy lý do mang thai, nghỉ sinh để đánh giá tính hiệu quả trong thực hiện công việc của lao động nữ là thiếu nhân văn và không hợp lý. Để được hưởng quyền lợi của mình, LĐN cần lên tiếng, còn nếu không, coi như bị mất quyền lợi.
Thực tế cho thấy, việc Bộ LĐ-TB-XH bác kiến nghị của VCCI là có lý vì các quy định này đã thực hiện ổn định từ khi có Bộ Luật Lao động đến nay, trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay cần tiếp tục quy định để bảo đảm quyền lợi của người lao động và bảo đảm mục tiêu bảo vệ thai sản đối với LĐN.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, đây là những quy định tiến bộ về LĐN và NLĐ nói chung trong Bộ Luật Lao động. “Thông qua việc bảo đảm cho NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ nhằm ổn định công việc và ổn định thu nhập cho NLĐ, từ đó bảo vệ cho đứa trẻ của NLĐ có được điều kiện phát triển tốt hơn” – cơ quan soạn thảo cho hay.
Không thể phủ nhận, những quy định nói trên dành cho LĐN áp dụng bấy lâu nay là quy định hết sức nhân văn của các nhà làm luật. Thế nhưng, quy định này có được áp dụng trong thực tế hay không lại là một vấn đề khác. Khoảng cách từ luật đến thực tế vẫn còn quá xa.
Vì thế, chuyện VCCI lên tiếng góp ý, bảo vệ quyền lợi cho DN là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ mà cơ quan này phải làm. Nhưng cũng đừng nên bảo vệ quyền lợi DN một cách thái quá mà sẵn sàng gạt bỏ đi những tính nhân văn của luật pháp dành cho người lao động, trong đó có LĐN bấy lâu nay.
Không thể thiếu vai trò của lao động nữ
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hiện nay, xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại…
Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiêng đóng góp không nhỏ vào nền phát triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; Đinh Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân; Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk; Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG group – Intimex – SeAbank… Trong đó có không ít những phụ nữ tham gia các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động giải trí mang lại bản sắc cũng như quảng bá đất nước Việt Nam ra bạn bè thế giới.
Còn đối với những LĐN bình thường, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có.
Để vượt qua những rào cản đó, để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung, để đi tới thành công thì những người phụ nữ phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều.
Nước ta được đánh giá rất cao trong công tác bình đẳng giới tại Đông Nam Á, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm công tác xã hội, chính trị, kinh tế và đặc biệt là công tác quản lý nhà nước rất cao (cao nhất Đông Nam Á). Để có được thành tích như hiện tại thì cần đề cao vai trò của “Hội phụ nữ Việt Nam” đã đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Vì thế, phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội thì trước tiên người phụ nữ cũng cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình. Bên cạnh đó để phát huy được vai trò của phụ nữ trong xã hội, Đảng, nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần phải làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới trong xã hội; làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới.
Điều này cũng có nghĩa, các cơ quan có trách nhiệm và cộng đồng DN cần phải tích cực hơn nữa trong việc đưa những điều luật mang tính nhân văn vào thực tiễn, nhằm góp phần thúc đẩy sự thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ nói chung, LĐN nói riêng. Chứ VCCI không thể vì quyền lợi của DN mà vô tình tước đi quyền lợi của LĐN, tạo thêm sự bất cập trong hệ thống luật nước nhà.
Kinh tế
,
Tin trong nước
VCCI kiến nghị bỏ nhiều quyền lợi liên quan đến người lao động, trong đó có lao động nữ đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận
VCCI bảo về quyền lợi cho DN là đúng, nhưng…
Một trong những góp ý đáng chú ý cho dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung tại Hà Nội vừa qua đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của dư luận.
Theo đó, góp ý về dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), trong quy định lao động nữ (LĐN) nghỉ 30 phút trong thời gian “đèn đỏ” (hành kinh), VCCI đề nghị bỏ quy định về LĐN trong thời gian “đèn đỏ” được nghỉ mỗi ngày 30 phút hoặc sửa đổi thành LĐN trong độ tuổi còn hành kinh được hỗ trợ bằng tiền do Chính phủ quy định cụ thể mức hỗ trợ này.
VCCI cũng đề nghị bỏ trường hợp LĐN có thai, nghỉ thai sản; Người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi ra khỏi các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB-XH đã bác bỏ, không đồng ý với kiến nghị này và đề nghị giữ như dự thảo đang nhận được sự đồng tình của người lao động, trong đó có LĐN.
Được biết, hiện nay, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động được áp dụng theo mức xử phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP .
Theo điểm b, khoản 1 Điều 18 của Nghị định này, doanh nghiệp không cho LĐN nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng. Với hành vi không cho LĐN nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Thậm chí, theo như người viết được biết, tuy không chính thức nhưng hiện nay ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp, khi xét thi đua, khen thưởng lấy lý do LĐN mang thai, nghỉ thai sản là một nhược điểm. Họ cho rằng, trong khoảng thời gian này, LĐN không thể cống hiến nhiều bằng những người khác.
Nhưng, theo người viết, LĐN mang thai và sinh con là thực hiện thiên chức với bản thân, gia đình và cả xã hội. Vì vậy, việc lấy lý do mang thai, nghỉ sinh để đánh giá tính hiệu quả trong thực hiện công việc của lao động nữ là thiếu nhân văn và không hợp lý. Để được hưởng quyền lợi của mình, LĐN cần lên tiếng, còn nếu không, coi như bị mất quyền lợi.
Thực tế cho thấy, việc Bộ LĐ-TB-XH bác kiến nghị của VCCI là có lý vì các quy định này đã thực hiện ổn định từ khi có Bộ Luật Lao động đến nay, trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay cần tiếp tục quy định để bảo đảm quyền lợi của người lao động và bảo đảm mục tiêu bảo vệ thai sản đối với LĐN.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, đây là những quy định tiến bộ về LĐN và NLĐ nói chung trong Bộ Luật Lao động. “Thông qua việc bảo đảm cho NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ nhằm ổn định công việc và ổn định thu nhập cho NLĐ, từ đó bảo vệ cho đứa trẻ của NLĐ có được điều kiện phát triển tốt hơn” – cơ quan soạn thảo cho hay.
Không thể phủ nhận, những quy định nói trên dành cho LĐN áp dụng bấy lâu nay là quy định hết sức nhân văn của các nhà làm luật. Thế nhưng, quy định này có được áp dụng trong thực tế hay không lại là một vấn đề khác. Khoảng cách từ luật đến thực tế vẫn còn quá xa.
Vì thế, chuyện VCCI lên tiếng góp ý, bảo vệ quyền lợi cho DN là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ mà cơ quan này phải làm. Nhưng cũng đừng nên bảo vệ quyền lợi DN một cách thái quá mà sẵn sàng gạt bỏ đi những tính nhân văn của luật pháp dành cho người lao động, trong đó có LĐN bấy lâu nay.
Không thể thiếu vai trò của lao động nữ
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hiện nay, xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại…
Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiêng đóng góp không nhỏ vào nền phát triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; Đinh Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân; Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk; Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG group – Intimex – SeAbank… Trong đó có không ít những phụ nữ tham gia các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động giải trí mang lại bản sắc cũng như quảng bá đất nước Việt Nam ra bạn bè thế giới.
Còn đối với những LĐN bình thường, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình.
Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có.
Để vượt qua những rào cản đó, để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung, để đi tới thành công thì những người phụ nữ phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều.
Nước ta được đánh giá rất cao trong công tác bình đẳng giới tại Đông Nam Á, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm công tác xã hội, chính trị, kinh tế và đặc biệt là công tác quản lý nhà nước rất cao (cao nhất Đông Nam Á). Để có được thành tích như hiện tại thì cần đề cao vai trò của “Hội phụ nữ Việt Nam” đã đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Vì thế, phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội thì trước tiên người phụ nữ cũng cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình. Bên cạnh đó để phát huy được vai trò của phụ nữ trong xã hội, Đảng, nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần phải làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới trong xã hội; làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới.
Điều này cũng có nghĩa, các cơ quan có trách nhiệm và cộng đồng DN cần phải tích cực hơn nữa trong việc đưa những điều luật mang tính nhân văn vào thực tiễn, nhằm góp phần thúc đẩy sự thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ nói chung, LĐN nói riêng. Chứ VCCI không thể vì quyền lợi của DN mà vô tình tước đi quyền lợi của LĐN, tạo thêm sự bất cập trong hệ thống luật nước nhà.
No comments:
Post a Comment