Cập nhật tin tức nóng hổi

Vụ Phượng ‘râu’: Cán bộ nhận tiền hối lộ được cho là trong sáng theo luật pháp Việt Nam?

Trong phần phát biểu quan điểm luận tội, Viện KSND tỉnh Đắk Nông cho rằng Phan Hữu Phượng (Phượng “râu”) có vai trò chủ chốt, có hành vi nguy hiểm nên đề nghị mức án từ 6 đến 8 năm tù.

Chiều 18-9, sau một buổi tạm dừng để điều trị cho bị cáo Nguyễn Thanh Kiệt (giám đốc Công ty Thảo Trúc, TP Cần Thơ) bị bệnh, TAND tỉnh Đắk Nông tiếp tục xét xử Phượng “râu” và 24 đồng phạm các tội “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa của bị cáo Bùi Đăng Hiệp – nguyên trạm trưởng trạm kiểm soát bảo vệ rừng số 1, Công ty lâm nghiệp Đắk Wil – cho rằng tuy xe gỗ lậu của Phượng “râu” có đi ngang qua trạm nhưng không thuộc quyền kiểm soát của thân chủ mình.

“Trước đó lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Đắk Wil cũng đã đồng ý cho các xe gỗ đi qua trạm nên Hiệp có nhận tiền hay không cũng phải cho xe qua trạm” – luật sư lập luận.
Vụ Phượng ‘râu’: Cán bộ nhận tiền hối lộ được cho là trong sáng theo luật pháp Việt Nam?
Viện KSND tỉnh Đắk Nông cho rằng do các bị cáo nguyên cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng nhận tiền mới thả các xe gỗ lậu của Phượng “râu”. Trong ảnh: hai xe gỗ lậu của Phượng bị C49 bắt giữ – Ảnh: TR.TÂN

Còn luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Hồng – cán bộ Công ty Lâm nghiệp Đắk Wil – lại cho rằng việc nhận tiền của thân chủ là “trong sáng” vì Trang đưa tiền nhưng không đòi hỏi gì.

“Động cơ mục đích của Hồng không có, vì nhận tiền nhưng không hứa hẹn gì với Trang” – luật sư bào chữa phân tích.

Các quan điểm này đã bị vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa bác bỏ. Theo Viện kiểm sát, trong suốt quá trình điều tra, các bị cáo khai biết nhiệm vụ của mình là ngăn chặn những xe gỗ nếu không có giấy tờ hợp pháp. Thế nhưng, vì đã nhận tiền của Phượng nên họ làm ngơ.

Cuối buổi chiều, phần lớn các bị cáo đều nhận tội, xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Nguyễn Thành Kiệt vẫn quanh co chối tội, cho rằng mình bị oan.
Vụ Phượng ‘râu’: Cán bộ nhận tiền hối lộ được cho là trong sáng theo luật pháp Việt Nam? 1
Bị cáo Phan Hữu Phượng – Ảnh: TR.TÂN

Đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với 25 bị cáo trong vụ án. Cụ thể, bị cáo chủ chốt trong vụ án Phan Hữu Phượng bị đề nghị mức án từ 6 đến 8 năm tù với các tội danh “vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” và”đưa hối lộ”.

Cùng tội danh trên nhưng ông Kiệt bị đề nghị từ 9 đến 11 năm tù – mức án cao nhất trong tổng số 25 bị cáo.
Vụ Phượng ‘râu’: Cán bộ nhận tiền hối lộ được cho là trong sáng theo luật pháp Việt Nam? 3
Bị cáo Kiệt không nhận tội nhưng bị đề nghị mức án cao nhất – Ảnh: TR.TÂN

Một bị cáo có “vai trò” quan trọng trong vụ án là Nguyễn Hoàng Trang bị đề nghị từ 5 năm 6 tháng đến 6 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ.

Bị cáo Lê Quang Thái – cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông – bị đề nghị 7-8 năm tù về các tội “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị cáo Nguyễn Lợi – cán bộ Công ty Lâm nghiệp Đắk Wil – bị đề nghị 3-4 năm tù về tội “nhận hối lộ”. Bị cáo Bùi Văn Khang – nguyên hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – bị đề nghị mức án từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù.
Vụ Phượng ‘râu’: Cán bộ nhận tiền hối lộ được cho là trong sáng theo luật pháp Việt Nam? 4
Bị cáo Bùi Văn Khang – Ảnh: TR.TÂN

Tất cả các bị cáo là những người làm thuê cho bị cáo Kiệt và Phượng “râu” đều được đề nghị cho hưởng án treo.

Dự kiến, sáng 19-9 TAND tỉnh Đắk Nông sẽ tuyên án.

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, cuối năm 2017, Phượng “râu” và Nguyễn Thành Kiệt trúng đấu giá hơn 640m3 gỗ từ nhóm II-VI tại Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk.

Phượng khai toàn bộ hồ sơ, liên hệ kiểm lâm huyện Buôn Đôn để đóng búa số gỗ trúng đấu giá do Công ty Thảo Trúc (do ông Kiệt làm giám đốc) thực hiện.

Sau đó, Phượng và Kiệt bàn bạc với nhau lợi dụng việc vận chuyển gỗ mua đấu giá để tổ chức khai thác và mua thêm gỗ bất hợp pháp tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn vận chuyển cùng với gỗ trúng đấu giá về huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông để tiêu thụ.

Để trót lọt các xe gỗ lậu, nhóm Phượng “râu” nhiều lần chi đậm cho các cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng dọc tuyến đường mà xe gỗ lậu đi qua với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Trong đó nhóm Phượng “râu” chung cho Thái 249 triệu đồng và Khang 120 triệu đồng.

Ngoài ra, Phượng còn biếu ông Y Sy H’đơr – chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk – gần 8m3 gỗ để ông này làm nhà.

Theo Tuổi trẻ , ,

No comments:

Post a Comment