Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam đã nói một câu bất hủ trong sự việc hình lưỡi bò xuất hiện trong phim "Người tuyết bé nhỏ": "Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên"
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát là một trong 11 thành viên của hội đồng duyệt phim thuộc Cục điện ảnh. 11 thành viên này là những người trong Cục Điện ảnh, lãnh đạo cấp vụ của Ban Tuyên giáo trung ương, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng, đại diện của Tổng Cục Chính trị.
Ảnh: Lại Văn Sinh- Cục trưởng Cục Điện ảnh VN (trái) và Lê Ngọc Minh - Cục phó Cục Điện ảnh.
Chính hội đồng này năm ngoái 2018 đã duyệt cho phim “Điệp vụ biển đỏ” của Trung Quốc ra rạp trong đó có hình ảnh hải quân trung quốc bao vây đuổi tàu đánh cá VN ra khỏi vùng biển "South China Sea". Khi bị dư luận lên tiếng thì mấy người này nói rằng:
“Những hình ảnh, âm thanh và lời thoại của đoạn cuối phim hoàn toàn không có căn cứ để kết luận rằng bộ phim tập trung vào 2 nội dung như quy kết. Đây là những thông tin có tính suy diễn, chủ quan, gây ra nhiều thông tin sai lệch trong dư luận, đồng thời tạo ra những tác động tiêu cực trong xã hội”
Bà Lý Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh tiếp tục khẳng định Điệp vụ Biển Đỏ được thực hiện đúng quy trình thẩm định. Và sau đó, không ai trong hội đồng duyệt phim phải chịu trách nhiệm về việc này.
Dễ tính (hay cẩu thả) với phim Trung Quốc là vậy, nhưng với phim trong nước thì cực kì khắc khe. Khi phim “Bụi đời Chợ Lớn” xin ra rạp, hội đồng này đã dẹp đi với lý do “không đúng hiện thực xã hội” vì thể hiện nhiều cảnh các băng nhóm xã hội đen “dàn trận” ngang nhiên, chém giết không ghê tay, hỗn loạn bằng dao, kiếm, mã tấu… máu me vương khắp nơi mà không hề có sự can thiệp của chính quyền, người dân hay bất lỳ lực lượng xã hội nào…
Và tương tự mới đây nhất, phim “Ròm” đoạt giải phim hay nhất ở LHP Quốc tế Busan nhưng tại quê nhà, phim này lại bị phạt 40 triệu và bị cấm chiếu ở nước ngoài với lý do:
“kết phim bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn. Câu chuyện phim diễn ra tại TPHCM nhưng không có sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chức năng. Đồng thời, phim cũng thể hiện nhiều thông tin tiêu cực, phản cảm, mang ẩn ý và ám chỉ không tốt về chính trị, mang màu sắc phê phán chính trị - xã hội, thể hiện cách nhìn tiêu cực về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam.”
Duyệt phim thì như thế, nhưng Cục Điện ảnh mỗi năm “cắn” tiền thuế của người dân gần 150 tỷ đồng để xin làm phim. Cụ thể Dự kiến kinh phí sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2018 - 2021 mà Cục gửi Bộ là: gần 115 tỷ đồng (2018), hơn 147 tỷ đồng (2019), hơn 148 tỷ đồng (2020) và hơn 148 tỷ đồng (2021). Và trước giờ chúng ta KHÔNG HỀ có một bộ phim nào ra hồn từ số tiền này. Hoặc là phim làm xong đắp chiếu, hoặc chiếu ra không ai xem.
Không những thế Cục Điện ảnh giai đoạn Cục trưởng Lại Văn Sinh và Cục phó Lê Ngọc Minh đã làm thất thoát 43 tỷ đồng. Nói trắng ra là ăn cắp, thế nhưng sau đó hai ông này vẫn hạ cánh an toàn và không ai bị khởi tố.
Đấy! chúng ta bỏ tiền thuế ra nuôi những người như thế đấy
Nguồn FB Nguyen Dan Chính trị , Tin trong nước , Văn hóa
No comments:
Post a Comment