Cập nhật tin tức nóng hổi

Lối thoát nào cho BOT khi ngân hàng được bật đèn xanh rót vốn vào các dự án này

1. BOT Cai Lậy được cho là điểm "khởi đầu" của sự rạn vỡ theo chuỗi của BOT giao thông. Hồi đó, anh em báo chí và quần chúng nhân dân làm việc và đóng góp ý kiến rất hăng. Với không ít người, đó còn là kỷ niệm của việc sống và hành nghề.
Lối thoát nào cho BOT khi ngân hàng được bật đèn xanh rót vốn vào các dự án này
Khi ấy, lối thoát được cho là duy nhất của BOT Cai Lậy đã được đặt ra: Phải hạn chế xe lưu thông (nhất là giờ cao điểm) qua QL1A đoạn qua TX Cai Lậy.

Và giờ, sau khi loay hoay với rất nhiều phương án (giảm giá vé; mở rộng phạm vi miễn giảm; đưa trạm thu - đầu tư ngót trăm tỷ đồng - vào tuyến tránh; dẹp trạm và thu cùng cao tốc Saigon - Trung Lương) thì Bộ GTVT đã tính tới hướng này: Buộc xe lớn phải vào tuyến tránh!

Nhưng cần lưu ý: Nếu dùng công cụ hành chính (cấm/hạn chế), cần tính toán thực hiện theo giờ (thấp điểm, cao điểm);

Việc cấm xe lưu thông trên QL1 huyết mạch quốc gia, hoàn toàn có thể khó được lòng dân.

Đặc biệt, Cai Lậy không phải tỉnh lị của Tiền Giang, có cần phải "tránh" nó khi nó không phải nơi đặt trụ sở hành chính, bệnh viện, trường học,... lớn?

Rồi Cái Bè cũng đòi cấm, đòi tránh thì phải làm sao?

2. Vụ 53.000 tỷ nợ xấu vì rót vào BOT là con số khủng khiếp, nhưng không quá bất ngờ, bởi các nhà đầu tư vay tiền ngân ngàng làm BOT từ 70 - 85 % (thậm chí hơn nữa) trong tổng số vốn đã được minh định.
Lối thoát nào cho BOT khi ngân hàng được bật đèn xanh rót vốn vào các dự án này
Vì sao các ngân hàng cho vay thả cửa?

Thứ nhất, tiền thu từ BOT luôn tăng khi lượng ô tô Vietnam tăng rất nhanh.

Thứ hai, các trạm BOT thường đặt trên quốc lộ hiện hữu độc đạo, "đón lõng" mọi phương tiện ở mọi hướng qua lại.

Thứ ba, một số chủ đầu tư BOT nổi tiếng về quan hệ, chạy chọt, lừa đảo (ví dụ Út Trọc),...

Và nhiều "thứ" nữa, nói thêm buồn.

3. Thông tin Thống đốc Lê Minh Hưng nêu (nợ xấu 43.000 tỷ trong BOT) hôm nay thực sự gây sốc, bởi Bộ GTVT đang ngược xuôi "cứu" BOT; bởi mạch máu đất nước không thể ùn ứ; và nhất là Chính phủ đã chỉ đạo lắp ngay hệ thống thu phí tự động không dừng - vốn giúp kiểm soát tốt hơn, hạn chót là 31/12/2019 sắp đến.

Tiếp đó, là thông tin khởi tố Út trọc và đồng bọn.

Từ vụ án này, nhà quản lý và dân chúng ít nhiều sẽ thấy được lợi ích từ BOT lớn tới thế nào (cần nhớ Công ty Út chỉ mua lại quyền thu phí cao tốc Saigon - Trung Lương, và sửa đổi, ghi đè số liệu). Trước đó, là vụ cướp tại trạm thu phí cao tốc Saigon - Long Thành - Dầu Giây khiến tất cả cười ra nước mắt.

Những động thái trên, báo chí và dân chúng hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một cuộc đốt lò toàn diện (cả nhà đầu tư, ngân hàng và các cá nhân/tập thể phê duyệt...).

Củi cháy xong, với hệ thống tự động không dừng buộc phải lắp đặt, nhân dân sẽ lại thênh thang đường lớn ta đi (tất nhiên là khi trạm đặt sai/nhầm vị trí được đặt lại cho đúng - Bộ GTVT đang làm gấp rút).
Lối thoát nào cho BOT khi ngân hàng được bật đèn xanh rót vốn vào các dự án này
PS: Vụ MobiFone-AVG: Ông Trương Minh Tuấn "đặt bút ký vì được hứa sẽ cho làm Bộ trưởng", các lãnh đạo ngành giao thông có ớn không ạ?

Nguồn FB Đoàn Kiên Giang , , ,

No comments:

Post a Comment