Cập nhật tin tức nóng hổi

Sợi dây kinh nghiệm dài lắm rồi, còn rút đến bao giờ?

Chắc mọi người phải đặt câu hỏi: xe công có “ma lực” gì mà rất nhiều cán bộ vẫn cứ vi phạm? Chỉ có người trong cuộc mới có thể trả lời vì sao nhưng dù bài học kinh nghiệm đã được rút ra cho cán bộ này thì cán bộ khác lại vướng vào.
Sợi dây kinh nghiệm dài lắm rồi, còn rút đến bao giờ?
Còn nhớ, bà Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban Dân vận tổ chức đám cưới cho con rình rang, hàng loạt cán bộ cơ quan, đơn vị của tỉnh Sóc Trăng và các địa phương khác như Bạc Liêu, Cần Thơ, Bến Tre đi xe công, xếp hàng dài đến chúc mừng, tiệc tùng giữa làng quê nghèo, vô cùng phản cảm. Khi báo chí, người dân phát hiện thì tất cả đều xin rút kinh nghiệm. Và khi các cán bộ trong vụ việc này đang phải rút kinh nghiệm sâu sắc vì sử dụng xe công không đúng mục đích thì tại Kiên Giang, 2 Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy lại dùng xe công của đơn vị mình để đi khánh thành nhà nuôi chim của ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy. Thậm chí có cả một lãnh đạo về hữu cũng không quên mượn xe công của đơn vị cũ để đến dự lễ khánh thành đặc biệt này. Cho đến khi người dân, báo chí phát hiện thì cũng như cán bộ Sóc Trăng, ông Hồ Minh Tuấn Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết sẽ cho anh em kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Thông tin trên khiến dư luận ngay lập tức vô cùng ngạc nhiên và bức xúc, thậm chí nhiều người đã phải thốt lên rằng, sợi dây kinh nghiệm tiếp tục là “bảo bối” vạn năng, được xem như là truyền thống khi cán bộ công chức không chấp hành những quy định.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, hàng loạt địa phương như Hà Nội, Ninh Bình, Tiền Giang, Kom Tum sử dụng ô tô vượt tiêu chuẩn định mức. Cả nước hiện có gần 40 nghìn xe ô tô công, với chi phí bình quân hơn 300 triệu đồng/xe/năm. Ngân sách Nhà nước phải chi hơn 12 nghìn tỷ đồng để nuôi xe công mỗi năm, chưa kể hàng chục nghìn tỷ đồng để sắm số lượng xe công này và còn thêm xe mới. Nhưng không ai biết số tiền cả chục nghìn tỷ đồng ngân sách mà cụ thể là tiền thuế của dân bỏ ra để chi cho việc nuôi xe công đó có bao nhiêu phần trăm bị thất thoát, bị sử dụng sai mục đích như trường hợp ở Kiên Giang, Sóc Trăng hay trường hợp đi đón vợ Bộ trưởng và nhiều trường hợp bị lộ và chưa bị lộ khác.

Không khó để có thể nhìn thấy muôn vàng lãng phí, thất thoát từ gian lận xăng xe, bảo trì, sửa chữa, từ việc sử dụng không đúng tiêu chuẩn xe công, dùng xe công vào việc riêng, cho tới việc cả địa phương sử dụng ô tô vượt tiêu chuẩn nhưng tất cả đều đang tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm mà không bị kỷ luật, dáng chức, thậm chí một quyết định kỷ luật khiến trách của tôt chức cũng không được đưa ra.

Một Trưởng Ban dân vận, một Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội mà tổ chức đám cưới cho con linh đình xa hoa, lãng phí để nhân viên và đồng nghiệp dùng hàng loạt xe công đến đám cưới con mình thì nói cho dân, tuyên truyền vận động nhân dân ai sẽ nghe, cư tri nào tin tưởng. Cán bộ của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy mà vi phạm, sử dụng xe công sai mục đích thì kiểm tra, thanh tra được đơn vị nào. Cán bộ nào sẽ phục. Dân đóng thuế để nuôi bộ máy công quyền và nuôi lợi ích của dân, bởi vậy tiền thuế của dân không phải là lá đa, không phải là tiền chùa nên không thể biện minh việc làm dụng xe công là việc nhỏ mà không nghiêm trị.

Thực tế, chuyện lạm dụng xe công không hề nhỏ vì ảnh hưởng lớn đến uy tín của cán bộ, lãnh đạo và chính quyền. Vì thế không thể chấp nhận cứ xử lý xuê xoa, xử lý cho qua chuyện như bấy lâu nay. Theo nghị định 63/2019/NĐ-CP, từ ngày 1-9-2019 hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, công năng của tài sản sẽ bị phạt từ 1-100 triệu đồng, tùy theo mức độ vi phạm. Riêng với hành vi sử dụng ôtô vào mục đích cá nhân sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng… Chỉ có phạt nặng và xử nghiêm cán bộ mới bỏ thói quen xuê xoa khi sử dụng xe công. Khi đó, ngay lãnh đạo cũng phải có thói quen “không được, thôi để anh tự đi đến đám giỗ” thay vì tung tăng xe công đi đám giỗ như bao lâu nay.

Lạm dụng một đồng thuế của dân cũng là có tội với nhân dân, với tổ chức. Thói thích sài của chùa, thích phô trương, thích thể hiện, thích đặc quyền, đặc lợi nếu không xử lý kịp thời thì ắt sinh ra kiêu ngạo, xa rời và coi thường quần chúng nhân dân, coi thường tổ chức. Để kỷ luật Đảng được nghiêm minh, để thượng tôn pháp luật thì phải xử lý thích đáng những trường hợp dùng xe công sai mục đích, thậm chí là dáng chức, điều chuyển công tác.

Một đất nước còn nghèo, nợ chất chồng và trong năm tới, Chính phủ dự định phải vay thêm gần 500 nghìn tỷ đồng để bù đắp thiếu tiền chi tiêu mà vẫn có một bộ phận cán bộ chi tiêu công lãng phí là điều không thể chấp nhận. Một bộ phận cán bộ đó không xứng đáng làm cán bộ, là công bộc của dân, thậm chí còn không đủ tư cách để làm công chức Nhà nước nhận thêm đồng thuế nào của dân nữa.

Nguồn Tổng hợp , ,

No comments:

Post a Comment