Ai đó thật khéo ví von hai hot trend – Anh thượng úy Nguyễn Xô Việt và chị ‘đại úy’ Lê Thị Hiền đại náo sân bay trở thành ‘cặp đôi hoàn hảo’ khi đều có cùng hành vi không thể chấp nhận được nơi công cộng, vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức cán bộ công an nhân dân và làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành.
Là cán bộ ngành công an, thượng úy Việt chắc chắn từng trải qua quá trình tuyển dụng và đào tạo trong một môi trường khá nghiêm ngặt cả về chuyên môn, lẫn đạo đức của người công an nhân dân. Đặc biệt hiểu rất rõ về pháp luật, nhưng lại cậy quyền cậy thế coi thường người khác, hành hung kẻ yếu thế, xúc phạm phụ nữ, đó là những hành vi thiếu văn hóa, bất chấp pháp luật cũng như quy định của ngành. Ví như trong 6 điều Bác Hồ dạy công an từ năm 1948 có điều 4 ghi rõ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép“. Trong 5 lời thề danh dự của công an nhân dân thì lời thề thứ ba tiếp tục là: ” Kính trọng, lễ phép với nhân dân…”. Và 10 điều kỷ luật của CAND Việt Nam có điều 5 cũng ghi rất rõ: “…Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân”…
Gần đây nhất, ngày 22-8-2018, Bộ công an có Thông tư số 27/2017/TT-BCA quy định về Quy tắc ứng xử của công an nhân dân. Điều 6 của bộ quy tắc này có 3 điểm nói về “Ứng xử với nhân dân”: 1. Kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân… 2. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn…”. 3. Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân”… Nhưng tất cả, tất cả đã bị thượng úy Việt, ‘đại úy’ Hiền lãng quên.
Tất cả 6 điều Bác Hồ dạy, 5 lời thề, 10 điều kỷ luật và quy tắc ứng xử trên đây tin rằng là bài học cốt yếu mà bất cứ ai dù ở chức vụ cao hay thấp đều học và gần như thuộc nằm lòng. Từ môi trường ấy, những bài học bắt buộc ấy đã tôi luyện nên ngoài kia nhiều thanh thép kiên cường, mạnh mẽ, bền bỉ đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống bình yên của chính chúng ta. Sự xả thân của họ làm người viết liên tưởng đến hình ảnh của một thanh thép không phô trương, không hào nhoáng nhưng cái chất thép bên trong nó thì vĩnh cửu. Những ngọn lửa đã tôi luyện họ, lòng yêu nghề, yêu đồng bào đã giúp cho xã hội chúng ta có được những chiến sĩ, những thanh thép rắn rỏi như thế. Còn những người lính không giữ được mình như thiếu úy Việt, như ‘đại úy’ Hiền… hẳn cũng sẽ rất xấu hổ. Họ đã có cơ hội để tôi luyện mình thành những thanh thép cứng cỏi, sáng bóng nhưng đã không làm được. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là nhiều người lại lấy hình ảnh cá nhân để cho đây là tấm gương phản chiếu cho cả lực lượng công an.
Những hình ảnh xấu xí này làm ảnh hưởng đến uy tín người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân mà biết bao cán bộ đã hi sinh thân mình gây dựng.
Dù biết rằng, nữ đại úy Lê Thị Hiền hay thượng úy Nguyễn Xô Việt chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng những tấm gương xấu xí này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh lực lượng công an nhân dân mà biết bao cán bộ chiến sĩ đã hi sinh cả mạng sống của mình để gây dựng lên, bảo vệ bình yên cho nhân dân. Và để không gây ‘hàm oan’ cho những chiến sĩ đang ngoài kia nỗ lực bảo vệ bình yên cuộc sống thì đen chỗ nào, lãnh đạo ngành chắc chắn phải giải quyết ngay và làm trong sạch luôn từ đó. Không để vì một bọc rác vứt xuống sông làm ảnh hưởng, gây ô nhiễm đến cả một dòng sông. Và như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mới đây đánh giá: “Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã thẳng thắn chỉ ra, xử lý và đề xuất xử lý một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật; xử lý nhiều vấn đề tồn tại về công tác cán bộ từ những năm trước, nhiệm kỳ trước, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chỉ huy cao cấp, bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái“.
Hiện Công an thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã tạm đình chỉ công tác đối với Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt. Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định rõ quan điểm của Công an tỉnh này là kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, không bao che các hành vi vi phạm. Trong khi đó, Công an TP Hà Nội cũng đang xem xét xử lý nữ đại úy Lê Thị Hiền.
Việc đưa những “con sâu” trên ra xử lý nghiêm càng cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy của Bộ Công an: Quyết tâm ấy không có vùng cấm. Mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “việc xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm không hề làm giảm vị thế, uy tín của Công an như có người lo ngại, mà ngược lại, càng khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bản lĩnh, sức mạnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao uy tín của lực lượng Công an nhân dân”. Khác hoàn toàn với nhận định cho rằng: “Cách xử sự như thế làm xấu đi hình ảnh cá nhân nhưng đồng thời cũng làm xấu hình ảnh của ngành”.
Con người ta đều giống nhau ở ba điểm: được sinh ra, lớn lên và trở về cát bụi – chỉ khác nhau là làm được gì cho cuộc đời. Khi Đảng, Nhà nước đã trao cho các anh chức vụ và được gọi với cái tên rất trìu mến là công an nhân dân thì các anh hãy biết trân trọng trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả đó. Khi người dân đã đặt trọn niềm tin vào các anh, xin ai đó nếu thấy mình không còn đủ tư cách hãy mạnh dạn từ bỏ chiếc áo đang mặc, đừng phá hoại, làm niềm tin ấy mất đi. Không phục vụ cho lợi ích dân tộc, không đem lại sự bình an cho người dân là bất trung với nước, bất hiếu với dân. Một người công an mà hành hung người dân không những làm đen ố bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an – cái tội ấy nặng lắm!
Văn Dân
Chính trị
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Là cán bộ ngành công an, thượng úy Việt chắc chắn từng trải qua quá trình tuyển dụng và đào tạo trong một môi trường khá nghiêm ngặt cả về chuyên môn, lẫn đạo đức của người công an nhân dân. Đặc biệt hiểu rất rõ về pháp luật, nhưng lại cậy quyền cậy thế coi thường người khác, hành hung kẻ yếu thế, xúc phạm phụ nữ, đó là những hành vi thiếu văn hóa, bất chấp pháp luật cũng như quy định của ngành. Ví như trong 6 điều Bác Hồ dạy công an từ năm 1948 có điều 4 ghi rõ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép“. Trong 5 lời thề danh dự của công an nhân dân thì lời thề thứ ba tiếp tục là: ” Kính trọng, lễ phép với nhân dân…”. Và 10 điều kỷ luật của CAND Việt Nam có điều 5 cũng ghi rất rõ: “…Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân”…
Gần đây nhất, ngày 22-8-2018, Bộ công an có Thông tư số 27/2017/TT-BCA quy định về Quy tắc ứng xử của công an nhân dân. Điều 6 của bộ quy tắc này có 3 điểm nói về “Ứng xử với nhân dân”: 1. Kính trọng, lễ phép với nhân dân; gắn bó mật thiết với nhân dân… 2. Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn…”. 3. Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân”… Nhưng tất cả, tất cả đã bị thượng úy Việt, ‘đại úy’ Hiền lãng quên.
Tất cả 6 điều Bác Hồ dạy, 5 lời thề, 10 điều kỷ luật và quy tắc ứng xử trên đây tin rằng là bài học cốt yếu mà bất cứ ai dù ở chức vụ cao hay thấp đều học và gần như thuộc nằm lòng. Từ môi trường ấy, những bài học bắt buộc ấy đã tôi luyện nên ngoài kia nhiều thanh thép kiên cường, mạnh mẽ, bền bỉ đang ngày đêm bảo vệ cuộc sống bình yên của chính chúng ta. Sự xả thân của họ làm người viết liên tưởng đến hình ảnh của một thanh thép không phô trương, không hào nhoáng nhưng cái chất thép bên trong nó thì vĩnh cửu. Những ngọn lửa đã tôi luyện họ, lòng yêu nghề, yêu đồng bào đã giúp cho xã hội chúng ta có được những chiến sĩ, những thanh thép rắn rỏi như thế. Còn những người lính không giữ được mình như thiếu úy Việt, như ‘đại úy’ Hiền… hẳn cũng sẽ rất xấu hổ. Họ đã có cơ hội để tôi luyện mình thành những thanh thép cứng cỏi, sáng bóng nhưng đã không làm được. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là nhiều người lại lấy hình ảnh cá nhân để cho đây là tấm gương phản chiếu cho cả lực lượng công an.
Những hình ảnh xấu xí này làm ảnh hưởng đến uy tín người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân mà biết bao cán bộ đã hi sinh thân mình gây dựng.
Dù biết rằng, nữ đại úy Lê Thị Hiền hay thượng úy Nguyễn Xô Việt chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng những tấm gương xấu xí này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh lực lượng công an nhân dân mà biết bao cán bộ chiến sĩ đã hi sinh cả mạng sống của mình để gây dựng lên, bảo vệ bình yên cho nhân dân. Và để không gây ‘hàm oan’ cho những chiến sĩ đang ngoài kia nỗ lực bảo vệ bình yên cuộc sống thì đen chỗ nào, lãnh đạo ngành chắc chắn phải giải quyết ngay và làm trong sạch luôn từ đó. Không để vì một bọc rác vứt xuống sông làm ảnh hưởng, gây ô nhiễm đến cả một dòng sông. Và như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mới đây đánh giá: “Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã thẳng thắn chỉ ra, xử lý và đề xuất xử lý một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật; xử lý nhiều vấn đề tồn tại về công tác cán bộ từ những năm trước, nhiệm kỳ trước, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chỉ huy cao cấp, bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái“.
Hiện Công an thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) đã tạm đình chỉ công tác đối với Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt. Lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cũng khẳng định rõ quan điểm của Công an tỉnh này là kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ chiến sĩ công an nhân dân, không bao che các hành vi vi phạm. Trong khi đó, Công an TP Hà Nội cũng đang xem xét xử lý nữ đại úy Lê Thị Hiền.
Việc đưa những “con sâu” trên ra xử lý nghiêm càng cho thấy quyết tâm làm trong sạch bộ máy của Bộ Công an: Quyết tâm ấy không có vùng cấm. Mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “việc xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm không hề làm giảm vị thế, uy tín của Công an như có người lo ngại, mà ngược lại, càng khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bản lĩnh, sức mạnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao uy tín của lực lượng Công an nhân dân”. Khác hoàn toàn với nhận định cho rằng: “Cách xử sự như thế làm xấu đi hình ảnh cá nhân nhưng đồng thời cũng làm xấu hình ảnh của ngành”.
Con người ta đều giống nhau ở ba điểm: được sinh ra, lớn lên và trở về cát bụi – chỉ khác nhau là làm được gì cho cuộc đời. Khi Đảng, Nhà nước đã trao cho các anh chức vụ và được gọi với cái tên rất trìu mến là công an nhân dân thì các anh hãy biết trân trọng trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả đó. Khi người dân đã đặt trọn niềm tin vào các anh, xin ai đó nếu thấy mình không còn đủ tư cách hãy mạnh dạn từ bỏ chiếc áo đang mặc, đừng phá hoại, làm niềm tin ấy mất đi. Không phục vụ cho lợi ích dân tộc, không đem lại sự bình an cho người dân là bất trung với nước, bất hiếu với dân. Một người công an mà hành hung người dân không những làm đen ố bản thân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an – cái tội ấy nặng lắm!
Văn Dân
No comments:
Post a Comment