Bác bỏ nguyên nhân đầu cơ, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định giá thịt lợn sẽ tiếp tục leo thang theo xu hướng của thị trường thế giới bởi sự thiếu hụt nguồn cung.
“Các bữa ăn trong nhà tôi hầu như lúc nào cũng phải có thịt lợn. Nhưng 2 tuần qua giá cả tăng cao quá, tôi chủ yếu chỉ mua loại thịt xay và thịt đùi để không bị chênh giá nhiều. Nếu trước đây dành khoảng 120.000 đồng mỗi ngày để mua thức ăn cho vợ chồng và con nhỏ, thì giờ có hôm phải đến 150.000-180.000 đồng”, chị Thùy Dương (32 tuổi, quận 4) chia sẻ.
Thực tế, những ngày qua, giá thịt lợn hơi và thành phẩm liên tục tăng đột biến. Một số hộ chăn nuôi thu lãi đậm, còn nhiều người tiêu dùng thì đau đầu với câu hỏi “hôm nay ăn gì”.
200.000 đồng/kg thịt lợn đến tay người tiêu dùng
Theo khảo sát của PV, giá thịt lợn ba chỉ ở một số chợ truyền thống tại TP.HCM như chợ Xóm Chiếu (quận 4), chợ Bà Chiểu (quân Bình Thạnh), chợ Bà Hoa (quận Tân Bình)… dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg, tăng khoảng 40% so với cách đây 2 tuần. Thịt lợn đùi và thịt sườn non cũng lần lượt được bán với giá lên đến 100.000 đồng/kg và 190.000 đồng/kg.
Một số tiểu thương lý giải do giá lợn ở chợ đầu mối tăng, buộc giá bán ra cho người tiêu dùng tăng theo.
“Giá lợn mảnh tôi mua từ chợ đầu mối đã khoảng 90.000 đồng/kg, thì bán ra 110.000 đồng/kg cũng chưa có lãi nhiều. Chưa kể trước đây bán trung bình mỗi ngày 80-90 kg thịt lợn, 3 ngày gần đây chỉ khoảng 70 kg”, một người bán ở chợ Xóm Chiếu nói với PV.
Giá thịt lợn tăng mạnh thời gian qua, sườn non được bán với giá gần 200.000 đồng/kg.
Thực tế, tính đến ngày 18/11, giá lợn hơi ở miền Bắc dao động từ 74.000-78.000 đồng/kg, trong đó Lào Cai và Hưng Yên là 2 địa phương có giá lợn cao nhất cả nước.
Trong khi đó, giá lợn hơi ở các tỉnh phía Nam được duy trì trong khoảng 68.000-73.000 đồng, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên là 60.000-75.000 đồng.
Không chỉ chợ truyền thống, tại một số hệ thống siêu thị, giá thịt lợn thành phẩm cũng tăng. Hiện nay, giá mỗi kg thịt ba chỉ khoảng 122.000 đồng, ba chỉ rút sườn 165.000-170.000 đồng, sườn non 198.000 đồng, thịt đùi 118.000 đồng. Đáng chú ý, tại VinMart, một khay 300 gram thịt đùi lợn được bán với giá 30.000 đồng, tương đương giá bán ở một số chợ truyền thống.
Trong khi đó, thịt gà được bán với giá 75.000-100.000 đồng/kg, còn thịt bò dao động từ 170.000-340.000 đồng/kg tùy loại. Như vậy, với đà tăng giá thịt lợn như hiện nay, một số tiểu thương cho rằng thịt lợn sẽ bằng hoặc đắt hơn thịt bò nếu không có giải pháp bình ổn.
Sự tăng đột biến giá lợn hơi và lợn thành phẩm khiến các sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng giá. Cụ thể, giò lụa loại 1 tăng từ 150.000 đồng/kg lên hơn 200.000 đồng/kg. Lạp xưởng, chà bông tăng khoảng 20.000-50.000 đồng.
Tại một quán cơm bình dân trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), chị Hương – chủ quán cho biết sẽ tăng lên 28.000 đồng cho một đĩa cơm tấm sườn từ ngày 18/11, so với giá 25.000 đồng thời gian qua.
“Không tăng giá thì khó bù được chi phí mua thịt, nhưng tăng cao quá tôi sợ khách không chấp nhận, vì vài nghìn đồng với sinh viên và người lao động cũng là con số lớn”, chị nói.
Giá thịt lợn tăng mạnh theo xu hướng thị trường thế giới
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, khẳng định giá thịt lợn đang vận động theo cung – cầu thị trường, phù hợp với xu hướng của thế giới và giá bán hiện nay đã được kiềm hãm khá tốt.
“Nếu nguồn cung đảm bảo mà giá vẫn tăng thì mới nói là có dấu hiệu đầu cơ, găm hàng. Hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đang thiệt hại nghiêm trọng về nguồn cung do dịch tả lợn châu Phi”, ông khẳng định.
Ông Nguyễn Trí Công nhận định giá thịt lợn hiện nay đã được kiềm hãm khá tốt so với thực tế cung – cầu.
Báo cáo với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, từ đầu tháng 2 đến ngày 15/11 năm nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.498 xã thuộc 666 huyện của 63 tỉnh, TP với tổng số lợn tiêu hủy là 5,88 triệu con, tổng trọng lượng là 337.000 tấn, chiếm hơn 8,8% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Công, số liệu này chưa thể hiện chính xác thực tế, vì nhiều hộ chăn nuôi vẫn tự tiêu hủy và chôn lấp ngay tại trang trại.
Ông cũng nhận định nguồn cung sẽ tiếp tục khó khăn nếu không có giải pháp kịp thời, bởi với năng lực sinh học hiện nay, ít nhất 1-2 năm nữa mới kỳ vọng tái đàn được.
Đồng thời, vị này cho biết, ở một số trang trại được quản lý tốt với mức độ an toàn sinh học cao, chi phí đầu tư cũng rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sẽ đẩy giá thịt lợn lên cao sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát.
“Giá thịt lợn chắc chắn còn tăng cao nhưng đến mức nào thì tôi không dám dự báo. Trung Quốc và Việt Nam chiếm gần 50% sản lượng thịt lợn của thế giới tất nhiên khi chúng ta hao hụt, giá cả toàn cầu cũng sẽ tăng”, ông đánh giá.
Thực tế, trong tháng 10, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính dịch tả lợn châu Phi đã giết gần 50% số lợn tại quốc gia này. Sự leo thang giá thịt lợn và các loại thịt khác khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức kỷ lục trong gần 8 năm qua, theo Bloomberg.
Mới đây, Sở Công Thương TP.HCM tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về đề án sàn giao dịch lợn. Theo đó, các cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp trên sàn trong vai trò người bán và người mua, quyết định giá cả; còn thương lái làm nhiệm vụ vận chuyển, hậu cần. Đây được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo tính thị trường cho mặt hàng này trước tình trạng giá cả biến động thất thường như hiện nay.
Lan Anh/ Zing News
Kinh tế
,
Thực phẩm
,
Tin trong nước
“Các bữa ăn trong nhà tôi hầu như lúc nào cũng phải có thịt lợn. Nhưng 2 tuần qua giá cả tăng cao quá, tôi chủ yếu chỉ mua loại thịt xay và thịt đùi để không bị chênh giá nhiều. Nếu trước đây dành khoảng 120.000 đồng mỗi ngày để mua thức ăn cho vợ chồng và con nhỏ, thì giờ có hôm phải đến 150.000-180.000 đồng”, chị Thùy Dương (32 tuổi, quận 4) chia sẻ.
Thực tế, những ngày qua, giá thịt lợn hơi và thành phẩm liên tục tăng đột biến. Một số hộ chăn nuôi thu lãi đậm, còn nhiều người tiêu dùng thì đau đầu với câu hỏi “hôm nay ăn gì”.
200.000 đồng/kg thịt lợn đến tay người tiêu dùng
Theo khảo sát của PV, giá thịt lợn ba chỉ ở một số chợ truyền thống tại TP.HCM như chợ Xóm Chiếu (quận 4), chợ Bà Chiểu (quân Bình Thạnh), chợ Bà Hoa (quận Tân Bình)… dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg, tăng khoảng 40% so với cách đây 2 tuần. Thịt lợn đùi và thịt sườn non cũng lần lượt được bán với giá lên đến 100.000 đồng/kg và 190.000 đồng/kg.
Một số tiểu thương lý giải do giá lợn ở chợ đầu mối tăng, buộc giá bán ra cho người tiêu dùng tăng theo.
“Giá lợn mảnh tôi mua từ chợ đầu mối đã khoảng 90.000 đồng/kg, thì bán ra 110.000 đồng/kg cũng chưa có lãi nhiều. Chưa kể trước đây bán trung bình mỗi ngày 80-90 kg thịt lợn, 3 ngày gần đây chỉ khoảng 70 kg”, một người bán ở chợ Xóm Chiếu nói với PV.
Giá thịt lợn tăng mạnh thời gian qua, sườn non được bán với giá gần 200.000 đồng/kg.
Thực tế, tính đến ngày 18/11, giá lợn hơi ở miền Bắc dao động từ 74.000-78.000 đồng/kg, trong đó Lào Cai và Hưng Yên là 2 địa phương có giá lợn cao nhất cả nước.
Trong khi đó, giá lợn hơi ở các tỉnh phía Nam được duy trì trong khoảng 68.000-73.000 đồng, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên là 60.000-75.000 đồng.
Không chỉ chợ truyền thống, tại một số hệ thống siêu thị, giá thịt lợn thành phẩm cũng tăng. Hiện nay, giá mỗi kg thịt ba chỉ khoảng 122.000 đồng, ba chỉ rút sườn 165.000-170.000 đồng, sườn non 198.000 đồng, thịt đùi 118.000 đồng. Đáng chú ý, tại VinMart, một khay 300 gram thịt đùi lợn được bán với giá 30.000 đồng, tương đương giá bán ở một số chợ truyền thống.
Trong khi đó, thịt gà được bán với giá 75.000-100.000 đồng/kg, còn thịt bò dao động từ 170.000-340.000 đồng/kg tùy loại. Như vậy, với đà tăng giá thịt lợn như hiện nay, một số tiểu thương cho rằng thịt lợn sẽ bằng hoặc đắt hơn thịt bò nếu không có giải pháp bình ổn.
Sự tăng đột biến giá lợn hơi và lợn thành phẩm khiến các sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng giá. Cụ thể, giò lụa loại 1 tăng từ 150.000 đồng/kg lên hơn 200.000 đồng/kg. Lạp xưởng, chà bông tăng khoảng 20.000-50.000 đồng.
Tại một quán cơm bình dân trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp), chị Hương – chủ quán cho biết sẽ tăng lên 28.000 đồng cho một đĩa cơm tấm sườn từ ngày 18/11, so với giá 25.000 đồng thời gian qua.
“Không tăng giá thì khó bù được chi phí mua thịt, nhưng tăng cao quá tôi sợ khách không chấp nhận, vì vài nghìn đồng với sinh viên và người lao động cũng là con số lớn”, chị nói.
Giá thịt lợn tăng mạnh theo xu hướng thị trường thế giới
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, khẳng định giá thịt lợn đang vận động theo cung – cầu thị trường, phù hợp với xu hướng của thế giới và giá bán hiện nay đã được kiềm hãm khá tốt.
“Nếu nguồn cung đảm bảo mà giá vẫn tăng thì mới nói là có dấu hiệu đầu cơ, găm hàng. Hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng đang thiệt hại nghiêm trọng về nguồn cung do dịch tả lợn châu Phi”, ông khẳng định.
Ông Nguyễn Trí Công nhận định giá thịt lợn hiện nay đã được kiềm hãm khá tốt so với thực tế cung – cầu.
Báo cáo với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chiều 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, từ đầu tháng 2 đến ngày 15/11 năm nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.498 xã thuộc 666 huyện của 63 tỉnh, TP với tổng số lợn tiêu hủy là 5,88 triệu con, tổng trọng lượng là 337.000 tấn, chiếm hơn 8,8% tổng trọng lượng lợn của cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Công, số liệu này chưa thể hiện chính xác thực tế, vì nhiều hộ chăn nuôi vẫn tự tiêu hủy và chôn lấp ngay tại trang trại.
Ông cũng nhận định nguồn cung sẽ tiếp tục khó khăn nếu không có giải pháp kịp thời, bởi với năng lực sinh học hiện nay, ít nhất 1-2 năm nữa mới kỳ vọng tái đàn được.
Đồng thời, vị này cho biết, ở một số trang trại được quản lý tốt với mức độ an toàn sinh học cao, chi phí đầu tư cũng rất lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sẽ đẩy giá thịt lợn lên cao sau khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát.
“Giá thịt lợn chắc chắn còn tăng cao nhưng đến mức nào thì tôi không dám dự báo. Trung Quốc và Việt Nam chiếm gần 50% sản lượng thịt lợn của thế giới tất nhiên khi chúng ta hao hụt, giá cả toàn cầu cũng sẽ tăng”, ông đánh giá.
Thực tế, trong tháng 10, giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính dịch tả lợn châu Phi đã giết gần 50% số lợn tại quốc gia này. Sự leo thang giá thịt lợn và các loại thịt khác khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức kỷ lục trong gần 8 năm qua, theo Bloomberg.
Mới đây, Sở Công Thương TP.HCM tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về đề án sàn giao dịch lợn. Theo đó, các cơ sở chăn nuôi và chợ đầu mối sẽ giao dịch trực tiếp trên sàn trong vai trò người bán và người mua, quyết định giá cả; còn thương lái làm nhiệm vụ vận chuyển, hậu cần. Đây được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo tính thị trường cho mặt hàng này trước tình trạng giá cả biến động thất thường như hiện nay.
Lan Anh/ Zing News
No comments:
Post a Comment