'Xe đã gửi đội', 'Xe của sếp lớn đó', 'Xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà', 'Thôi cho đi đi'… Sau những cuộc gọi như thế, CSGT Đồng Nai đang tuần tra phải để xe quá tải đi mà không xử lý.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận với PV Tuổi Trẻ đã nhận được đơn tố giác của 2 sĩ quan công an đang công tác ở Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt công an tỉnh, tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng "bảo kê", can thiệp, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ.
Một vị lãnh đạo ở Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận "đang xin ý kiến để xử lý theo quy định pháp luật".
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người đứng đơn tố giác đã gửi đơn gần một tháng qua, yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng "đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Sau khi bị CSGT giữ xe trên quốc lộ 20, tài xế này cho hay "mấy năm nay gửi sếp rồi". Tài xế này gọi điện và sau đó tổ tuần tra nhận được điện thoại từ "sếp" can thiệp, yêu cầu cho xe này đi (ảnh cắt từ clip)
Cụ thể, người tố giác đã cung cấp nhiều clip ghi lại hình ảnh, âm thanh cho thấy CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên quốc lộ 20 thì ngay sau đó lãnh đạo của đội tuần tra giao thông trên quốc lộ 20, quốc lộ 1 gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo qua điện thoại "xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi"…
Các clip ghi lại thể hiện mỗi ca trực có rất nhiều xe bị chặn lại, chỉ vài phút sau các "sếp" gọi điện đến CSGT đang tuần tra thì tài xế lên xe chạy đi mà không bị xử lý.
Theo những người tố giác, khi họ có ý kiến về việc "bảo kê xe" quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội.
"Khi thấy việc bảo kê xe xảy ra nhiều lần, cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ lên tiếng thì bị trù dập", một CSGT đứng ra tố giác (đề nghị chưa nêu tên lúc này) nói.
Khi bị tổ tuần tra trên quốc lộ 20 xác định xe này quá tải, tài xế nói đây là "xe của sếp lớn". Sau đó, tổ tuần tra nhận được điện thoại và yêu cầu tổ tuần tra thả xe (ảnh cắt từ clip)
Trả lời Tuổi Trẻ về quy trình xử lý xe quá tải ra sao, thượng tá Đặng Thế Trung - trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai - khẳng định: "Khi phát hiện xe vi phạm, xe có dấu hiệu quá tải, CSGT đưa vào cân xe phát hiện quá tải thì CSGT phải lập biên bản xử lý và yêu cầu hạ tải mới cho lưu thông".
Tuy nhiên, khi được hỏi về nội dung cán bộ, chiến sĩ tố giác đích danh một số lãnh đạo "bảo kê xe quá tải", thượng tá Trung cho hay "chưa nghe, chưa nhận thông tin gì"…
Bị tố giác, họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền
Ngoài việc tố giác "bảo kê xe quá tải", một thiếu tá thuộc phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai (PC 08) còn đề nghị cơ quan điều tra làm rõ các khoản tiền làm ca đêm, tiền ăn, tiền trực lễ tết… mà nhiều năm qua cán bộ, chiến sĩ CSGT chỉ ký khống trên danh sách nhưng không được nhận tiền.
Cụ thể, theo vị thiếu tá này, trước đây mỗi tháng mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT tuần tra được nhận các khoản tiền trên nhưng từ 3 năm qua bản thân ông và nhiều người khác chỉ ký khống trên danh sách ở đội mà không được thực nhận.
"Cả phòng có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thì tiền chi trả khoảng gần 5 tỉ/năm. Tuy nhiên rất nhiều CSGT tuần tra ở các quốc lộ cho hay chỉ ký khống mà không được nhận tiền. Sau khi tôi tố giác thì họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền", vị thiếu tá này nói.
(Theo Tuổi Trẻ)
Chính trị
,
Giao thông
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Một vị lãnh đạo ở Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận "đang xin ý kiến để xử lý theo quy định pháp luật".
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người đứng đơn tố giác đã gửi đơn gần một tháng qua, yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng "đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Sau khi bị CSGT giữ xe trên quốc lộ 20, tài xế này cho hay "mấy năm nay gửi sếp rồi". Tài xế này gọi điện và sau đó tổ tuần tra nhận được điện thoại từ "sếp" can thiệp, yêu cầu cho xe này đi (ảnh cắt từ clip)
Cụ thể, người tố giác đã cung cấp nhiều clip ghi lại hình ảnh, âm thanh cho thấy CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên quốc lộ 20 thì ngay sau đó lãnh đạo của đội tuần tra giao thông trên quốc lộ 20, quốc lộ 1 gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo qua điện thoại "xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi"…
Các clip ghi lại thể hiện mỗi ca trực có rất nhiều xe bị chặn lại, chỉ vài phút sau các "sếp" gọi điện đến CSGT đang tuần tra thì tài xế lên xe chạy đi mà không bị xử lý.
Theo những người tố giác, khi họ có ý kiến về việc "bảo kê xe" quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội.
"Khi thấy việc bảo kê xe xảy ra nhiều lần, cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ lên tiếng thì bị trù dập", một CSGT đứng ra tố giác (đề nghị chưa nêu tên lúc này) nói.
Khi bị tổ tuần tra trên quốc lộ 20 xác định xe này quá tải, tài xế nói đây là "xe của sếp lớn". Sau đó, tổ tuần tra nhận được điện thoại và yêu cầu tổ tuần tra thả xe (ảnh cắt từ clip)
Trả lời Tuổi Trẻ về quy trình xử lý xe quá tải ra sao, thượng tá Đặng Thế Trung - trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai - khẳng định: "Khi phát hiện xe vi phạm, xe có dấu hiệu quá tải, CSGT đưa vào cân xe phát hiện quá tải thì CSGT phải lập biên bản xử lý và yêu cầu hạ tải mới cho lưu thông".
Tuy nhiên, khi được hỏi về nội dung cán bộ, chiến sĩ tố giác đích danh một số lãnh đạo "bảo kê xe quá tải", thượng tá Trung cho hay "chưa nghe, chưa nhận thông tin gì"…
Bị tố giác, họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền
Ngoài việc tố giác "bảo kê xe quá tải", một thiếu tá thuộc phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai (PC 08) còn đề nghị cơ quan điều tra làm rõ các khoản tiền làm ca đêm, tiền ăn, tiền trực lễ tết… mà nhiều năm qua cán bộ, chiến sĩ CSGT chỉ ký khống trên danh sách nhưng không được nhận tiền.
Cụ thể, theo vị thiếu tá này, trước đây mỗi tháng mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT tuần tra được nhận các khoản tiền trên nhưng từ 3 năm qua bản thân ông và nhiều người khác chỉ ký khống trên danh sách ở đội mà không được thực nhận.
"Cả phòng có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thì tiền chi trả khoảng gần 5 tỉ/năm. Tuy nhiên rất nhiều CSGT tuần tra ở các quốc lộ cho hay chỉ ký khống mà không được nhận tiền. Sau khi tôi tố giác thì họ mời tôi lên đề nghị chi trả tiền", vị thiếu tá này nói.
(Theo Tuổi Trẻ)
No comments:
Post a Comment