Đá granite ở bảo tàng Quang trung có độ bóng, dễ lau chùi nhưng trơn trượt khi gặp nước, vì thế không nên sử dụng.
Ngày 23/11/2019, trao đổi với PV, nhiều nghệ nhân sống tại làng nghề làm đá bày tỏ sự khó hiểu về việc lát đá granite tại bảo tảng Quang Trung (huyện Tây Sơn, Bình Định). Bởi theo các nghệ nhân, đá granite thường được ít lựa chọn để lát các công trình sân ngoài trời.
“Đá granite – đá hoa cương có bề mặt tráng men bóng, về mặt thẩm mỹ thì có nhiều mẫu mã và thường được dùng trong các công trình xây dựng. Nhưng hiếm khi đá granite được chọn lát ngoài trời mà chủ yếu lát trong nhà vì nếu gặp nước sẽ có độ trơn trượt lớn, nhất là đối với công trình có nhiều người qua lại thì càng hạn chế sử dụng loại vật liệu này” – nghệ nhân Phạm Khắc Hoan, sống tại nghề đá Non Nước – TP. Đà Nẵng cho biết.
Trước thông tin lãnh đạo Bình Định chi ra hơn 5 tỷ đồng để lát lại đá granite tại hơn 10.000m2 sân bảo tàng Quang Trung, ông Hoan cho rằng, đây là một công trình lớn, việc lát đá hoa cương sẽ tạo ra không gian đẹp nhưng lại giống như “cái bẫy” khiến người tới thăm quan có thể bị trơn trượt, ngã khi đến địa điểm này vào trời mưa. Bởi đá granite ít thấm nước.
Mặt sân lát trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung trước thời điểm bị cạy lên nâng cấp (Ảnh TTO).
“Thông thương lát sân người ta thường dùng gạch đỏ. Bởi độ thẩm mỹ cũng không kém đá granite mà lại hạn chế trơn trượt” – ông Hoan cho biết.
Đồng quan điểm, một chủ cơ sở ở làng nghề đá Ninh Vân (Ninh Bình) cho biết, đá granite hiện nay có nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, có độ thẩm mỹ cao nhưng ít được lựa chọn để lát sân hay các công trình ngoài trời.
Về độ bền của loại đá này, vị nghệ nhân cho biết: “Đá granite bền nhưng nếu như cốt nền không bằng phẳng thì sẽ dễ bị vỡ, khi đá vỡ thì thường có xu hướng vỡ vụn. Thông thường, độ bền của đá granite lên tới hàng chục năm nếu được lát đúng kỹ thuật, còn chỉ được vài ba năm thì do cốt nền không được lèn kỹ và sử dụng đá quá mỏng, không phù hợp với công trình”.
Được biết, bảo tàng Quang Trung – Bình Định đang sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục, trong đó việc thay đá lát ở đường vào chánh điện khiến dân thắc mắc vì đá chưa cũ hỏng.
Ông Châu Kinh Tú – Giám đốc bảo tàng, xác nhận, khu vực lát đá có chiều dài gần 170m, chiều rộng 60m. Công trình đã đi vào được sử dụng 10 năm nay mặt sân một số vị trí đã xuống cấp.
“Trên hình ảnh và nhìn tổng thể thì mặt sân lát vẫn còn đẹp, nhưng nhìn chi tiết thì một viên đá làm trước đây chưa dày đến 3 phân, nhiều chỗ đá bị bể góc, bể cạnh, gập ghềnh”, ông Tú nói.
Ông Tạ Xuân Chánh – Giám đốc Sở VHTT&DL Bình Định nói thêm: “Trước đây khi thi công, nền không được đảm bảo nên khi đi gập ghềnh, lần này mặt nền tại đây sẽ được nâng cấp bằng đá granite dày hơn cho sân hành lễ bảo đảm. Kinh phí nâng cấp khoảng trên 5 tỉ đồng từ ngân sách của địa phương”.
Ngọc Vân/Đất Việt
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Ngày 23/11/2019, trao đổi với PV, nhiều nghệ nhân sống tại làng nghề làm đá bày tỏ sự khó hiểu về việc lát đá granite tại bảo tảng Quang Trung (huyện Tây Sơn, Bình Định). Bởi theo các nghệ nhân, đá granite thường được ít lựa chọn để lát các công trình sân ngoài trời.
“Đá granite – đá hoa cương có bề mặt tráng men bóng, về mặt thẩm mỹ thì có nhiều mẫu mã và thường được dùng trong các công trình xây dựng. Nhưng hiếm khi đá granite được chọn lát ngoài trời mà chủ yếu lát trong nhà vì nếu gặp nước sẽ có độ trơn trượt lớn, nhất là đối với công trình có nhiều người qua lại thì càng hạn chế sử dụng loại vật liệu này” – nghệ nhân Phạm Khắc Hoan, sống tại nghề đá Non Nước – TP. Đà Nẵng cho biết.
Trước thông tin lãnh đạo Bình Định chi ra hơn 5 tỷ đồng để lát lại đá granite tại hơn 10.000m2 sân bảo tàng Quang Trung, ông Hoan cho rằng, đây là một công trình lớn, việc lát đá hoa cương sẽ tạo ra không gian đẹp nhưng lại giống như “cái bẫy” khiến người tới thăm quan có thể bị trơn trượt, ngã khi đến địa điểm này vào trời mưa. Bởi đá granite ít thấm nước.
Mặt sân lát trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung trước thời điểm bị cạy lên nâng cấp (Ảnh TTO).
“Thông thương lát sân người ta thường dùng gạch đỏ. Bởi độ thẩm mỹ cũng không kém đá granite mà lại hạn chế trơn trượt” – ông Hoan cho biết.
Đồng quan điểm, một chủ cơ sở ở làng nghề đá Ninh Vân (Ninh Bình) cho biết, đá granite hiện nay có nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, có độ thẩm mỹ cao nhưng ít được lựa chọn để lát sân hay các công trình ngoài trời.
Về độ bền của loại đá này, vị nghệ nhân cho biết: “Đá granite bền nhưng nếu như cốt nền không bằng phẳng thì sẽ dễ bị vỡ, khi đá vỡ thì thường có xu hướng vỡ vụn. Thông thường, độ bền của đá granite lên tới hàng chục năm nếu được lát đúng kỹ thuật, còn chỉ được vài ba năm thì do cốt nền không được lèn kỹ và sử dụng đá quá mỏng, không phù hợp với công trình”.
Được biết, bảo tàng Quang Trung – Bình Định đang sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục, trong đó việc thay đá lát ở đường vào chánh điện khiến dân thắc mắc vì đá chưa cũ hỏng.
Ông Châu Kinh Tú – Giám đốc bảo tàng, xác nhận, khu vực lát đá có chiều dài gần 170m, chiều rộng 60m. Công trình đã đi vào được sử dụng 10 năm nay mặt sân một số vị trí đã xuống cấp.
“Trên hình ảnh và nhìn tổng thể thì mặt sân lát vẫn còn đẹp, nhưng nhìn chi tiết thì một viên đá làm trước đây chưa dày đến 3 phân, nhiều chỗ đá bị bể góc, bể cạnh, gập ghềnh”, ông Tú nói.
Ông Tạ Xuân Chánh – Giám đốc Sở VHTT&DL Bình Định nói thêm: “Trước đây khi thi công, nền không được đảm bảo nên khi đi gập ghềnh, lần này mặt nền tại đây sẽ được nâng cấp bằng đá granite dày hơn cho sân hành lễ bảo đảm. Kinh phí nâng cấp khoảng trên 5 tỉ đồng từ ngân sách của địa phương”.
Ngọc Vân/Đất Việt
No comments:
Post a Comment