UBND TP Hà Nội vừa xin lùi kế hoạch hoàn thành Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo tới năm 2027 (chậm 12 năm), tăng vốn “khủng” tới 82%. Sau khi điều chỉnh, chi phí thi công 1km đường sắt lên tới 143 triệu USD (tương đương hơn 3.000 tỷ đồng).
Thông tin trên được nêu trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Quốc hội mới đây.
Phối cảnh một cửa ga ngầm của tuyến đường sắt trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được phê duyệt vào tháng 11/2008. Tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao, khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, sử dụng là ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 – 2015 và đưa vào khai thác năm 2017, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa thể khởi động.
Điểm đầu của Dự án tại Khu đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài và kết thúc trên Phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, giai đoạn 1
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo gửi Quốc hội của về Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, trong đó nhấn mạnh việc Hà Nội báo cáo Thủ tướng tổng mức đầu tư xin phê duyệt điều chỉnh tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng (tăng 82%) so với ban đầu, tổng chi phí đầu tư của dự án điều chỉnh là 143 triệu USD/km.
Nguyên nhân là thay đổi quy mô đầu tư (tăng 1.801 tỷ đồng), tỷ giá tăng quy đổi (2.235 tỷ đồng), giá nguyên liệu – vật tư – nhân công – thiết bị – trượt giá (tăng 6.762 tỷ đồng), những thay đổi chế độ chính sách – chi phí quản lý (tăng 5.323 tỷ đồng).
Dẫn chứng chi phí đầu tư của một số dự án tàu điện ngầm khác ở châu Á trong 10 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin: Dự án MRT Jakarta giai đoạn một của Indonesia (năm 2014) sử dụng vốn ODA của Nhật Bản có chi phí trung bình là 165,6 triệu USD. Dự án của Malaysia (năm 2011) chi phí đầu tư trung bình là 125 triệu USD/km. Dự án Hangzhou 1 của Trung Quốc (năm 2007) trung bình là 73 triệu USD/km.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chi phí đầu tư trung bình của dự án điều chỉnh do UBND TP Hà Nội báo cáo cơ bản phù hợp với dự án MRT Jakarta giai đoạn 1 của Indonesia (năm 2014).
Với việc điều chỉnh kế hoạch dự án, vận tốc thiết kế chạy tàu được nâng từ 90 km/h lên 120 km/h, tốc độ vận hành tối đa các đoàn tàu trên tuyến sẽ đạt 110 km/h đoạn trên cao, 80 km/h trong hầm và 15 km/h khu depot.
Ngoài ra, Hà Nội cũng điều chỉnh giảm số lượng đoàn tàu của Dự án từ 14 đoàn xuống 10 đoàn để vận hành các đoàn tàu phù hợp với lưu lượng hành khách dự báo, bảo đảm thời gian giãn cách, vận chuyển hành khách tiện lợi.
Liên quan tới việc điều chỉnh Dự án này, hồi tháng 9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao UBND TP. Hà Nội thực hiện trình tự, thủ tục về điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án) theo đúng quy định tại Nghị định số 131/2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia và các quy định pháp luật liên quan và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 108 ngày 13/12/2016.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện về thông tin, số liệu báo cáo và hiệu quả đầu tư dự án điều chỉnh; phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định về việc bố trí vay vốn nước ngoài bổ sung phần điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án…
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được phê duyệt vào tháng 11/2008. Tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao, khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỉ đồng, sử dụng là ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 – 2015, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa thể khởi động.
Hoài Nam/canhco
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Thông tin trên được nêu trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Quốc hội mới đây.
Phối cảnh một cửa ga ngầm của tuyến đường sắt trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được phê duyệt vào tháng 11/2008. Tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao, khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, sử dụng là ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 – 2015 và đưa vào khai thác năm 2017, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa thể khởi động.
Điểm đầu của Dự án tại Khu đô thị Nam Thăng Long (CIPUTRA), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài – Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thụy Khuê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài và kết thúc trên Phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, giai đoạn 1
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo gửi Quốc hội của về Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, trong đó nhấn mạnh việc Hà Nội báo cáo Thủ tướng tổng mức đầu tư xin phê duyệt điều chỉnh tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng (tăng 82%) so với ban đầu, tổng chi phí đầu tư của dự án điều chỉnh là 143 triệu USD/km.
Nguyên nhân là thay đổi quy mô đầu tư (tăng 1.801 tỷ đồng), tỷ giá tăng quy đổi (2.235 tỷ đồng), giá nguyên liệu – vật tư – nhân công – thiết bị – trượt giá (tăng 6.762 tỷ đồng), những thay đổi chế độ chính sách – chi phí quản lý (tăng 5.323 tỷ đồng).
Dẫn chứng chi phí đầu tư của một số dự án tàu điện ngầm khác ở châu Á trong 10 năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin: Dự án MRT Jakarta giai đoạn một của Indonesia (năm 2014) sử dụng vốn ODA của Nhật Bản có chi phí trung bình là 165,6 triệu USD. Dự án của Malaysia (năm 2011) chi phí đầu tư trung bình là 125 triệu USD/km. Dự án Hangzhou 1 của Trung Quốc (năm 2007) trung bình là 73 triệu USD/km.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chi phí đầu tư trung bình của dự án điều chỉnh do UBND TP Hà Nội báo cáo cơ bản phù hợp với dự án MRT Jakarta giai đoạn 1 của Indonesia (năm 2014).
Với việc điều chỉnh kế hoạch dự án, vận tốc thiết kế chạy tàu được nâng từ 90 km/h lên 120 km/h, tốc độ vận hành tối đa các đoàn tàu trên tuyến sẽ đạt 110 km/h đoạn trên cao, 80 km/h trong hầm và 15 km/h khu depot.
Ngoài ra, Hà Nội cũng điều chỉnh giảm số lượng đoàn tàu của Dự án từ 14 đoàn xuống 10 đoàn để vận hành các đoàn tàu phù hợp với lưu lượng hành khách dự báo, bảo đảm thời gian giãn cách, vận chuyển hành khách tiện lợi.
Liên quan tới việc điều chỉnh Dự án này, hồi tháng 9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao UBND TP. Hà Nội thực hiện trình tự, thủ tục về điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án) theo đúng quy định tại Nghị định số 131/2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia và các quy định pháp luật liên quan và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 108 ngày 13/12/2016.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện về thông tin, số liệu báo cáo và hiệu quả đầu tư dự án điều chỉnh; phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định về việc bố trí vay vốn nước ngoài bổ sung phần điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án…
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được phê duyệt vào tháng 11/2008. Tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5 km, trong đó 8,5 km đường đi ngầm và 3 km đi trên cao, khổ đường sắt đôi 1.435 mm.
Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỉ đồng, sử dụng là ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 – 2015, tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa thể khởi động.
Hoài Nam/canhco
No comments:
Post a Comment