Tôi cũng như rất nhiều người dân luôn mong mỏi sự phát triển không ngừng của các đô thị để đời sống mỗi người dân được nâng lên chứ không hề muốn bị “đẩy” ra khỏi nơi mình đang sinh sống.
Đọc những thông tin trong bài “GS Đặng Hùng Võ: Tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP.HCM” của báo Thanh niên ngày 22.11, người viết bài này đã chợt thốt lên như vậy bởi về cá nhân, tôi rất kính trọng ông.
Lý do, theo phản ánh của bài báo, tại Hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn TP.HCM” do TP HCM tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai và nhiều chuyên gia ở lĩnh vực này, GS Đặng Hùng Võ cho rằng để hạn chế người dân di cư vào Hà Nội và TP.HCM nên dùng rào cản kỹ thuật, tức tăng thuế để chỉ có người thu nhập cao mới ‘trụ’ được ở hai thành phố lớn này.
“Rào cản kỹ thuật ở đây, theo GS Đặng Hùng Võ, là áp mức thuế cao để những người sống ở TP.HCM và Hà Nội phải có thu nhập cao mới “trụ” được. Chứ với cách làm hiện tại khiến người dân ở địa phương đổ về hai thành phố này theo kiểu “bám vỉa hè đô thị để sống, mà không phải đóng đồng thuế nào”.
“Dùng thuế là bộ lọc, là rào cản kỹ thuật duy nhất để giải quyết vấn đề di cư. Chứ cứ như thế này chả mấy chốc dân số Hà Nội, TP.HCM tăng lên 40 – 50 triệu người mà không cách gì cản được”, GS Đặng Hùng Võ nói” – Bài báo viết.
Thành thật, tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” bởi giáo sư là một trong số các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quản lý đất đai, từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đồng thời là nhà khoa học có uy tín.
GS Đặng Hùng Võ
Thế nên, tôi nghĩ rằng có khi giáo sư “nói đùa” vậy bởi với đầu óc hạn hẹp của mình, tôi cho rằng nếu giáo sư nói thật thì điều đó có vẻ như không ổn bởi mấy lẽ.
Thứ nhất, việc dân cư dồn vào các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… là một xu hướng tất yếu và tốt. “Đất lành, chim đậu”, “Nước dồn chỗ trũng”, nó thể hiện sức hấp dẫn về môi trường và điều kiện sống của các đô thị này. Cụ thể ở Việt Nam, tôi nghĩ đó là thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, thực tế cho thấy tại các quốc gia giàu có như Nhật Bản, Hàn quốc, các thành phố Tokyo, Seoul dân số chiếm gần một nửa số dân của cả nước. Rồi Singapore chẳng hạn, cả quốc gia cỡ chục triệu người nằm trong một thành phố.
Thứ ba, mong giáo sư xem lại nó có vi phạm quyền tự do cư trú đã được ghi trong Hiến pháp hay không bởi tại Điều 16 . 2 Hiến pháp qui định:”Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều 23: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước…”.
Cuối cùng, tôi có cảm giác cái ý tưởng này có gì đó không phải, nó chia rẽ thế nào ấy với những người nghèo, người có thu nhập thấp. Có vẻ thiếu công bằng người lao động từ các miền quê và các sinh viên trẻ mới ra trường. Họ có thể sẽ bị “đẩy” ra khỏi thành phố nếu đã và đang sống ở đây hoặc sẽ bị chặn ngay từ “cửa ô” nếu hiện ở nông thôn có khát vọng làm công dân thành thị.
Tôi cũng như rất nhiều người dân luôn mong mỏi sự phát triển không ngừng của các đô thị để đời sống mỗi người dân được nâng lên chứ không hề muốn bị “đẩy” ra khỏi nơi mình đang sinh sống.
Vấn đề ở đây là quản lý Nhà nước trong qui hoạch đô thị, qui định điều kiện tiêu chuẩn kinh doanh, khâu dịch vụ, chi trả cho dịch vụ môi trường… để không nhếch nhác, tránh ô nhiễm.
Có lẽ một lần nữa xin nhắc lại, tôi chỉ là một nhà báo không chuyên sâu về lĩnh vực này nên hiểu biết có hạn. Còn giáo sư là chuyên gia hàng đầu lại nhiều năm nắm cương vị quản lý nhà nước nên biết đâu đây chả là cao kiến của ông mà tôi (và những người như tôi) chưa (hoặc không) hiểu? Rất mong được Giáo sư và các bạn chỉ giáo.
Thực tình, tôi cũng lo lo vì nếu như ý tưởng này được thực thi, không biết bố con tôi có bị “đẩy” về quê không nhỉ?
Bùi Hoàng Tám
Tin trong nước
,
Xã hội
Đọc những thông tin trong bài “GS Đặng Hùng Võ: Tăng thuế để hạn chế dân di cư vào Hà Nội, TP.HCM” của báo Thanh niên ngày 22.11, người viết bài này đã chợt thốt lên như vậy bởi về cá nhân, tôi rất kính trọng ông.
Lý do, theo phản ánh của bài báo, tại Hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn TP.HCM” do TP HCM tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai và nhiều chuyên gia ở lĩnh vực này, GS Đặng Hùng Võ cho rằng để hạn chế người dân di cư vào Hà Nội và TP.HCM nên dùng rào cản kỹ thuật, tức tăng thuế để chỉ có người thu nhập cao mới ‘trụ’ được ở hai thành phố lớn này.
“Rào cản kỹ thuật ở đây, theo GS Đặng Hùng Võ, là áp mức thuế cao để những người sống ở TP.HCM và Hà Nội phải có thu nhập cao mới “trụ” được. Chứ với cách làm hiện tại khiến người dân ở địa phương đổ về hai thành phố này theo kiểu “bám vỉa hè đô thị để sống, mà không phải đóng đồng thuế nào”.
“Dùng thuế là bộ lọc, là rào cản kỹ thuật duy nhất để giải quyết vấn đề di cư. Chứ cứ như thế này chả mấy chốc dân số Hà Nội, TP.HCM tăng lên 40 – 50 triệu người mà không cách gì cản được”, GS Đặng Hùng Võ nói” – Bài báo viết.
Thành thật, tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” bởi giáo sư là một trong số các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực quản lý đất đai, từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đồng thời là nhà khoa học có uy tín.
GS Đặng Hùng Võ
Thế nên, tôi nghĩ rằng có khi giáo sư “nói đùa” vậy bởi với đầu óc hạn hẹp của mình, tôi cho rằng nếu giáo sư nói thật thì điều đó có vẻ như không ổn bởi mấy lẽ.
Thứ nhất, việc dân cư dồn vào các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa… là một xu hướng tất yếu và tốt. “Đất lành, chim đậu”, “Nước dồn chỗ trũng”, nó thể hiện sức hấp dẫn về môi trường và điều kiện sống của các đô thị này. Cụ thể ở Việt Nam, tôi nghĩ đó là thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, thực tế cho thấy tại các quốc gia giàu có như Nhật Bản, Hàn quốc, các thành phố Tokyo, Seoul dân số chiếm gần một nửa số dân của cả nước. Rồi Singapore chẳng hạn, cả quốc gia cỡ chục triệu người nằm trong một thành phố.
Thứ ba, mong giáo sư xem lại nó có vi phạm quyền tự do cư trú đã được ghi trong Hiến pháp hay không bởi tại Điều 16 . 2 Hiến pháp qui định:”Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều 23: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước…”.
Cuối cùng, tôi có cảm giác cái ý tưởng này có gì đó không phải, nó chia rẽ thế nào ấy với những người nghèo, người có thu nhập thấp. Có vẻ thiếu công bằng người lao động từ các miền quê và các sinh viên trẻ mới ra trường. Họ có thể sẽ bị “đẩy” ra khỏi thành phố nếu đã và đang sống ở đây hoặc sẽ bị chặn ngay từ “cửa ô” nếu hiện ở nông thôn có khát vọng làm công dân thành thị.
Tôi cũng như rất nhiều người dân luôn mong mỏi sự phát triển không ngừng của các đô thị để đời sống mỗi người dân được nâng lên chứ không hề muốn bị “đẩy” ra khỏi nơi mình đang sinh sống.
Vấn đề ở đây là quản lý Nhà nước trong qui hoạch đô thị, qui định điều kiện tiêu chuẩn kinh doanh, khâu dịch vụ, chi trả cho dịch vụ môi trường… để không nhếch nhác, tránh ô nhiễm.
Có lẽ một lần nữa xin nhắc lại, tôi chỉ là một nhà báo không chuyên sâu về lĩnh vực này nên hiểu biết có hạn. Còn giáo sư là chuyên gia hàng đầu lại nhiều năm nắm cương vị quản lý nhà nước nên biết đâu đây chả là cao kiến của ông mà tôi (và những người như tôi) chưa (hoặc không) hiểu? Rất mong được Giáo sư và các bạn chỉ giáo.
Thực tình, tôi cũng lo lo vì nếu như ý tưởng này được thực thi, không biết bố con tôi có bị “đẩy” về quê không nhỉ?
Bùi Hoàng Tám
No comments:
Post a Comment