Bộ GD&ĐT đã chính thức phản hồi về thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK nhưng “phá sản”.
Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020 với kinh phí khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng), gồm: 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB) và 3 triệu USD vốn đối ứng.
Trong số khoản vay này, có 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).
Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, Bộ Giáo dục báo cáo không thực hiện được việc này, do không đủ ứng viên để tuyển chọn tác giả. Điều này đã khiến dư luận băn khoăn với số tiền 16 triệu USD đã vay, Bộ GD-ĐT dùng vào việc gì?
Thông tin về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Trung học, Giám đốc dự án RGEP cho biết số tiền 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…
Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.
“Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối.
Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động” – ông Thành nói.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết vì hiện Bộ không thực hiện theo hướng làm một bộ SGK, nên muốn nhận được hỗ trợ kinh phí, Bộ phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó để sử dụng sao cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới.
Theo ông Thành, Bộ đang đàm phán với WB để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới như: biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng khoảng 900.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; mua SGK cho thư viện các trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học,…
Về câu hỏi “tại sao Bộ GD-ĐT không trả lại 16 triệu USD?”, ông Thành cho biết “khi thiết kế dự án, các cấu phần đã được tính toán kỹ trong khuôn khổ nguồn vốn vay theo thỏa thuận nhưng so với nhu cầu còn thiếu nhiều. Nếu không tái cấu trúc mà trả lại thì sau đó vẫn phải dùng ngân sách để chi cho một loạt hoạt động như mua sách hỗ trợ đối tượng chính sách được mượn, bồi dưỡng giáo viên,… Việc sử dụng số tiền 16 triệu USD này để phân bổ lại trong khuôn khổ dự án để bảo đảm mục tiêu của dự án sẽ tốt hơn cho giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình mới”.
“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD-ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành giải thích thêm.
Theo Trí thức VN
Giáo dục
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020 với kinh phí khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng), gồm: 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới (WB) và 3 triệu USD vốn đối ứng.
Trong số khoản vay này, có 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).
Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, Bộ Giáo dục báo cáo không thực hiện được việc này, do không đủ ứng viên để tuyển chọn tác giả. Điều này đã khiến dư luận băn khoăn với số tiền 16 triệu USD đã vay, Bộ GD-ĐT dùng vào việc gì?
Thông tin về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Trung học, Giám đốc dự án RGEP cho biết số tiền 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…
Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.
“Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối.
Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động” – ông Thành nói.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết vì hiện Bộ không thực hiện theo hướng làm một bộ SGK, nên muốn nhận được hỗ trợ kinh phí, Bộ phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó để sử dụng sao cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới.
Theo ông Thành, Bộ đang đàm phán với WB để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới như: biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng khoảng 900.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; mua SGK cho thư viện các trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học,…
Về câu hỏi “tại sao Bộ GD-ĐT không trả lại 16 triệu USD?”, ông Thành cho biết “khi thiết kế dự án, các cấu phần đã được tính toán kỹ trong khuôn khổ nguồn vốn vay theo thỏa thuận nhưng so với nhu cầu còn thiếu nhiều. Nếu không tái cấu trúc mà trả lại thì sau đó vẫn phải dùng ngân sách để chi cho một loạt hoạt động như mua sách hỗ trợ đối tượng chính sách được mượn, bồi dưỡng giáo viên,… Việc sử dụng số tiền 16 triệu USD này để phân bổ lại trong khuôn khổ dự án để bảo đảm mục tiêu của dự án sẽ tốt hơn cho giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình mới”.
“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD-ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành giải thích thêm.
Theo Trí thức VN
No comments:
Post a Comment