Chỉ bằng vài thao tác, toàn bộ khuôn viên đất của chùa Phước Tường - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đã trở thành nơi ăn nhậu thuộc hàng lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Phước Tường là chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường được khai sơn vào năm 1741. Trụ trì chùa Phước Tường hiện nay là Đại đữ Thích Nhựt An.
Chùa nằm trên khu đất rộng gần 3ha, ngôi chùa nép mình dưới nhiều cây cổ thụ rậm như một khu rừng. Từ ngoài cổng bước vào nhìn qua bên phải là một khu đất rộng dành cho rừng cây. Giữa cảnh ấy lại điểm thêm một vài ngôi tháp, một vài ngôi mộ cổ rêu phong thì không đâu sánh bằng. Quả là sơn lâm hóa thành thị, thành thị hóa sơn lâm.
Với vị trí đắc địa, các "phật tử" đã nhanh chóng biến chùa thành trung tâm ăn nhậu, tàn sát đặc sản thuộc hàng lớn nhất TPHCM, đặt tên là Hoa viên 102.
Với năng lực ẩm thực cao thâm, các phật tử của chùa đã tạo điểm nhấn đặc biệt cho Hoa Viên 102 là thực khách có thể trải nghiệm vừa thưởng thức hải sản tươi sống và những món đồng quê thơm ngon, bên hàng dừa nước lung linh và ngắm hồ sen bát ngát, tận hưởng những làn gió mát rượi. Hoa Viên 102 là một khu tổ hợp du lịch mới bao gồm cà phê, khu vực tổ chức hội nghị, tiệc, hồ bơi... với những điểm nhấn độc đáo có "một không hai" giữa lòng thành phố. Bên cạnh đó, tại Hoa Viên 102 còn phục vụ ăn uống tại khu phòng VIP, đây là lựa chọn tuyệt vời cho một buổi thư giãn, một nơi lý tưởng cho mọi người cùng thưởng thức những món ăn ngon hay cùng nhau chia sẻ công việc và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Đặc biệt, thực đơn do các đệ tử làm ra rất đa dạng, phong phú, chuyên các món ăn Á, Âu, hải sản… Ngoài các món ăn được chế biến từ thịt tươi sống đảm bảo sự thơm ngon, bổ dưỡng phục vụ theo nhu cầu đặt món hay thực đơn cho dân văn phòng lân cận.
Đặc biệt, các phật tử chú trọng cho Hoa Viên các món làm từ thịt cừu, chồn,...
Trong bầu không khí tâm linh mê hoặc, Hoa viên 102 là điểm đến lý tưởng để ăn nhậu, sát sanh. Hòa trong tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, là những tiếng Dô Dô vang dội, không nơi nào có được.
Đây cũng là tụ điểm ưa thích của cán bộ và nhân dân trong vùng.
Nam mô a di đà phật!
p/s: Tài năng của các phật tử là có thể biến đất nông nghiệp thành khu du lịch, ăn nhậu.
Họ "mượn không" của chùa, và nói là trồng sen.
Thật kinh khủng nếu so Bình Chánh và quận 9. Bình Chánh bà Trang làm quán ăn trên đất nhà, công trình từ trước 2005 thì bị triệt cho chết.
Quận 9 thì xây luôn trên đất chùa! Và hoành tráng được ủng hộ. Phía sau chùa, lại có sân sau?
Nguồn FB Trương Châu Hữu Danh
Tin trong nước
,
Văn hóa
,
Xã hội
Chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Bộ Văn Hóa Thông tin công nhận cấp bằng ngày 27/7/1993 và công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Phước Tường là chùa cổ của TP. Hồ Chí Minh, tọa lạc ở đường 102, KP7, P. Tăng Nhơn Phú A, Q9, Tp.HCM. Chùa theo hệ phái Bắc tông. Chùa Phước Tường do thiền sư Linh Quang – Phật chiếu (1736-1788), đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Ngài là đệ tử Hòa thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều – Thọ Tông. Chùa Phước Tường được khai sơn vào năm 1741. Trụ trì chùa Phước Tường hiện nay là Đại đữ Thích Nhựt An.
Chùa nằm trên khu đất rộng gần 3ha, ngôi chùa nép mình dưới nhiều cây cổ thụ rậm như một khu rừng. Từ ngoài cổng bước vào nhìn qua bên phải là một khu đất rộng dành cho rừng cây. Giữa cảnh ấy lại điểm thêm một vài ngôi tháp, một vài ngôi mộ cổ rêu phong thì không đâu sánh bằng. Quả là sơn lâm hóa thành thị, thành thị hóa sơn lâm.
Với vị trí đắc địa, các "phật tử" đã nhanh chóng biến chùa thành trung tâm ăn nhậu, tàn sát đặc sản thuộc hàng lớn nhất TPHCM, đặt tên là Hoa viên 102.
Đặc biệt, thực đơn do các đệ tử làm ra rất đa dạng, phong phú, chuyên các món ăn Á, Âu, hải sản… Ngoài các món ăn được chế biến từ thịt tươi sống đảm bảo sự thơm ngon, bổ dưỡng phục vụ theo nhu cầu đặt món hay thực đơn cho dân văn phòng lân cận.
Đặc biệt, các phật tử chú trọng cho Hoa Viên các món làm từ thịt cừu, chồn,...
Trong bầu không khí tâm linh mê hoặc, Hoa viên 102 là điểm đến lý tưởng để ăn nhậu, sát sanh. Hòa trong tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, là những tiếng Dô Dô vang dội, không nơi nào có được.
Đây cũng là tụ điểm ưa thích của cán bộ và nhân dân trong vùng.
Nam mô a di đà phật!
p/s: Tài năng của các phật tử là có thể biến đất nông nghiệp thành khu du lịch, ăn nhậu.
Họ "mượn không" của chùa, và nói là trồng sen.
Thật kinh khủng nếu so Bình Chánh và quận 9. Bình Chánh bà Trang làm quán ăn trên đất nhà, công trình từ trước 2005 thì bị triệt cho chết.
Quận 9 thì xây luôn trên đất chùa! Và hoành tráng được ủng hộ. Phía sau chùa, lại có sân sau?
Nguồn FB Trương Châu Hữu Danh
No comments:
Post a Comment