Như đã đưa tin, chiều 28/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Quang Huy (SN 1973, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) theo lệnh truy nã cách đây 26 năm (năm 1993) về tội "Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia". Thời điểm bị bắt, Huy đang làm Thư ký kiêm Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong - Hòa Bình.
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, mặc dù bị truy nã năm 1993, nhưng Huy vẫn sinh sống tại địa phương. Đến ngày 27/7/1999, Huy được vào Đảng tại Chi bộ Tổ 2, phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Ngày Huy chính thức được kết nạp Đảng là 24/7/2000.
Từ tháng 1/1998 đến tháng 2/2000, Huy làm Bí thư Đoàn 1 tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Sau đó, Huy chuyển về Tổ 1 xã Thái Bình (nay là phường Thái Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) làm Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn xã Thái Bình.
Từ tháng 2/2000 đến tháng 7/2002, Huy làm Thư ký TAND huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình).
Tiếp đến, từ tháng 7/2002 đến nay, Huy làm Thư ký TAND huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình).
Xác nhận với phóng viên Dân trí, Chánh án TAND huyện Cao Phong Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, thời điểm bị bắt, Huy đang làm Thư ký kiêm Chánh Văn phòng của TAND huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình).
"Khi Huy bị bắt tôi cũng rất bất ngờ. Chúng tôi hoàn toàn không biết Huy bị lệnh truy nã từ năm 1993. Trong công tác, Huy luôn thành tốt nhiệm vụ" - bà Hà cho biết.
Trụ sở TAND huyện Cao Phong - Hòa Bình.
Phòng làm việc của Nguyễn Quang Huy tại TAND huyện Cao Phong.Bị truy nã, Nguyễn Quang Huy vào Đảng như thế nào?
Để tìm hiểu quy trình giới thiệu, xét duyệt và kết nạp Nguyễn Quang Huy vào Đảng bộ ở phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Long – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Thái Bình.
Trụ sở Đảng ủy-UBND-UBMTTQ phường Thái Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Ông Long cho biết, chính ông cũng rất bất ngờ khi nghe tin Huy bị bắt và khẳng định, Đảng ủy cũng như UBND phường Thái Bình không hề biết việc Huy bị lệnh truy nã từ năm 1993.
"Tôi làm việc ở phường cũng được 20 năm, tôi rất bất ngờ về trường hợp của Huy. Chúng tôi hoàn toàn không nắm được vụ việc này, người dân trên địa bàn phường cũng hết sức ngỡ ngàng khi anh Huy bị bắt" - ông Long cho biết.
Cũng theo ông Long, theo định kỳ hàng năm hoặc hàng quý, Công an phường Thái Bình sẽ báo cáo các trường hợp có lệnh truy nã tới Đảng ủy và UBND phường. Tuy nhiên, phường này chưa nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến lệnh truy nã của Nguyễn Quang Huy.
"Về góc độ địa phương chúng tôi thì chắc chắn không có lỗi. Theo quan điểm của bản thân tôi, do cơ quan phát lệnh truy nã không thông báo cho địa phương nên không nắm được" - ông Long nhận định.
Về quy trình giới thiệu, xác minh và xét duyệt Huy vào Đảng, ông Long khẳng định địa phương thực hiện theo đúng trình tự, quy định của điều lệ Đảng. Tại Chi bộ Đảng, nơi Huy được giới thiệu vào Đảng sẽ cử một Đảng viên chính thức đến nơi cư trú của Huy để xác minh thông tin và gặp Tổ dân phố, Công an khu vực để hỏi về con người Huy.
"Sau khi cán bộ Đảng viên đi xác minh xong sẽ gửi lý lịch lên Đảng ủy xác nhận và chuyển cho Đảng ủy cấp trên xét kết nạp Huy vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khâu này chúng tôi cũng không phát hiện bất cứ thông tin gì liên quan đến lệnh truy nã của Huy. Từ trước đến nay, Đảng ủy đều làm đầy đủ các quy trình, các bước xét duyệt những quần chúng ưu tú vào Đảng" - ông Long nói.
Theo lời giới thiệu của ông Long, chúng tôi tìm đến nhà người đàn ông tên Trọng là Phó Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 2, phường Thái Bình từ thời điểm Huy kết nạp Đảng.
Giống như ông Long, ông Trọng cũng tỏ ra bất ngờ khi nghe tin Huy bị bắt và cho biết: "Thời điểm năm 1999, chúng tôi cũng không hề nghe thấy Huy bị lệnh truy nã".
Hồ sơ tuyển dụng công chức vào ngành tòa án của Huy ra sao?
Theo ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và thi đua khen thưởng của TAND tỉnh Hòa Bình, năm 2000, Nguyễn Quang Huy được Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình tuyển dụng vào ngành tòa án. Theo phân cấp, bắt đầu từ năm 2003, cán bộ công chức thuộc diện Sở Tư pháp quản lý, những người công tác ở tòa án sẽ phải chuyển toàn bộ hồ sơ gốc của cán bộ công chức sang cho tòa án tỉnh quản lý hồ sơ.
Chính vì vậy, từ năm 2003, hồ sơ công chức của Huy mới được chuyển sang TAND tỉnh Hòa Bình tiếp nhận và quản lý.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và thi đua khen thưởng của TAND tỉnh Hòa Bình.
Ông Tùng cho biết, trong bộ hồ sơ của Huy cấp năm 2000 có xác nhận lý lịch tại chính quyền địa phương, lý lịch này được Sở Tư pháp Hòa Bình đưa vào hồ sơ gốc. Trong lý lịch năm 2000 của Huy, mục chấp hành quy định pháp luật bỏ trống (không ghi gì -PV) và không có bất cứ thông tin hoặc văn bản nào liên quan đến việc truy nã đối với Huy.
"Toàn bộ hồ sơ gốc của Huy chuyển cho chúng tôi tiếp nhận và kiểm tra thì không có vấn đề gì. Qua đó, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng hồ sơ gốc đó. Ngoài ra, quá trình lưu giữ cũng được đảm bảo, có đầy đủ các quyết định, đầy đủ quá trình phát triển của cán bộ công chức từ lúc được tuyển dụng cho đến hàng năm công tác trong ngành" - ông Tùng nói.
Về việc đánh giá lý lịch tư pháp cán bộ được tuyển dụng, ông Tùng nói thêm: Từ năm 2012 đến nay mới có quy định cán bộ được tuyển dụng phải có lý lịch tư pháp.
Một nội dung được ông Tùng chia sẻ thêm, đó là, sáng ngày 2/12, TAND tỉnh Hòa Bình mới nhận được các văn bản về trình tự tố tụng vụ án "Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia".
Theo đó, Nguyễn Quang Huy liên quan đến vụ trộm dầu ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Vụ án được truy tố vào năm 1992 và đưa ra xét xử năm 1993.
"Lúc đó, khi hồ sơ chuyển sang tòa thì cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đối với Nguyễn Quang Huy và lệnh truy nã đã nằm trong hồ sơ vụ án. Thông thường cơ quan điều tra sẽ tiến hành phát lệnh truy nã, trình tự tố tụng do cơ quan điều tra tiến hành, còn tòa án không theo dõi việc truy nã đó" - ông Tùng giải thích.
Trụ sở TAND tỉnh Hòa Bình.
Cũng theo ông Tùng, toàn bộ hồ sơ tuyển dụng công chức của Nguyễn Quang Huy nói trên sẽ được TAND tỉnh Hòa Bình phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan rà soát, kiểm tra lại. Trước khi Huy bị bắt, để phối hợp trong công tác điều tra, TAND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Huy.
Nguyễn Dương
Pháp luật
,
Tin trong nước
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, mặc dù bị truy nã năm 1993, nhưng Huy vẫn sinh sống tại địa phương. Đến ngày 27/7/1999, Huy được vào Đảng tại Chi bộ Tổ 2, phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Ngày Huy chính thức được kết nạp Đảng là 24/7/2000.
Từ tháng 1/1998 đến tháng 2/2000, Huy làm Bí thư Đoàn 1 tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Sau đó, Huy chuyển về Tổ 1 xã Thái Bình (nay là phường Thái Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) làm Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn xã Thái Bình.
Từ tháng 2/2000 đến tháng 7/2002, Huy làm Thư ký TAND huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình).
Tiếp đến, từ tháng 7/2002 đến nay, Huy làm Thư ký TAND huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình).
Xác nhận với phóng viên Dân trí, Chánh án TAND huyện Cao Phong Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, thời điểm bị bắt, Huy đang làm Thư ký kiêm Chánh Văn phòng của TAND huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình).
"Khi Huy bị bắt tôi cũng rất bất ngờ. Chúng tôi hoàn toàn không biết Huy bị lệnh truy nã từ năm 1993. Trong công tác, Huy luôn thành tốt nhiệm vụ" - bà Hà cho biết.
Trụ sở TAND huyện Cao Phong - Hòa Bình.
Phòng làm việc của Nguyễn Quang Huy tại TAND huyện Cao Phong.Bị truy nã, Nguyễn Quang Huy vào Đảng như thế nào?
Để tìm hiểu quy trình giới thiệu, xét duyệt và kết nạp Nguyễn Quang Huy vào Đảng bộ ở phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Văn Long – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Thái Bình.
Trụ sở Đảng ủy-UBND-UBMTTQ phường Thái Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Ông Long cho biết, chính ông cũng rất bất ngờ khi nghe tin Huy bị bắt và khẳng định, Đảng ủy cũng như UBND phường Thái Bình không hề biết việc Huy bị lệnh truy nã từ năm 1993.
"Tôi làm việc ở phường cũng được 20 năm, tôi rất bất ngờ về trường hợp của Huy. Chúng tôi hoàn toàn không nắm được vụ việc này, người dân trên địa bàn phường cũng hết sức ngỡ ngàng khi anh Huy bị bắt" - ông Long cho biết.
Cũng theo ông Long, theo định kỳ hàng năm hoặc hàng quý, Công an phường Thái Bình sẽ báo cáo các trường hợp có lệnh truy nã tới Đảng ủy và UBND phường. Tuy nhiên, phường này chưa nhận được bất cứ thông tin gì liên quan đến lệnh truy nã của Nguyễn Quang Huy.
"Về góc độ địa phương chúng tôi thì chắc chắn không có lỗi. Theo quan điểm của bản thân tôi, do cơ quan phát lệnh truy nã không thông báo cho địa phương nên không nắm được" - ông Long nhận định.
Về quy trình giới thiệu, xác minh và xét duyệt Huy vào Đảng, ông Long khẳng định địa phương thực hiện theo đúng trình tự, quy định của điều lệ Đảng. Tại Chi bộ Đảng, nơi Huy được giới thiệu vào Đảng sẽ cử một Đảng viên chính thức đến nơi cư trú của Huy để xác minh thông tin và gặp Tổ dân phố, Công an khu vực để hỏi về con người Huy.
"Sau khi cán bộ Đảng viên đi xác minh xong sẽ gửi lý lịch lên Đảng ủy xác nhận và chuyển cho Đảng ủy cấp trên xét kết nạp Huy vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khâu này chúng tôi cũng không phát hiện bất cứ thông tin gì liên quan đến lệnh truy nã của Huy. Từ trước đến nay, Đảng ủy đều làm đầy đủ các quy trình, các bước xét duyệt những quần chúng ưu tú vào Đảng" - ông Long nói.
Theo lời giới thiệu của ông Long, chúng tôi tìm đến nhà người đàn ông tên Trọng là Phó Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 2, phường Thái Bình từ thời điểm Huy kết nạp Đảng.
Giống như ông Long, ông Trọng cũng tỏ ra bất ngờ khi nghe tin Huy bị bắt và cho biết: "Thời điểm năm 1999, chúng tôi cũng không hề nghe thấy Huy bị lệnh truy nã".
Hồ sơ tuyển dụng công chức vào ngành tòa án của Huy ra sao?
Theo ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và thi đua khen thưởng của TAND tỉnh Hòa Bình, năm 2000, Nguyễn Quang Huy được Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình tuyển dụng vào ngành tòa án. Theo phân cấp, bắt đầu từ năm 2003, cán bộ công chức thuộc diện Sở Tư pháp quản lý, những người công tác ở tòa án sẽ phải chuyển toàn bộ hồ sơ gốc của cán bộ công chức sang cho tòa án tỉnh quản lý hồ sơ.
Chính vì vậy, từ năm 2003, hồ sơ công chức của Huy mới được chuyển sang TAND tỉnh Hòa Bình tiếp nhận và quản lý.
Ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thanh tra và thi đua khen thưởng của TAND tỉnh Hòa Bình.
Ông Tùng cho biết, trong bộ hồ sơ của Huy cấp năm 2000 có xác nhận lý lịch tại chính quyền địa phương, lý lịch này được Sở Tư pháp Hòa Bình đưa vào hồ sơ gốc. Trong lý lịch năm 2000 của Huy, mục chấp hành quy định pháp luật bỏ trống (không ghi gì -PV) và không có bất cứ thông tin hoặc văn bản nào liên quan đến việc truy nã đối với Huy.
"Toàn bộ hồ sơ gốc của Huy chuyển cho chúng tôi tiếp nhận và kiểm tra thì không có vấn đề gì. Qua đó, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng hồ sơ gốc đó. Ngoài ra, quá trình lưu giữ cũng được đảm bảo, có đầy đủ các quyết định, đầy đủ quá trình phát triển của cán bộ công chức từ lúc được tuyển dụng cho đến hàng năm công tác trong ngành" - ông Tùng nói.
Về việc đánh giá lý lịch tư pháp cán bộ được tuyển dụng, ông Tùng nói thêm: Từ năm 2012 đến nay mới có quy định cán bộ được tuyển dụng phải có lý lịch tư pháp.
Một nội dung được ông Tùng chia sẻ thêm, đó là, sáng ngày 2/12, TAND tỉnh Hòa Bình mới nhận được các văn bản về trình tự tố tụng vụ án "Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia".
Theo đó, Nguyễn Quang Huy liên quan đến vụ trộm dầu ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Vụ án được truy tố vào năm 1992 và đưa ra xét xử năm 1993.
"Lúc đó, khi hồ sơ chuyển sang tòa thì cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã đối với Nguyễn Quang Huy và lệnh truy nã đã nằm trong hồ sơ vụ án. Thông thường cơ quan điều tra sẽ tiến hành phát lệnh truy nã, trình tự tố tụng do cơ quan điều tra tiến hành, còn tòa án không theo dõi việc truy nã đó" - ông Tùng giải thích.
Trụ sở TAND tỉnh Hòa Bình.
Cũng theo ông Tùng, toàn bộ hồ sơ tuyển dụng công chức của Nguyễn Quang Huy nói trên sẽ được TAND tỉnh Hòa Bình phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan rà soát, kiểm tra lại. Trước khi Huy bị bắt, để phối hợp trong công tác điều tra, TAND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Huy.
Nguyễn Dương
No comments:
Post a Comment