Lãnh đạo huyện Châu Thành cho biết đã nắm bắt thông tin ông Lê Văn Tuấn – Phó chủ tịch HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy Châu Thành khai man hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam. Tuy vậy, do ông Tuấn đã rút kinh nghiệm sâu sắc nên “bỏ qua” và không báo cáo Huyện ủy Châu Thành về vụ việc.
Ông Đặng Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết không báo cáo Huyện ủy vụ ông Tuấn khai man lý lịch vì ông Tuấn đã nhận lỗi và rút kinh nghiệm. (Ảnh Phạm Nguyễn)
Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết về việc ông Lê Văn Tuấn – PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy Châu Thành khai man lí lịch để hưởng trợ cấp chất độc hóa học từ ngày 01/2/2012 đến ngày 30/11/2013 đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc. Nhiều độc giả yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Châu Thành phải vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.
Để thông tin đa chiều, PV đã có buổi làm việc với ông Đặng Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành. Ông Hải cho biết Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy đã ra quyết định để tiến hành kiểm tra vụ việc. Hiện ông Tuấn đang làm giải trình, khi nào có kết luận sẽ thông tin sự việc.
“Anh Tuấn làm hồ sơ và nhận chế độ chính sách, sau đó xã Thanh Điền có kiến nghị vì ông Tuấn đi bộ đội sau giải phóng. Khi nhận được kiến nghị thì huyện đã yêu cầu xem xét lại vấn đề này. Sau quá trình kiểm tra, khảo sát, UBND huyện xác định anh Tuấn nhận chế độ chính sách dành cho nạn nhân chất độc da cam không đúng đối tượng nên UBND huyện ra quyết định cắt chế độ của ông Tuấn. Anh Tuấn lúc đó cho biết do hoàn cảnh gia đình khổ quá, túng quá nên làm bậy và xin khắc phục. Anh Tuấn sau đó đã thành khẩn nộp lại số tiền đã nhận”, ông Hải chia sẻ.
Khi phóng viên thắc mắc về việc cán bộ lãnh đạo huyện khai man lí lịch nhưng không bị xử lý, tiếp tục được giữ chức vụ PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy, phải chăng UBND huyện bao che cho sai phạm của ông Tuấn, ông Hải chia sẻ thêm: “Lúc đó anh Tuấn đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm, anh Tuấn cũng nhận hết trách nhiệm. Thời điểm đó lãnh đạo cũng không có dấu hiệu bao che, không có tiêu cực gì cả. Tuy vậy, bên UBND huyện lúc đó không có báo cáo cho Huyện ủy, tức là phát hiện sự việc, họp nói thôi chứ không xử lý. Hiện UBND huyện đang đợi kết luận của UBKT tỉnh ủy, nếu có sai phạm sẽ không bao che”.
Tại buổi làm việc, PV đề nghị UBND huyện cung cấp hồ sơ ông Tuấn xin nhận chế độ chính sách năm 2012-2013 nhưng lãnh đạo UBND huyện cho biết “không giữ hồ sơ liên quan đến vụ việc” và yêu cầu PV liên hệ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh để làm việc. Nhiều câu hỏi của PV liên quan đến việc ông Tuấn thường trú tại xã Thanh Điền nhưng lại được nhận chế độ chính sách ở xã An Bình, việc xử lý những người liên quan đến việc xét hồ sơ, cấp chế độ cho ông Tuấn cũng không được lãnh đạo huyện Châu Thành trả lời.
Khi PV liên hệ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, cán bộ văn phòng Sở cho biết “Lãnh đạo đã đi họp hết” và hẹn tuần sau liên hệ lại.
UBND huyện Châu Thành đã quyết định cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng với ông Tuấn nhưng không tiến hành xử lý hành vi vi phạm của ông Tuấn.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, năm 2012, ông Tuấn đã tự chỉnh sửa bản khai lý lịch cá nhân, ghi thêm phần thông tin ông tham gia du kích trước năm 1975 để hưởng chính sách chế độ chất độc da cam. Mặc dù ông Tuấn thường trú tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành nhưng ông lại được hưởng chính sách chế độ chất độc da cam tại xã An Bình, huyện Châu Thành, khiến nhiều người khó hiểu.
Ngày 13/11/2013, sau khi phát hiện sự việc khác thường của ông Tuấn, Chi hội CCB ấp Thanh Phước xã Thanh Điền đã họp khẩn với sự tham gia của 28 hội viên xác định ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này.
Sau đó, ngày 23/12/2013, ông Tuấn đã nộp đơn xin cắt trợ cấp nạn nhân chất độc hóa học với lý do tham gia cách mạng sau năm 1975. Ngày 24/12/2013, UBND xã An Bình (nơi ông Tuấn Hưởng chế độ chính sách) đã có bản đề nghị Sở LĐTB&XH tỉnh Tây Ninh, Phòng LĐTB&XH huyện Châu Thành xem xét cắt trợ cấp cho ông Tuấn. Lý do UBND xã An Bình đưa ra do ông Tuấn “Tham gia cách mạng sau 30/4/1975”.
Ngày 26/12/2013, Phòng LĐTB&XH huyện Châu Thành đã ra quyết định thu hồi giấy xác nhận người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học số 05/GXN-UBND ngày 17/2/2012 đối với ông Lê Văn Tuấn (ngụ xã Thanh Điền, huyện Châu Thành) kể từ tháng 12/2013. Ngày 30/12/2013, UBND huyện Châu Thành đã ra quyết định cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng với ông Tuấn, lý do, ông Tuấn không phải người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Ngày 31/12/2013, UBND huyện Châu Thành tiếp tục gửi công văn đến Sở LĐTB&XH đề nghị Sở cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng và thu hồi tiền đã lãnh từ ngày 01/2/2012 đến ngày 30/11/2013 đối với trường hợp của ông Lê Văn Tuấn. Tuy vậy, sau vụ việc ông Tuấn không hề bị kỷ luật mà tiếp tục được giữ chức vụ PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy Châu Thành.
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn LS TPHCM trường hợp ông Lê Văn Tuấn khai man lý lịch có dấu hiệu 2 tội: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo Điều 174 BLHS hiện hành.
Theo Điều 314 BLHS: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nêu rõ: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Tin trong nước
,
Xã hội
Ông Đặng Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết không báo cáo Huyện ủy vụ ông Tuấn khai man lý lịch vì ông Tuấn đã nhận lỗi và rút kinh nghiệm. (Ảnh Phạm Nguyễn)
Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết về việc ông Lê Văn Tuấn – PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy Châu Thành khai man lí lịch để hưởng trợ cấp chất độc hóa học từ ngày 01/2/2012 đến ngày 30/11/2013 đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc. Nhiều độc giả yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh, UBND huyện Châu Thành phải vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.
Để thông tin đa chiều, PV đã có buổi làm việc với ông Đặng Thanh Hải – Chủ tịch UBND huyện Châu Thành. Ông Hải cho biết Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy đã ra quyết định để tiến hành kiểm tra vụ việc. Hiện ông Tuấn đang làm giải trình, khi nào có kết luận sẽ thông tin sự việc.
“Anh Tuấn làm hồ sơ và nhận chế độ chính sách, sau đó xã Thanh Điền có kiến nghị vì ông Tuấn đi bộ đội sau giải phóng. Khi nhận được kiến nghị thì huyện đã yêu cầu xem xét lại vấn đề này. Sau quá trình kiểm tra, khảo sát, UBND huyện xác định anh Tuấn nhận chế độ chính sách dành cho nạn nhân chất độc da cam không đúng đối tượng nên UBND huyện ra quyết định cắt chế độ của ông Tuấn. Anh Tuấn lúc đó cho biết do hoàn cảnh gia đình khổ quá, túng quá nên làm bậy và xin khắc phục. Anh Tuấn sau đó đã thành khẩn nộp lại số tiền đã nhận”, ông Hải chia sẻ.
Khi phóng viên thắc mắc về việc cán bộ lãnh đạo huyện khai man lí lịch nhưng không bị xử lý, tiếp tục được giữ chức vụ PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy, phải chăng UBND huyện bao che cho sai phạm của ông Tuấn, ông Hải chia sẻ thêm: “Lúc đó anh Tuấn đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm, anh Tuấn cũng nhận hết trách nhiệm. Thời điểm đó lãnh đạo cũng không có dấu hiệu bao che, không có tiêu cực gì cả. Tuy vậy, bên UBND huyện lúc đó không có báo cáo cho Huyện ủy, tức là phát hiện sự việc, họp nói thôi chứ không xử lý. Hiện UBND huyện đang đợi kết luận của UBKT tỉnh ủy, nếu có sai phạm sẽ không bao che”.
Tại buổi làm việc, PV đề nghị UBND huyện cung cấp hồ sơ ông Tuấn xin nhận chế độ chính sách năm 2012-2013 nhưng lãnh đạo UBND huyện cho biết “không giữ hồ sơ liên quan đến vụ việc” và yêu cầu PV liên hệ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh để làm việc. Nhiều câu hỏi của PV liên quan đến việc ông Tuấn thường trú tại xã Thanh Điền nhưng lại được nhận chế độ chính sách ở xã An Bình, việc xử lý những người liên quan đến việc xét hồ sơ, cấp chế độ cho ông Tuấn cũng không được lãnh đạo huyện Châu Thành trả lời.
Khi PV liên hệ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, cán bộ văn phòng Sở cho biết “Lãnh đạo đã đi họp hết” và hẹn tuần sau liên hệ lại.
UBND huyện Châu Thành đã quyết định cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng với ông Tuấn nhưng không tiến hành xử lý hành vi vi phạm của ông Tuấn.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, năm 2012, ông Tuấn đã tự chỉnh sửa bản khai lý lịch cá nhân, ghi thêm phần thông tin ông tham gia du kích trước năm 1975 để hưởng chính sách chế độ chất độc da cam. Mặc dù ông Tuấn thường trú tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành nhưng ông lại được hưởng chính sách chế độ chất độc da cam tại xã An Bình, huyện Châu Thành, khiến nhiều người khó hiểu.
Ngày 13/11/2013, sau khi phát hiện sự việc khác thường của ông Tuấn, Chi hội CCB ấp Thanh Phước xã Thanh Điền đã họp khẩn với sự tham gia của 28 hội viên xác định ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này.
Sau đó, ngày 23/12/2013, ông Tuấn đã nộp đơn xin cắt trợ cấp nạn nhân chất độc hóa học với lý do tham gia cách mạng sau năm 1975. Ngày 24/12/2013, UBND xã An Bình (nơi ông Tuấn Hưởng chế độ chính sách) đã có bản đề nghị Sở LĐTB&XH tỉnh Tây Ninh, Phòng LĐTB&XH huyện Châu Thành xem xét cắt trợ cấp cho ông Tuấn. Lý do UBND xã An Bình đưa ra do ông Tuấn “Tham gia cách mạng sau 30/4/1975”.
Ngày 26/12/2013, Phòng LĐTB&XH huyện Châu Thành đã ra quyết định thu hồi giấy xác nhận người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học số 05/GXN-UBND ngày 17/2/2012 đối với ông Lê Văn Tuấn (ngụ xã Thanh Điền, huyện Châu Thành) kể từ tháng 12/2013. Ngày 30/12/2013, UBND huyện Châu Thành đã ra quyết định cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng với ông Tuấn, lý do, ông Tuấn không phải người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Ngày 31/12/2013, UBND huyện Châu Thành tiếp tục gửi công văn đến Sở LĐTB&XH đề nghị Sở cắt trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng và thu hồi tiền đã lãnh từ ngày 01/2/2012 đến ngày 30/11/2013 đối với trường hợp của ông Lê Văn Tuấn. Tuy vậy, sau vụ việc ông Tuấn không hề bị kỷ luật mà tiếp tục được giữ chức vụ PCT HĐND, Ủy viên thường vụ Huyện ủy Châu Thành.
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh – Đoàn LS TPHCM trường hợp ông Lê Văn Tuấn khai man lý lịch có dấu hiệu 2 tội: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo Điều 174 BLHS hiện hành.
Theo Điều 314 BLHS: Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức nêu rõ: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
No comments:
Post a Comment