Nước Đức thường được ca ngợi là hình mẫu của hòa giải quốc gia. Vậy chúng ta tìm hiểu một chút xem nước Đức thống nhất đã đối xử thế nào với phe ‘thua cuộc’ (Cộng sản Đông Đức).
Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, mở đường cho Đức thống nhất vào năm 1990.
Nếu phải tóm tắt (không tránh khỏi đơn giản hóa vấn đề), thì dường như phương châm của Đức là ‘xử án chính quyền cũ rất ít, nhưng bồi thường rất nhiều cho nạn nhân’.
Sau khi thống nhất, tòa án Đức đặt ra các hạng mục cần điều tra về Đông Đức, chủ yếu là:
Chỉ thị bắn chết người Đông Đức định vượt tường Berlin (khoảng 126 trường hợp xác nhận bị giết).
Các vụ án bị chính trị hóa; các vụ đối xử không tốt với tù nhân.
Các vụ gián điệp của Đông Đức.
Dùng doping của vận động viên Đông Đức.
Tính tới 2011, rốt cuộc chỉ có khoảng 1.400 người Đông Đức bị đưa ra tòa xử, mặc dù ban đầu khoảng 100.000 người rơi vào diện tình nghi. Và chỉ một nửa – 756 người – bị kết án, 336 trắng án, số còn lại thì hủy xử án.
Trong số bị kết án, chỉ có 7% lãnh án cao hơn 2 năm tù.
Như vậy, không có “công lý của bên thắng cuộc” tại Đức thống nhất. Việc này cũng làm một số người không hài lòng. Barbel Bohlev, một lãnh đạo đối kháng thời Đông Đức, cảm thán: “Chúng tôi muốn công lý, mà lại chỉ có pháp quyền.”
Tính tới 2005, 170.000 cựu tù nhân Đông Đức được phục hồi.
Đức thống nhất bỏ ra 1 tỉ USD để trả một lần cho các tù nhân bị xem là chịu bất công khi vào tù, mất việc.
Ngoài ra, từ 2007, Đức còn ra luật phụng dưỡng 250 euro mỗi tháng cho những tù nhân chính trị Đông Đức từng nhận án trên 6 tháng và được tiêu chuẩn là người nghèo ngày nay.
Một luật tranh cãi khủng khiếp là việc bồi thường cho các công dân Đông Đức từng bị mất nhà cửa. Nó tạo ra phản đối của dân chúng bị ảnh hưởng, tạo ra các vụ kháng án của các bên lên tòa Đức, dẫn đến luật không thể thực hiện.
Cho mãi tới 2005, tòa Nhân quyền châu Âu tuyên bố luật này phải được thực hiện tại Đức, dẫn tới việc thực thi.
Nguồn BBC FB
Chính trị
,
Tin quốc tế
Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, mở đường cho Đức thống nhất vào năm 1990.
Nếu phải tóm tắt (không tránh khỏi đơn giản hóa vấn đề), thì dường như phương châm của Đức là ‘xử án chính quyền cũ rất ít, nhưng bồi thường rất nhiều cho nạn nhân’.
Sau khi thống nhất, tòa án Đức đặt ra các hạng mục cần điều tra về Đông Đức, chủ yếu là:
Chỉ thị bắn chết người Đông Đức định vượt tường Berlin (khoảng 126 trường hợp xác nhận bị giết).
Các vụ án bị chính trị hóa; các vụ đối xử không tốt với tù nhân.
Các vụ gián điệp của Đông Đức.
Dùng doping của vận động viên Đông Đức.
Tính tới 2011, rốt cuộc chỉ có khoảng 1.400 người Đông Đức bị đưa ra tòa xử, mặc dù ban đầu khoảng 100.000 người rơi vào diện tình nghi. Và chỉ một nửa – 756 người – bị kết án, 336 trắng án, số còn lại thì hủy xử án.
Trong số bị kết án, chỉ có 7% lãnh án cao hơn 2 năm tù.
Như vậy, không có “công lý của bên thắng cuộc” tại Đức thống nhất. Việc này cũng làm một số người không hài lòng. Barbel Bohlev, một lãnh đạo đối kháng thời Đông Đức, cảm thán: “Chúng tôi muốn công lý, mà lại chỉ có pháp quyền.”
Tính tới 2005, 170.000 cựu tù nhân Đông Đức được phục hồi.
Đức thống nhất bỏ ra 1 tỉ USD để trả một lần cho các tù nhân bị xem là chịu bất công khi vào tù, mất việc.
Ngoài ra, từ 2007, Đức còn ra luật phụng dưỡng 250 euro mỗi tháng cho những tù nhân chính trị Đông Đức từng nhận án trên 6 tháng và được tiêu chuẩn là người nghèo ngày nay.
Một luật tranh cãi khủng khiếp là việc bồi thường cho các công dân Đông Đức từng bị mất nhà cửa. Nó tạo ra phản đối của dân chúng bị ảnh hưởng, tạo ra các vụ kháng án của các bên lên tòa Đức, dẫn đến luật không thể thực hiện.
Cho mãi tới 2005, tòa Nhân quyền châu Âu tuyên bố luật này phải được thực hiện tại Đức, dẫn tới việc thực thi.
Nguồn BBC FB
No comments:
Post a Comment