Chưa bao giờ được thừa nhận là đệ tứ quyền lực như nhiều nước nhưng nền báo chí nước ta cũng có nhiều thành tựu, cống hiến không nhỏ cho đất nước, xã hội và người dân.
Thẳng thắn mà nói, nếu có cơ chế tự do hơn thì nền báo chí, nghề báo của ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn về chất lượng lẫn bản lĩnh tài năng và cả sự trong sáng hay đạo đức nghề nghiệp.
Chính môi trường cơ chế nhiều rào cản lực cản vô hình đã làm méo mó, thui chột chức năng và bổn phận cao cả của báo chí. Đó là phản ánh sự thật và đấu tranh vì sự thật, lẽ phải, sự công bằng, tiến bộ. Là phản biện và xây dựng những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng...
Thay vào đó là những cung cách làm báo chụp giựt, láu cá, cơ hội và thực dụng hoặc chỉ minh họa, phục vụ cho một ý đồ, những mục đích riêng. Hoặc là diễn đàn, cơ quan phát ngôn thay cho Nhà nước. Báo chí đang ngày xa rời chức năng, xa rời dân- bạn đọc, để đánh mất linh hồn và bản lĩnh của mình.
Nhưng dù sao, trong chừng mực nào đó, vẫn có những tờ báo cố gắng duy trì được sứ mệnh của nghề báo qua những bài viết đầy trách nhiệm với thông tin nóng hổi đẫm chất đời sống và nhân văn. Phần nào tính chiến đấu, phản biện, dựng xây cho xã hội ở một số tờ báo vẫn còn. Nếu không có báo chí lên tiếng, hẳn nhiều vụ việc oan khuất của người dân đã bị chôn vùi!...
Ở khía cạnh nào đó, báo chí là cái hàn thử biểu đo lường dân trí, dân khí, đo lường đời sống xã hội và đời sống chính trị, quan điểm chính trị của nhà cầm quyền. Báo chí không chỉ là đại diện cho tiếng nói của người dân, chính quyền mà còn là đại diện cho tiếng nói của dân tộc và thời đại.
Báo chí giúp phát triển xã hội và đất nước. Báo chí giúp khai dân trí, chấn dân khí, góp phần đảm bảo an ninh và dân sinh, loại trừ các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, chống tham nhũng.
Báo chí giúp các chính trị gia hiểu được đời sống và ý nguyện người dân rõ hơn, sâu hơn... để vạch ra các sách lược hữu dụng kịp thời. Báo chí giúp nhà cầm quyền vỗ an nhân dân khi cần.
Báo chí là tiếng nói của tự do, dân chủ và văn minh..vv.. và vv...
Công bằng mà nói, nhờ báo chí cách mạng mà Đảng Cộng sản giành thắng lợi, giành được chính quyền và duy trì quyền lực... Và đến giờ báo chí Việt Nam vẫn trung thành với sứ mệnh lịch sử đó.
Nói thế để đưa đến một vấn đề là: Tại sao nhà nước lại phải quy hoạch báo chí bằng một mệnh lệnh hành chính có thể nói là cứng nhắc và duy ý chí, mà nếu triển khai rốt ráo, triệt để thì nó có khả năng gây ra nhiều hệ lụy phức tạp, không dễ khắc phục... như thế? Liệu các nhà quy hoạch đã tính hết các khả năng khi thực hiện nó chưa?
Không nói đến công ăn việc làm của hàng nghìn cán bộ, phóng viên, nhân viên nghề báo sẽ bị thất nghiệp, thì uy tín chính trị, dư vang, dư âm của việc đóng cửa hàng trăm tờ báo, trong đó có những tờ có chất lượng, uy tín và có thương hiệu tầm cỡ mà thế giới biết đến... liệu sẽ gây ra phản ứng gì với quốc tế? Họ sẽ nhìn, nghĩ gì về chính quyền Việt Nam?
Họ có tin vào nền tự do, tin vào lời kêu gọi hợp tác của chính quyền ta?
Chúng ta cam kết về nhân quyền nhưng việc ra mệnh lệnh đóng của các tờ báo mà không vì lý do các tờ báo đó vi phạm.pháp luật, liệu sẽ ăn nói thế nào với thế giới và Liên hiệp quốc?
Hiến pháp Việt Nam thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; chúng ta có Luật quyền tiếp cận thông tin, Luật báo chí..vv... rồi bỗng nhiên ra lệnh quy hoạch báo chí mà thực chất là đóng cửa hàng loạt tờ báo liệu có hợp pháp và giúp ích cho một chính phủ kiến tạo?
Chính phủ hô hào chống tham nhũng và xem báo chí là một kênh, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc chống tham nhũng, thế mà nay lại tìm cách... "tỉa" dần báo chí, không khác gì tự lấy đá ghè chân mình.
Nếu muốn loại trừ các tiêu cực của báo chí, dẹp bớt gánh nặng ngân sách nuôi báo, nâng cao chất lượng của báo chí... thì vẫn còn nhiều cách khác hữu hiệu hơn. Tốt nhất là để báo chí tự lo.
Thành ra, việc quy hoạch báo chí, xem ra lợi bất cập hại. Và có lẽ nguyên nhân, lý do để quy hoạch báo chí có khi bắt nguồn từ một sự lo lắng nào đó. Nhưng nếu quy hoạch được báo chí để loại đi sự lo lắng đó thì nó sẽ phát sinh nhiều nỗi bất an khác trong lòng chế độ và cả xã hội.
Quy hoạch báo chí không chỉ là nỗi buồn, nỗi lo của những người làm báo mà rồi đây nó sẽ là nỗi buồn cho không của riêng ai. Và nó sẽ sinh ra một nền báo chí què quặt, méo mó, nhạt nhẽo, vô giá trị. Nền báo chí đó chỉ gây hại mà thôi, bởi nó sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước hơn là thúc đẩy nó.
4/4/2019
NGUYỄN VĂN THỊNH
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Văn hóa
Thẳng thắn mà nói, nếu có cơ chế tự do hơn thì nền báo chí, nghề báo của ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn về chất lượng lẫn bản lĩnh tài năng và cả sự trong sáng hay đạo đức nghề nghiệp.
Chính môi trường cơ chế nhiều rào cản lực cản vô hình đã làm méo mó, thui chột chức năng và bổn phận cao cả của báo chí. Đó là phản ánh sự thật và đấu tranh vì sự thật, lẽ phải, sự công bằng, tiến bộ. Là phản biện và xây dựng những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng...
Thay vào đó là những cung cách làm báo chụp giựt, láu cá, cơ hội và thực dụng hoặc chỉ minh họa, phục vụ cho một ý đồ, những mục đích riêng. Hoặc là diễn đàn, cơ quan phát ngôn thay cho Nhà nước. Báo chí đang ngày xa rời chức năng, xa rời dân- bạn đọc, để đánh mất linh hồn và bản lĩnh của mình.
Nhưng dù sao, trong chừng mực nào đó, vẫn có những tờ báo cố gắng duy trì được sứ mệnh của nghề báo qua những bài viết đầy trách nhiệm với thông tin nóng hổi đẫm chất đời sống và nhân văn. Phần nào tính chiến đấu, phản biện, dựng xây cho xã hội ở một số tờ báo vẫn còn. Nếu không có báo chí lên tiếng, hẳn nhiều vụ việc oan khuất của người dân đã bị chôn vùi!...
Ở khía cạnh nào đó, báo chí là cái hàn thử biểu đo lường dân trí, dân khí, đo lường đời sống xã hội và đời sống chính trị, quan điểm chính trị của nhà cầm quyền. Báo chí không chỉ là đại diện cho tiếng nói của người dân, chính quyền mà còn là đại diện cho tiếng nói của dân tộc và thời đại.
Báo chí giúp phát triển xã hội và đất nước. Báo chí giúp khai dân trí, chấn dân khí, góp phần đảm bảo an ninh và dân sinh, loại trừ các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, chống tham nhũng.
Báo chí giúp các chính trị gia hiểu được đời sống và ý nguyện người dân rõ hơn, sâu hơn... để vạch ra các sách lược hữu dụng kịp thời. Báo chí giúp nhà cầm quyền vỗ an nhân dân khi cần.
Báo chí là tiếng nói của tự do, dân chủ và văn minh..vv.. và vv...
Công bằng mà nói, nhờ báo chí cách mạng mà Đảng Cộng sản giành thắng lợi, giành được chính quyền và duy trì quyền lực... Và đến giờ báo chí Việt Nam vẫn trung thành với sứ mệnh lịch sử đó.
Nói thế để đưa đến một vấn đề là: Tại sao nhà nước lại phải quy hoạch báo chí bằng một mệnh lệnh hành chính có thể nói là cứng nhắc và duy ý chí, mà nếu triển khai rốt ráo, triệt để thì nó có khả năng gây ra nhiều hệ lụy phức tạp, không dễ khắc phục... như thế? Liệu các nhà quy hoạch đã tính hết các khả năng khi thực hiện nó chưa?
Không nói đến công ăn việc làm của hàng nghìn cán bộ, phóng viên, nhân viên nghề báo sẽ bị thất nghiệp, thì uy tín chính trị, dư vang, dư âm của việc đóng cửa hàng trăm tờ báo, trong đó có những tờ có chất lượng, uy tín và có thương hiệu tầm cỡ mà thế giới biết đến... liệu sẽ gây ra phản ứng gì với quốc tế? Họ sẽ nhìn, nghĩ gì về chính quyền Việt Nam?
Họ có tin vào nền tự do, tin vào lời kêu gọi hợp tác của chính quyền ta?
Chúng ta cam kết về nhân quyền nhưng việc ra mệnh lệnh đóng của các tờ báo mà không vì lý do các tờ báo đó vi phạm.pháp luật, liệu sẽ ăn nói thế nào với thế giới và Liên hiệp quốc?
Hiến pháp Việt Nam thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; chúng ta có Luật quyền tiếp cận thông tin, Luật báo chí..vv... rồi bỗng nhiên ra lệnh quy hoạch báo chí mà thực chất là đóng cửa hàng loạt tờ báo liệu có hợp pháp và giúp ích cho một chính phủ kiến tạo?
Chính phủ hô hào chống tham nhũng và xem báo chí là một kênh, phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc chống tham nhũng, thế mà nay lại tìm cách... "tỉa" dần báo chí, không khác gì tự lấy đá ghè chân mình.
Nếu muốn loại trừ các tiêu cực của báo chí, dẹp bớt gánh nặng ngân sách nuôi báo, nâng cao chất lượng của báo chí... thì vẫn còn nhiều cách khác hữu hiệu hơn. Tốt nhất là để báo chí tự lo.
Thành ra, việc quy hoạch báo chí, xem ra lợi bất cập hại. Và có lẽ nguyên nhân, lý do để quy hoạch báo chí có khi bắt nguồn từ một sự lo lắng nào đó. Nhưng nếu quy hoạch được báo chí để loại đi sự lo lắng đó thì nó sẽ phát sinh nhiều nỗi bất an khác trong lòng chế độ và cả xã hội.
Quy hoạch báo chí không chỉ là nỗi buồn, nỗi lo của những người làm báo mà rồi đây nó sẽ là nỗi buồn cho không của riêng ai. Và nó sẽ sinh ra một nền báo chí què quặt, méo mó, nhạt nhẽo, vô giá trị. Nền báo chí đó chỉ gây hại mà thôi, bởi nó sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước hơn là thúc đẩy nó.
4/4/2019
NGUYỄN VĂN THỊNH
No comments:
Post a Comment