Đại diện các cơ quan quốc tế cho Việt Nam vay tiền thì đi hạng phổ thông, tiết kiệm. Còn người đi vay tiền thì ngồi ghế hạng thương gia.
Bộ Tài Chính quy định cấp Thứ trưởng được đi máy bay hạng thương gia, bất kể chặng bay dài hay ngắn. Vì thế, khi đi máy bay từ Hà Nội vào TP HCM, thứ trưởng của chúng ta thì ngồi hạng thương gia, còn giám đốc Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ quan của Liên Hợp Quốc thì lại đi hạng phổ thông hết cả. Vì Liên Hợp Quốc và rất nhiều nước quy định, đi máy bay quá 8 tiếng đồng hồ mới được đi hạng thương gia, bởi trong thời gian đó có thể ngủ để sáng hôm sau đến nơi có thể làm việc được, còn đi từ Hà Nội vào TP HCM thì không cần đi hạng thương gia.
Khi có người dân vẫn còn hỏi, ngân sách thì liên quan gì đến tôi, càng phải công khai cho họ được biết. Ngân sách nhà nước là đồng tiền do người dân, doanh nghiệp đóng góp, và tiền thu từ các tài sản chung của quốc gia. Ngân sách được chính quyền trung ương và địa phương sử dụng để đảm bảo an ninh, quốc phòng, các dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,… trang trải những nhu cầu của người dân, phát triển đất nước. Chính quyền phải cân đối chi tiêu làm sao với đồng tiền ấy, đáp ứng nhu cầu của dân chúng ở mức tối ưu nhất có thể.
Và vì ngân sách là tiền của dân, nên người dân cần được biết tiền đó được chi tiêu thế nào. Muốn mọi người dân có ý thức đóng góp tích cực hơn cho ngân sách của quốc gia và bản thân những người sử dụng ngân sách cũng có ý thức trong việc tiết kiệm đồng tiền của nhân dân, chỉ có cách là phải công khai ngân sách cho tất cả mọi người đều được biết. Nhưng trong thực tế, việc công khai này ở nước ta còn rất hạn chế so với thế giới.
Tôi đã từng vào xem ngân sách của một số nước được công bố trên mạng. Ngân sách được Bộ Tài chính Thụy Điển công bố trên 2.000 trang, ghi rất chi tiết về các khoản chi tiêu như thế nào. Thủ tướng đi máy bay dân dụng đến họp ở nước ngoài, ở khách sạn nào, bao nhiêu tiền. Ông mời cơm ông thủ tướng nước nào, gồm mấy món, hết bao nhiêu tiền. Tất cả đều công khai để người dân, báo chí giám sát.
Không chỉ với ông thủ tướng Thụy Điển, họ quy định rất cụ thể đến từng bữa tiệc của chính phủ mà ngân sách được chi và chi bao nhiêu. Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển khi tiếp đoàn khách Việt Nam, muốn mời cà phê ông cũng phải tự bỏ tiền túi ra trả. Ông nói thẳng: “Tôi rất quý các bạn nhưng theo luật pháp nước tôi không cho phép tôi được mời các bạn ăn cơm, mong các bạn thứ lỗi”. Cũng ở nước này, một vị thứ trưởng đã phải từ chức vì bắt cơ quan của bộ ngoại giao chi một khoản không nằm trong quy định của ngân sách. Chỉ cần biên lai được công khai, lập tức vị này đã xin từ chức.
Còn ở Nhật Bản, Thủ tướng Nhật cũng không được chiêu đãi khách bằng rượu ngoại. Hay ở Mỹ, thủ tướng, hay tổng thống nếu nhận quà tặng, quà biếu từ trên 50 USD là phải khai báo, sau đó, phải được đánh giá, quà đó có vượt quá định mức quy định không. Nếu vượt quá quy định, quà tặng phải nộp về ngân sách hoặc đưa ra đấu giá. Dù là thủ tướng hay tổng thống, muốn có được món quà đó, ông ta phải tự bỏ tiền cá nhân để mua lại.
Số lượng trang công bố về quyết toán ngân sách, chi tiêu ngân sách của Bộ Tài chính ta so với số lượng trang của Bộ Tài chính Pháp, Thụy Điển hay Hàn Quốc thì còn cách biệt khá xa. Ví dụ, Bộ Tài chính Pháp là hơn 1.900 trang, của Thụy Điển là hơn 2.000 trang, của ta thì chắc chỉ khoảng vài chục trang gồm tổng thu, tổng chi, chi thường xuyên,chi trả nợ, chi đầu tư… Với thông tin tổng hợp đó, nếu ai muốn tìm hiểu, giám sát cũng chẳng có được cái gì cụ thể và không biết ai đã chi cái gì, hiệu quả ra sao.
Dù công bằng mà nói, việc công khai ngân sách của Bộ Tài chính Việt Nam đã có tiến bộ trong những năm qua, song vẫn chỉ có các khoản tổng thu, tổng chi, chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ, là những hạng mục cơ bản. Còn ai chi những khoản gì, cụ thể thế nào thì vẫn chẳng ai hay biết. Thế thì người dân làm sao mà giám sát được. Và bởi vì rất nhiều người dân cũng chẳng được giải thích đầy đủ chi thường xuyên là cái gì, thì chúng ta không nên chê trách người dân vội.
So với các tiêu chuẩn công khai minh bạch của quốc tế, Việt Nam còn thua xa và và xếp hạng rất thấp về công khai ngân sách. Việt Nam hiện đạt 18 trên 100 điểm về công khai ngân sách quốc gia, thấp hơn rất nhiều so với số điểm trung bình toàn cầu là 45 điểm.
Kết quả xếp hạng “Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2018” được công bố giữa năm nay, trong số 63 tỉnh được khảo sát, chỉ 6 tỉnh lọt vào nhóm công khai đầy đủ, 27 tỉnh công khai tương đối đầy đủ, 21 tỉnh công khai chưa đầy đủ và 9 tỉnh công khai ít. Vẫn còn khoảng 50% tỉnh thành cần cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách tỉnh. Nhóm các tỉnh đứng cuối trong bảng xếp hạng POBI 2018 bao gồm Hà Nội và TP HCM – hai thành phố sử dụng ngân sách công nhiều nhất cả nước.
Thế nên, ta có thể thấy bằng mắt vẫn còn nhiều khoản chi kém hiệu quả. Có nước nào đi đâu cũng thấy biểu ngữ với khẩu hiệu, cổng chào chăng đầy không? Đang lái xe, bạn có đọc khẩu hiệu không? Nếu bạn đọc, bạn va vào người ta thì tai nạn. Trên thế giới không có nước nào làm như vậy, ngay cả T.Q cũng không có nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ như ta. Vậy thì phải xem lại những khoản chi như thế có hiệu quả không, hợp lý không.
Nếu cứ chi tiêu tuỳ tiện, không ngân sách nào chịu nổi. Để chấm dứt việc đó, chỉ có cách phải công khai chi tiết, cụ thể, có định mức rõ ràng trong các khoản thu – chi, trên cơ sở đó mới xác định được sai phạm hiện đang diễn ra vì đâu, do đâu.
Phải nói rằng tôi rất hoan nghênh nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính và Chính phủ trong những năm qua nhằm làm tăng tính minh bạch của ngân sách. Tuy nhiên, phải bổ sung các điều khoản cụ thể trong các luật liên quan đến ngân sách. Chi ngân sách phải công khai rất rõ ràng, cụ thể đến từng giao dịch như xe công được quy định thế nào, ai được phép sử dụng, sử dụng mức bao nhiêu; hay chi phí tiếp khách, chiêu đãi, giao lưu được chi ở mức bao nhiêu; các cuộc hội họp, chiêu đãi nào ngân sách phải chi, cuộc nào không được phép.
Công khai ngân sách thu chi của chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương, tới cấp xã, phường cho dân biết là việc làm đầu tiên để cải tiến sự tiến bộ của ngân sách. Đó cũng là điều chúng ta cần phải làm ngay, làm sớm. Và điều đó không có nguy hại gì đến hòa bình thế giới, bởi các nước người ta đều làm rồi.
Theo FB Nguyễn Thị Bích Hậu
Chính trị
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Bộ Tài Chính quy định cấp Thứ trưởng được đi máy bay hạng thương gia, bất kể chặng bay dài hay ngắn. Vì thế, khi đi máy bay từ Hà Nội vào TP HCM, thứ trưởng của chúng ta thì ngồi hạng thương gia, còn giám đốc Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và các cơ quan của Liên Hợp Quốc thì lại đi hạng phổ thông hết cả. Vì Liên Hợp Quốc và rất nhiều nước quy định, đi máy bay quá 8 tiếng đồng hồ mới được đi hạng thương gia, bởi trong thời gian đó có thể ngủ để sáng hôm sau đến nơi có thể làm việc được, còn đi từ Hà Nội vào TP HCM thì không cần đi hạng thương gia.
Khi có người dân vẫn còn hỏi, ngân sách thì liên quan gì đến tôi, càng phải công khai cho họ được biết. Ngân sách nhà nước là đồng tiền do người dân, doanh nghiệp đóng góp, và tiền thu từ các tài sản chung của quốc gia. Ngân sách được chính quyền trung ương và địa phương sử dụng để đảm bảo an ninh, quốc phòng, các dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,… trang trải những nhu cầu của người dân, phát triển đất nước. Chính quyền phải cân đối chi tiêu làm sao với đồng tiền ấy, đáp ứng nhu cầu của dân chúng ở mức tối ưu nhất có thể.
Và vì ngân sách là tiền của dân, nên người dân cần được biết tiền đó được chi tiêu thế nào. Muốn mọi người dân có ý thức đóng góp tích cực hơn cho ngân sách của quốc gia và bản thân những người sử dụng ngân sách cũng có ý thức trong việc tiết kiệm đồng tiền của nhân dân, chỉ có cách là phải công khai ngân sách cho tất cả mọi người đều được biết. Nhưng trong thực tế, việc công khai này ở nước ta còn rất hạn chế so với thế giới.
Tôi đã từng vào xem ngân sách của một số nước được công bố trên mạng. Ngân sách được Bộ Tài chính Thụy Điển công bố trên 2.000 trang, ghi rất chi tiết về các khoản chi tiêu như thế nào. Thủ tướng đi máy bay dân dụng đến họp ở nước ngoài, ở khách sạn nào, bao nhiêu tiền. Ông mời cơm ông thủ tướng nước nào, gồm mấy món, hết bao nhiêu tiền. Tất cả đều công khai để người dân, báo chí giám sát.
Không chỉ với ông thủ tướng Thụy Điển, họ quy định rất cụ thể đến từng bữa tiệc của chính phủ mà ngân sách được chi và chi bao nhiêu. Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển khi tiếp đoàn khách Việt Nam, muốn mời cà phê ông cũng phải tự bỏ tiền túi ra trả. Ông nói thẳng: “Tôi rất quý các bạn nhưng theo luật pháp nước tôi không cho phép tôi được mời các bạn ăn cơm, mong các bạn thứ lỗi”. Cũng ở nước này, một vị thứ trưởng đã phải từ chức vì bắt cơ quan của bộ ngoại giao chi một khoản không nằm trong quy định của ngân sách. Chỉ cần biên lai được công khai, lập tức vị này đã xin từ chức.
Còn ở Nhật Bản, Thủ tướng Nhật cũng không được chiêu đãi khách bằng rượu ngoại. Hay ở Mỹ, thủ tướng, hay tổng thống nếu nhận quà tặng, quà biếu từ trên 50 USD là phải khai báo, sau đó, phải được đánh giá, quà đó có vượt quá định mức quy định không. Nếu vượt quá quy định, quà tặng phải nộp về ngân sách hoặc đưa ra đấu giá. Dù là thủ tướng hay tổng thống, muốn có được món quà đó, ông ta phải tự bỏ tiền cá nhân để mua lại.
Số lượng trang công bố về quyết toán ngân sách, chi tiêu ngân sách của Bộ Tài chính ta so với số lượng trang của Bộ Tài chính Pháp, Thụy Điển hay Hàn Quốc thì còn cách biệt khá xa. Ví dụ, Bộ Tài chính Pháp là hơn 1.900 trang, của Thụy Điển là hơn 2.000 trang, của ta thì chắc chỉ khoảng vài chục trang gồm tổng thu, tổng chi, chi thường xuyên,chi trả nợ, chi đầu tư… Với thông tin tổng hợp đó, nếu ai muốn tìm hiểu, giám sát cũng chẳng có được cái gì cụ thể và không biết ai đã chi cái gì, hiệu quả ra sao.
Dù công bằng mà nói, việc công khai ngân sách của Bộ Tài chính Việt Nam đã có tiến bộ trong những năm qua, song vẫn chỉ có các khoản tổng thu, tổng chi, chi thường xuyên, chi đầu tư, chi trả nợ, là những hạng mục cơ bản. Còn ai chi những khoản gì, cụ thể thế nào thì vẫn chẳng ai hay biết. Thế thì người dân làm sao mà giám sát được. Và bởi vì rất nhiều người dân cũng chẳng được giải thích đầy đủ chi thường xuyên là cái gì, thì chúng ta không nên chê trách người dân vội.
So với các tiêu chuẩn công khai minh bạch của quốc tế, Việt Nam còn thua xa và và xếp hạng rất thấp về công khai ngân sách. Việt Nam hiện đạt 18 trên 100 điểm về công khai ngân sách quốc gia, thấp hơn rất nhiều so với số điểm trung bình toàn cầu là 45 điểm.
Kết quả xếp hạng “Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2018” được công bố giữa năm nay, trong số 63 tỉnh được khảo sát, chỉ 6 tỉnh lọt vào nhóm công khai đầy đủ, 27 tỉnh công khai tương đối đầy đủ, 21 tỉnh công khai chưa đầy đủ và 9 tỉnh công khai ít. Vẫn còn khoảng 50% tỉnh thành cần cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách tỉnh. Nhóm các tỉnh đứng cuối trong bảng xếp hạng POBI 2018 bao gồm Hà Nội và TP HCM – hai thành phố sử dụng ngân sách công nhiều nhất cả nước.
Thế nên, ta có thể thấy bằng mắt vẫn còn nhiều khoản chi kém hiệu quả. Có nước nào đi đâu cũng thấy biểu ngữ với khẩu hiệu, cổng chào chăng đầy không? Đang lái xe, bạn có đọc khẩu hiệu không? Nếu bạn đọc, bạn va vào người ta thì tai nạn. Trên thế giới không có nước nào làm như vậy, ngay cả T.Q cũng không có nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ như ta. Vậy thì phải xem lại những khoản chi như thế có hiệu quả không, hợp lý không.
Nếu cứ chi tiêu tuỳ tiện, không ngân sách nào chịu nổi. Để chấm dứt việc đó, chỉ có cách phải công khai chi tiết, cụ thể, có định mức rõ ràng trong các khoản thu – chi, trên cơ sở đó mới xác định được sai phạm hiện đang diễn ra vì đâu, do đâu.
Phải nói rằng tôi rất hoan nghênh nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính và Chính phủ trong những năm qua nhằm làm tăng tính minh bạch của ngân sách. Tuy nhiên, phải bổ sung các điều khoản cụ thể trong các luật liên quan đến ngân sách. Chi ngân sách phải công khai rất rõ ràng, cụ thể đến từng giao dịch như xe công được quy định thế nào, ai được phép sử dụng, sử dụng mức bao nhiêu; hay chi phí tiếp khách, chiêu đãi, giao lưu được chi ở mức bao nhiêu; các cuộc hội họp, chiêu đãi nào ngân sách phải chi, cuộc nào không được phép.
Công khai ngân sách thu chi của chính quyền các cấp, từ trung ương đến địa phương, tới cấp xã, phường cho dân biết là việc làm đầu tiên để cải tiến sự tiến bộ của ngân sách. Đó cũng là điều chúng ta cần phải làm ngay, làm sớm. Và điều đó không có nguy hại gì đến hòa bình thế giới, bởi các nước người ta đều làm rồi.
Theo FB Nguyễn Thị Bích Hậu
No comments:
Post a Comment