Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đề xuất của nhiều nhà đầu tư về việc tăng phí BOT theo đúng lộ trình trong hợp đồng để tránh phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Nhiều nhà đầu tư đề xuất tăng phí BOT để tránh vỡ quỹ tài chính. (Ảnh minh họa).
Theo ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hiện nay tình hình an ninh trật tự tại một số trạm thu phí BOT vẫn còn nhiều phức tạp, gây khó khăn trong công tác triển khai thu phí hoàn vốn các dự án.
Bộ cho biết sẽ tiếp tục xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí đường bộ, trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên gồm người sử dụng, nhà đầu tư, Nhà nước.
Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận hiện nay việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 và 2 gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến hết năm 2019 có 37 dự án phải tăng phí theo hợp đồng BOT (trong đó năm 2018 có 2 dự án, năm 2019 có 35 dự án), năm 2020 có 10 dự án, năm 2021 có 2 dự án, các dự án còn lại cơ bản tăng phí sau năm 2021.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư phản ánh nếu việc thu phí BOT được triển khai không đúng với hợp đồng trước đó, nguy cơ sẽ xảy ra đổ vỡ phương án tài chính, kéo dài thời gian hoàn vốn, phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Do đó, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thực hiện điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT đang khai thác theo đúng lộ trình tăng giá đã ký kết với nhà đầu tư để hoàn vốn cho các dự án.
Theo baomoi
Giao thông
,
Kinh tế
,
Tin trong nước
Nhiều nhà đầu tư đề xuất tăng phí BOT để tránh vỡ quỹ tài chính. (Ảnh minh họa).
Theo ông Lê Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hiện nay tình hình an ninh trật tự tại một số trạm thu phí BOT vẫn còn nhiều phức tạp, gây khó khăn trong công tác triển khai thu phí hoàn vốn các dự án.
Bộ cho biết sẽ tiếp tục xử lý các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí đường bộ, trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên gồm người sử dụng, nhà đầu tư, Nhà nước.
Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận hiện nay việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 và 2 gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến hết năm 2019 có 37 dự án phải tăng phí theo hợp đồng BOT (trong đó năm 2018 có 2 dự án, năm 2019 có 35 dự án), năm 2020 có 10 dự án, năm 2021 có 2 dự án, các dự án còn lại cơ bản tăng phí sau năm 2021.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư phản ánh nếu việc thu phí BOT được triển khai không đúng với hợp đồng trước đó, nguy cơ sẽ xảy ra đổ vỡ phương án tài chính, kéo dài thời gian hoàn vốn, phát sinh nợ xấu cho ngân hàng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Do đó, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thực hiện điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT đang khai thác theo đúng lộ trình tăng giá đã ký kết với nhà đầu tư để hoàn vốn cho các dự án.
Theo baomoi
No comments:
Post a Comment