Cuối năm là dịp mua sắm nhộn nhịp nhất của nhiều nước trên thế giới. Nhiều người chỉ mong chờ đến Black Friday hoặc là dịp cuối năm này để được mua những hàng hóa với giá trị giảm mạnh. Tuy nhiên, thực chất cuối năm không phải là một bữa tiệc giảm giá “khủng” như nhiều người vẫn nghĩ.
Sau một hồi vất vả xếp hàng tại một của hàng quần áo trên đường Nguyễn Trãi, chị Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) thất vọng nói: “Đi qua thấy cửa hàng treo biển sale 90%, nên vội vàng vào xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ ai ngờ mấy sản phẩm sale 90% đều là hàng tồn kho, còn các sản phẩm khác giá bán chả khác gì ngày thường”.
Vào những ngày cuối năm, để kích cầu mua sắm các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%.
Theo ghi nhận của PV tại các con phố thời trang, trung tâm thương mại ở Hà Nội có nhiều cửa hàng như Cầu Giấy, Đông Các, Nguyễn Trãi, Chùa Bộc, … vào những ngày cuối năm luôn xuất hiện cảnh cả biển người chen chân đi mua sắm. Đỉnh điểm là thời gian giữa trưa hay buổi tối trong ngày lễ hoặc ngày cuối tuần, giao thông những khu vực này còn thường xuyên tắc nghẽn.
Anh Gia Huy, chủ cửa hàng thời trang trên phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái, tầm này, cửa hàng luôn kín khách mua từ 8 giờ sáng đến tận 10 giờ tối. Năm nay, tôi tăng cường thêm nhân viên bán hàng để phục vụ khách mua sắm Tết”.
Vào những ngày cuối năm, để kích cầu mua sắm các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%. Tuy nhiên, “miếng bánh” giảm giá không hấp dẫn như vậy, theo nhiều khách hàng chia sẻ, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu. Trong khi hàng mới chỉ giảm khoảng 5-20%.
Chia sẻ với PV, anh Tuấn Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói: “Kể từ năm ngoái, mình không còn hào hứng mua sắm dịp cận Tết, bởi các sản phẩm mua chẳng được khuyến mại nhiều như quảng cáo, tưởng rẻ hoá đắt, lại phải chen chúc rất mệt mỏi, mình thường mua sắm từ 2-3 tháng trước Tết”.
Theo nhiều khách hàng chia sẻ, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu.
Giăng bẫy khách hàng bằng chiêu trò giảm giá 90%, giảm giá sập sàn
Nhiều cửa hàng những ngày đầu treo biển sale 50% thu hút rất đông khách hàng nhưng những ngày sau nhanh chóng rơi vào cảnh vắng khách vì những món đồ giảm giá sâu đều là hàng hết size, mốt cũ.
Tuy nhiên, trái ngược với tâm lý hào hứng khi đến cửa hàng, nhiều khách hàng lại ra về trong thất vọng khi không mua được món đồ ưng ý “vì hàng giảm giá đều là các mẫu cũ từ 1,2 năm trước”, bạn Hồng Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) buồn bã nói.
Tâm sự về buổi đi săn hàng giảm giá của mình, Hồng Nhung chia sẻ: “Nhiều cửa hàng còn tung ra chiêu trò “up to %” khiến nhiều người như mình bị đánh lừa. Cứ tưởng sale toàn bộ 70 – 80%, nhưng khi vào mới vỡ lẽ là chỉ số sản phẩm cũ mới được giảm giá như thế. Còn các sản phẩm mới, hot sẽ được giảm với mức 5-10%, thậm chí không hề giảm giá”
Đây là những chiêu trò tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “mắc bẫy”. “Cuối năm, các cửa hàng sẽ đẩy giá sản phẩm cao hơn so với mức thông thường và khi đến ngày lễ sẽ in thêm các mác giảm giá dính chồng lên mác giá sản phẩm trước đó khiến khách hàng cứ tin rằng mình mua được đồ giảm giá nhiều, còn cửa hàng vẫn kiếm lời như bình thường thậm chí lãi gấp nhiều lần so với ngày thường”, chị Thu Hà, nhân viên bán hàng của một hãng thời trang nổi tiếng tại trung tâm thương mại Royal City chia sẻ.
Nguyễn Nhật Lệ (Đống Đa, Hà Nội), nhân viên làm thêm tại một cửa hàng quần áo tiết lộ: “Ở cửa hàng em vào mấy dịp lễ lớn đều giảm giá 50% đến 70%, hàng tồn ở cửa hàng được mang ra bán lại vào dịp giảm giá là bình thường. Miễn hàng không bị mốc, hỏng nặng thì vẫn sẽ được bày bán”.
Toàn hàng tồn, lỗi mốt, thiếu size, đội giá cao rồi giảm mạnh, mang hàng cũ 5 năm trước ra bán.
Thu Trang (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thất vọng nói: ” Mình chi hết cả tháng lương để thỏa sức mua sắm những món hàng giảm giá này, vì cả năm chỉ có một lần.
Tuy nhiên, đi mua cả buổi, vào tới cả chục cửa hàng khác nhau nhưng đều ra về tay trắng. Bởi, đa số là hàng tồn từ những năm trước, hàng lỗi mốt và hàng thiếu size”
Vân Anh (nhân viên bán hàng tại chi nhánh Routine Cầu Giấy) cho biết: “Những ngày cuối năm, lượng khách hàng tại cửa hàng tăng gấp 3,4 lần. Các sản phẩm được sale này vẫn là những sản phẩm chất lượng tuy nhiên giá thành rẻ là do hết size, size thường bị lệch, hoặc là quá to hoặc quá nhỏ. Nhiều lúc hết hàng thì khách hàng phải chờ đợi vì số lượng không có nhiều”.
Để tránh mất tiền oan, các khách hàng cần phải tỉnh táo khi mua hàng. Đặc biệt, cần có sự so sánh giá với trước đợt lễ cũng như giữa những cửa hàng với nhau. Không chỉ vậy, khách hàng không nên quan tâm quá nhiều đến số % được ghi trên quảng cáo mà cần chú ý vào chất lượng và giá thành trên từng sản phẩm.
Bên cạnh đó, để không mua phải hàng có giá đội trên trời, các khách hàng nên tham khảo giá gốc trước nếu không muôn mình bị “hớ”. Bên cạnh đó, hãy kiểm soát những món hàng mình mua thật kỹ, tránh trường hợp “nổi hứng” mua cả những món không cần thiết chỉ vì chúng rẻ.
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Sau một hồi vất vả xếp hàng tại một của hàng quần áo trên đường Nguyễn Trãi, chị Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) thất vọng nói: “Đi qua thấy cửa hàng treo biển sale 90%, nên vội vàng vào xếp hàng chờ cả tiếng đồng hồ ai ngờ mấy sản phẩm sale 90% đều là hàng tồn kho, còn các sản phẩm khác giá bán chả khác gì ngày thường”.
Vào những ngày cuối năm, để kích cầu mua sắm các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%.
Theo ghi nhận của PV tại các con phố thời trang, trung tâm thương mại ở Hà Nội có nhiều cửa hàng như Cầu Giấy, Đông Các, Nguyễn Trãi, Chùa Bộc, … vào những ngày cuối năm luôn xuất hiện cảnh cả biển người chen chân đi mua sắm. Đỉnh điểm là thời gian giữa trưa hay buổi tối trong ngày lễ hoặc ngày cuối tuần, giao thông những khu vực này còn thường xuyên tắc nghẽn.
Anh Gia Huy, chủ cửa hàng thời trang trên phố Chùa Bộc (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái, tầm này, cửa hàng luôn kín khách mua từ 8 giờ sáng đến tận 10 giờ tối. Năm nay, tôi tăng cường thêm nhân viên bán hàng để phục vụ khách mua sắm Tết”.
Vào những ngày cuối năm, để kích cầu mua sắm các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%. Tuy nhiên, “miếng bánh” giảm giá không hấp dẫn như vậy, theo nhiều khách hàng chia sẻ, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu. Trong khi hàng mới chỉ giảm khoảng 5-20%.
Chia sẻ với PV, anh Tuấn Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói: “Kể từ năm ngoái, mình không còn hào hứng mua sắm dịp cận Tết, bởi các sản phẩm mua chẳng được khuyến mại nhiều như quảng cáo, tưởng rẻ hoá đắt, lại phải chen chúc rất mệt mỏi, mình thường mua sắm từ 2-3 tháng trước Tết”.
Theo nhiều khách hàng chia sẻ, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu.
Giăng bẫy khách hàng bằng chiêu trò giảm giá 90%, giảm giá sập sàn
Nhiều cửa hàng những ngày đầu treo biển sale 50% thu hút rất đông khách hàng nhưng những ngày sau nhanh chóng rơi vào cảnh vắng khách vì những món đồ giảm giá sâu đều là hàng hết size, mốt cũ.
Tuy nhiên, trái ngược với tâm lý hào hứng khi đến cửa hàng, nhiều khách hàng lại ra về trong thất vọng khi không mua được món đồ ưng ý “vì hàng giảm giá đều là các mẫu cũ từ 1,2 năm trước”, bạn Hồng Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) buồn bã nói.
Tâm sự về buổi đi săn hàng giảm giá của mình, Hồng Nhung chia sẻ: “Nhiều cửa hàng còn tung ra chiêu trò “up to %” khiến nhiều người như mình bị đánh lừa. Cứ tưởng sale toàn bộ 70 – 80%, nhưng khi vào mới vỡ lẽ là chỉ số sản phẩm cũ mới được giảm giá như thế. Còn các sản phẩm mới, hot sẽ được giảm với mức 5-10%, thậm chí không hề giảm giá”
Đây là những chiêu trò tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “mắc bẫy”. “Cuối năm, các cửa hàng sẽ đẩy giá sản phẩm cao hơn so với mức thông thường và khi đến ngày lễ sẽ in thêm các mác giảm giá dính chồng lên mác giá sản phẩm trước đó khiến khách hàng cứ tin rằng mình mua được đồ giảm giá nhiều, còn cửa hàng vẫn kiếm lời như bình thường thậm chí lãi gấp nhiều lần so với ngày thường”, chị Thu Hà, nhân viên bán hàng của một hãng thời trang nổi tiếng tại trung tâm thương mại Royal City chia sẻ.
Nguyễn Nhật Lệ (Đống Đa, Hà Nội), nhân viên làm thêm tại một cửa hàng quần áo tiết lộ: “Ở cửa hàng em vào mấy dịp lễ lớn đều giảm giá 50% đến 70%, hàng tồn ở cửa hàng được mang ra bán lại vào dịp giảm giá là bình thường. Miễn hàng không bị mốc, hỏng nặng thì vẫn sẽ được bày bán”.
Toàn hàng tồn, lỗi mốt, thiếu size, đội giá cao rồi giảm mạnh, mang hàng cũ 5 năm trước ra bán.
Thu Trang (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thất vọng nói: ” Mình chi hết cả tháng lương để thỏa sức mua sắm những món hàng giảm giá này, vì cả năm chỉ có một lần.
Tuy nhiên, đi mua cả buổi, vào tới cả chục cửa hàng khác nhau nhưng đều ra về tay trắng. Bởi, đa số là hàng tồn từ những năm trước, hàng lỗi mốt và hàng thiếu size”
Vân Anh (nhân viên bán hàng tại chi nhánh Routine Cầu Giấy) cho biết: “Những ngày cuối năm, lượng khách hàng tại cửa hàng tăng gấp 3,4 lần. Các sản phẩm được sale này vẫn là những sản phẩm chất lượng tuy nhiên giá thành rẻ là do hết size, size thường bị lệch, hoặc là quá to hoặc quá nhỏ. Nhiều lúc hết hàng thì khách hàng phải chờ đợi vì số lượng không có nhiều”.
Để tránh mất tiền oan, các khách hàng cần phải tỉnh táo khi mua hàng. Đặc biệt, cần có sự so sánh giá với trước đợt lễ cũng như giữa những cửa hàng với nhau. Không chỉ vậy, khách hàng không nên quan tâm quá nhiều đến số % được ghi trên quảng cáo mà cần chú ý vào chất lượng và giá thành trên từng sản phẩm.
Bên cạnh đó, để không mua phải hàng có giá đội trên trời, các khách hàng nên tham khảo giá gốc trước nếu không muôn mình bị “hớ”. Bên cạnh đó, hãy kiểm soát những món hàng mình mua thật kỹ, tránh trường hợp “nổi hứng” mua cả những món không cần thiết chỉ vì chúng rẻ.
No comments:
Post a Comment