Cập nhật tin tức nóng hổi

“Nỗi buồn kép” cho nhà giáo kể từ ngày 1/7/2020

Câu chuyện “hợp đồng”, “biên chế” luôn là chủ đề mà các nhà giáo đều quan tâm kể từ khi bước vào nghề. Bao đời nay, cụm từ “vào biên chế nhà nước” luôn là mơ ước của mọi thầy giáo cô giáo. Ấy vậy, đùng một cái, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có Sửa đổi ra đời, chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2020.

Theo đó, quy định đáng chú ý nhất của Luật này chính là bãi bỏ chế độ biên chế suốt đời với viên chức.

Căn cứ khoản 2 Điều 2 sửa đổi, bổ sung Điều 25 Luật Viên chức hiện hành, việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp:

– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

– Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
“Nỗi buồn kép” cho nhà giáo kể từ ngày 1/7/2020
Liệu nụ cười cô giáo có còn mãi khi biên chế bị bỏ, mất phụ cấp thâm niên

Giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 01/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này, sự ổn định suốt đời đã không còn nữa. Thay vào đó, khi hợp đồng làm việc hết thời hạn, họ có thể sẽ phải nghỉ việc nếu như đơn vị tuyển dụng không ký tiếp hợp đồng làm việc mới.

Cũng tại thời điểm 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 cũng chính thức có hiệu lực, thay thế cho Luật Giáo dục 2009 trước đây.

Luật này tác động trực tiếp tới đội ngũ giáo viên, trong đó có đến 07 quy định mới cần quan tâm. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên với giáo viên.

Cụ thể, tại Điều 76, Luật này quy định:

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, phụ cấp thâm niên nghề được quy định trước đây tại Luật Giáo dục cũ đã không được nhắc đến tại Luật này. Giáo viên chính thức bị mất một khoản thu nhập không nhỏ đến từ phụ cấp thâm niên.

Bình luận về luật sửa đổi này trên MXH, một số giáo viên đã có ý kiến như cô giáo có tên facebook Cun Con viết: “Tội cho GV mới vào nghề. Thiệt thòi hết sức. Mình đã thiệt, đàn em còn thiệt thòi hơn” .

Cô Anh Tho Vũ “An cư lạc nghiệp,ko cho giáo viên cơ hội sao công tác tốt” hay cô có tên facebook Phuong Kim viết “Nỗi buồn nhân đôi hay nỗi buồn mũ n” hoặc Trần Nguyễn Anh Nhi “Đừng hướng con, cháu đi sư phạm nữa”…….

Bao đời nay, nếp suy nghĩ “ổn định” đã hằn thành một trường tư tưởng khó có thể thay đổi trong văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, một khi thông tin của luật sử đổi trên được thông báo, gây sốc đối với phần lớn người tiếp nhận là không có gì lạ.

Nhưng ít có ai suy nghĩ rộng ra rằng : chính suy nghĩ “ muốn ổn định” ích kỷ đó lại đang âm thầm “ giết chết” nền giáo dục. Bởi sao?

Giáo dục chính là một ngành cần sự linh động ứng dụng lớn nhất trong thời đại ngày nay. Một khi giáo viên đã nằm trong biên chế nghĩa là họ đã có tâm lý vĩnh cửu không bao giờ lo bị mất việc nữa. Từ đó, sự chây ì trong tính sáng tạo giảng dạy là không thể không có. Người giáo viên không cần chủ động, không cần tự cải thiện mình nữa cũng là điều tất yếu.

Do vậy, việc sửa đổi luật Công chức, Viên chức lần này coi như một phát súng mà nhà nước buộc phải “ bắn” nhằm thúc đẩy một nền giáo dục thụ động sang chủ động “ linh động”, sáng tạo hơn trong nền công nghệ 4.0.

Trong nền tảng thời đại công nghệ ngày nay, người giáo viên buộc phải linh động, thay đổi cải thiện mình mỗi ngày mới có thể sống sót trong nghề. Một giáo viên tư tưởng “thụ động, bảo thủ” sẽ cho ra đời một thế hệ giống y chang mình. Và cứ mỗi thế hệ thụ động, ỷ lại sẽ là một tương lai Việt Nam yếu đuối, thụt lùi với thế giới. , ,

No comments:

Post a Comment