Lãnh đạo phụ trách công tác truyền thông của Bộ Y tế khẳng định không có chuyện giấu tình hình dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Sáng 25/2, Bộ Y tế cùng UBND TP.HCM đã chủ trì buổi cung cấp thông tin dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tại Việt Nam.
Ông Vũ Mạnh Cường, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen Thưởng (Bộ Y tế), khẳng định ngoài việc áp dụng mọi biện pháp để phòng, tránh dịch bệnh, Việt Nam luôn công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới.
“Dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngành y Việt Nam sẽ không ngủ quên trên chiến thắng, các ban chỉ đạo vẫn áp dụng khắt khe những nguyên tắc phòng, chống dịch”, ông Vũ Mạnh Cường cho biết.
Chống dịch phải minh bạch thông tin ”Nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc phòng, chống dịch là công khai, minh bạch. Ngành y Việt Nam vẫn phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức y tế quốc tế về chuyên môn và tình hình dịch Covid-19″, ông Vũ Mạnh Cường khẳng định.
Ông Cường cho biết Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (IOC) của Mỹ có 4 văn phòng được đặt tại các tỉnh của Việt Nam. Các văn phòng này kết nối trực tuyến, liên tục với trung tâm tại Mỹ.
Lãnh đạo ngành y tại buổi chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh do virus Corona. Ảnh: Quang Huy.
Ngành y của Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ về chuyên môn, kinh nghiệm với тổ cнức Y tế Thế giới (WHO) và IOC. Những tổ chức này thường xuyên tham dự các cuộc họp phòng, chống dịch quan trọng của Việt Nam.
“Việt Nam tự tin nói không giấu dịch. WHO, IOC hàng ngày vẫn họp với Bộ Y tế Việt Nam”, ông Vũ Mạnh Cường thông tin.
Nói về tính nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm soát dịch do virus Corona, Vụ phó Vũ Mạnh Cường cho hay ngay từ khi dịch bùng phát, Việt Nam đã có chỉ đạo tới các cơ quan liên quan áp dụng việc phòng, chống dịch cao hơn 1 cấp độ so với khuyến nghị của WHO. Dù dịch bệnh chưa bùng phát mạnh mẽ, Việt Nam đã yêu cầu du khách, người nhập cảnh khai báo y tế trước khi Nhật Bản làm hơn 1 tuần.
Áp dụng truyền thông nguy cơTại thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp truyền thông với nhiều cấp độ. Trong đó, Việt Nam lần đầu tiên áp dụng phương pháp truyền thông do WHO khuyến cáo.
“Lần đầu tiên người dân nhận được những khuyến cáo trong thời gian thực. Những ý kiến chuyên gia, khuyến cáo từ các bộ ngành gửi đến người dân dưới nhiều hình thức khác nhau”, ông Vũ Mạnh Cường phân tích.
Vụ phó Vụ Truyền thông của Bộ Y tế nhận định báo chí đã phối hợp tốt với các bộ, ngành trong đợt truyền thông nguy cơ lần này. Trong giai đoạn này, ông mong muốn các cơ quan báo chí tăng cường truyền đạt diễn biến dịch bệnh để người dân nắm rõ, hiểu rõ và không hoang mang.
Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết việc truyền đạt thông tin tới người dân là tối quan trọng. Ảnh: Việt Linh.
Tại buổi truyền đạt thông tin, ông Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), cũng nhận định để phòng dịch và dập dịch, việc truyền đạt thông tin tới người dân là tối quan trọng. Ông cho rằng báo chí cần đấu tranh để cнốɴԍ lại thông tin nhiễu loạn từ mạng xã hội và các nguồn không chính thống.
Nói về việc đảm bảo an toàn đối với các trường học, ông Hải thông tin các trường học hiện đã chuẩn bị thiết bị đo thân nhiệt, khẩu trang đáp ứng đủ nhu cầu cho học sinh, cán bộ. Khi phát hiện biểu hiện bất thường từ học sinh, giáo viên, biện pháp ứng phó đã được phổ biến tới từng trường.
“Trước khi Chính phủ ra quyết định đi học lại hay không, các trường học cần đảm bảo hiệu quả việc phòng, cнốɴԍ lây lan trong phạm vi trường học”, ông Vũ Mạnh Cường cho hay.
Theo Zing Tin trong nước , Y tế
No comments:
Post a Comment