Cập nhật tin tức nóng hổi

Bởi lương tâm bị phá giá nên khẩu trang mới đắt kinh hồn

Nhiều người sẽ biện minh cho việc khẩu trang tăng giá bằng câu nói: “Thuận mua vừa bán“. Nhưng liệu rằng mọi thứ có thuận với lòng người hay không, hay chỉ là thuận đường thì “dậu đổ bìm leo“, “đục nước béo cò“…

Cách đây chưa đầy 1 tháng, những người bán khẩu trang này đã có một cái Tết với những buổi vãn cảnh chùa, chiền để cầu xin mạnh khoẻ, bình an và giàu có. Nhưng giàu có như việc trục lợi đó để đưa hộp khẩu trang tăng 5 – 10 lần có phải là một hành động mà Phật giáo đồng ý, liệu rằng nén tâm nhang đó có trong sạch và thanh tịnh khi người chủ cửa hàng này quay lại cửa chùa.

Phải khẳng định luôn rằng khẩu trang y tế không phải là mặt hàng khó sản xuất hàng loạt. Nhưng khu nhu cầu sử dụng mặt hàng này bỗng nhiên tăng cao vào thời điểm vùng dịch, thì nhiều cá nhân đã nhanh chóng lợi dụng sự hoảng loạn và nhu cầu này đã gom hàng và đẩy giá lên cao.

Việc lợi dụng nhu cầu tăng cao những nhà thuốc và các cửa hàng tăng gấp 3 – 4 lần giá bán khẩu trang so với ngày thường, có thể được coi là những kẻ máu lạnh vô nhân tính.
Bởi lương tâm bị phá giá nên khẩu trang mới đắt kinh hồn
Hàng trăm người dân đã đến chợ thuốc Hapulico xếp hàng để đợi mua khẩu trang y tế.

Trước những bức xúc của người dân, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch virus Corona hôm 1/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiên quyết yêu cầu phải giữ nguyên giá và nhấn mạnh sẽ yêu cầu rút giấy phép bất kể đơn vị kinh doanh nào tăng giá bán khẩu trang.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh nCoV – với những cửa hàng và cá nhân đã bị xử phạt. Cụ thể là rút giấy phép kinh doanh các cửa hàng này ngay lập tức và nếu đủ cơ sở chứng minh họ làm trái quy định tại Quyết định 173/QĐ-TTg của Thủ tướng cần phải xem xét thêm các hình thức xử lý khác bên cạnh phạt hành chính.

Không những thế, sau sự việc tăng giá khẩu trang đã bị cơ quan chức năng xử lý, sau lần tăng giá “không thành công”. Một lần nữa các nhà thuốc đã kêu gọi trên group Chợ thuốc Hapulico, một trong những chợ y tế lớn nhất của Thủ đô với hành động kêu gọi “không nhập khẩu trang, không bán khẩu trang”, mặc kệ nhà nước lo, mặc kệ dân xếp hàng…,

Phải nói thẳng hành động của các nhà thuốc này là hành động quá độc ác, vô trách nhiệm, thiếu đạo đức… Hành động này còn đáng lên án hơn cả những người lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán.

Cá nhân Facebook Nguyễn Kim Dung là người khởi xướng trong nhóm “Chợ thuốc Hapulico Hà Nội”, với bài viết nêu “ý tưởng” kêu gọi các nhà thuốc không nhập khẩu cũng không bán khẩu trang nữa.

Theo nội dung bài đăng, thành viên này cho rằng việc bán khẩu trang là hành động đã “có nhà nước lo”, còn việc miễn phí hay bán giá như trước nhà thuốc không làm được vì không có lợi nhuận.

“Vậy nên chúng ta chung sức không nhập không bán nhé, hiện tại cũng 70% các nhà không nhập, 10% không bán, 10% phát miễn phí” – tài khoản này đăng tải.

Đang trong mùa dịch bệnh cả nước đang lên kế hoạch ngăn ngừa dịch lây lan về Việt Nam, mà các bạn là lương y mà lại treo những cái biển không bán khẩu trang, những nhà thuốc có khẩu trang cũng không bán. Thử hỏi điều này có nên làm hay không? Thử hỏi những hành động đó có đúng với đạo đức và giá trị người dược sĩ trong ngành y tế?
Bởi lương tâm bị phá giá nên khẩu trang mới đắt kinh hồn
Đồng loạt các nhà thuốc ở Hà Nội treo biển không bán khẩu trang cho người dân gây nên bức xúc

Trong sự hoang mang về dịch bệnh Corona đang diễn ra ở Trung Quốc vùng tâm dịch và Việt Nam là nước nằm sát Trung Quốc, cũng đã tiếp nhận tới 10 ca dương tích với dịch Corona và con số bùng phát dự kiến sẽ có khả năng.

Thì việc mua bán những chiếc khẩu trang lúc này không còn là câu chuyện của nền kinh ế hàng hoá trong đổi, hay tự do mua bán cá nhân. Mà câu chuyện này thuộc về đạo đức, lòng tham của những con người đã và đang tìm cách trục lợi.

Trước nguy cơ về dịch Corona vẫn chưa được khống chế, chúng ta không những phải tự bảo vệ cho chính mình, mà mỗi chúng ta còn phải nỗ lực bảo vệ những người xung quanh mới mang lại hiệu quả chung cho cộng đồng.

Những “con sâu làm rầu nồi canh” này đang tạo ra hình ảnh phản cảm của giới kinh doanh, đặc biệt ở ngành hàng dược phẩm trong mắt người dân, một trong những ngành hàng nhạy cảm. Chính vì thế phải bị những người kinh doanh chân chính lên án, bởi lẽ, chính kiểu kinh doanh chụp giật này đã làm mất giá trị của nhà thuốc. ,

No comments:

Post a Comment