Dịch viêm phổi do coronavirus mới lây lan ngày càng nhanh chóng. Tại Trung Quốc đại lục đã chẩn đoán phát hiện nhiều bệnh nhân nhiễm dịch không có biểu hiện triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh. Các chuyên gia Trung Quốc đại lục cho biết, nếu lượng virus tập trung cao và không có phòng hộ an toàn, thì trong vòng 2 giây nó sẽ có thể lây nhiễm.
Không có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi và các triệu chứng khác, nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính với acid nucleic, cho thấy rõ ràng đã bị nhiễm dịch. Đây chính là “bệnh nhân nhiễm dịch không có biểu hiện triệu chứng” với virus Corona.
Hình ảnh một nhân viên y tế thu thập các mẫu virus trong khu vực cách ly ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 4/2. (Photo by STR/AFP via Getty Images)
Ngày 10/2, hai trường hợp nhiễm dịch không triệu chứng đã được phát hiện tại Quảng Tây và Hà Nam. Thời gian không biểu hiện triệu chứng kéo dài tới 16 – 17 ngày. Điều này không có nghĩa là những người không có biểu hiện triệu chứng hoàn toàn an toàn.
Cho đến nay, những bệnh nhân nhiễm dịch không có triệu chứng đã được phát hiện tại nhiều nơi, bao gồm: Liêu Ninh, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Thiểm Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hồ Nam, Hải Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Nội Mông và Quảng Tây.
Bệnh nhân nhiễm dịch không triệu chứng có khả năng truyền bệnh
Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc tuyên bố rằng bệnh nhân nhiễm dịch không triệu chứng cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm. Đồng thời, một số bệnh nhân nhiễm dịch không triệu chứng sẽ có các biểu hiện lâm sàng về sau. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, tính đến nay, ở một số khu vực đã xuất hiện trường hợp truyền nhiễm từ bệnh nhân nhiễm dịch không có triệu chứng.
Ví dụ, tại Từ Khê, Ninh Ba, Chiết Giang, một nhóm bạn chơi mạt chược chưa từng tới Vũ Hán và không tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm dịch, nhưng họ đều liên tiếp được chẩn đoán nhiễm bệnh. Trong số đó, người phát bệnh sớm nhất là một cụ bà, sau đó bà đã lây truyền dịch sang các bạn chơi mạt chược cùng mình và hàng xóm, khiến 4 trường hợp xác nhận bị nhiễm và 2 trường hợp nhiễm dịch không triệu chứng. Qua điều tra cho thấy cụ bà này lây nhiễm từ người con rể. Con rể đã bị lây từ một người bạn khi đi ăn cùng, người này lại là bệnh nhân nhiễm dịch không có triệu chứng.
Ngày 27/1, trường hợp đầu tiên nhiễm dịch không triệu chứng trên toàn quốc được báo cáo cũng lây nhiễm cho gia đình mình. Ngày 10/1, một người phụ nữ từ Vũ Hán trở về An Dương, Hà Nam, 5 người thân trong gia đình cô liên tiếp phát bệnh và được chẩn đoán nhiễm virus Corona, trong khi cô không có biểu hiện triệu chứng.
Sự bùng phát các cụm dịch trong gia đình tới 3, 4 thế hệ
Hiện tại, một số tỉnh đang gặp tình trạng nhiễm dịch cụm. Ngày 11/2, ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), chuyên gia dịch tễ học, chủ tịch Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành phân tích gần một ngàn ca nhiễm dịch cụm trên toàn quốc, trong đó 83% ca là ở nhà cách ly. Ngoài ra, các nơi thường thấy xuất hiện các cụm dịch, bao gồm: bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm, nhà máy, doanh nghiệp…”.
Về câu hỏi “các đặc điểm của cụm dịch là gì?”, ông Ngô Tôn Hữu giải thích nhiễm dịch cụm phát sinh với độ tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người già, phạm vi rất rộng; với 32% bệnh nhân thuộc thế hệ thứ nhất (ông bà) và 64% thuộc thế hệ thứ hai (con), cũng có trường hợp thuộc thế hệ thứ 3, thứ 4.
Về câu hỏi vì sao các ca nhiễm dịch thuộc thế hệ thứ 3, thứ 4 có thể xảy ra? Ông Ngô nói rằng điều đó chủ yếu là do các ca thuộc thế hệ đầu không có đặc điểm lâm sàng rõ ràng, trong cuộc sống và tiếp xúc hàng ngày, khi chăm sóc người bệnh, không có ý thức phòng ngừa nên gây ra việc lây nhiễm này.
Chuyên gia: mật độ virus cao và không có phòng ngừa có thể dẫn đến lây nhiễm chỉ trong 2 giây
Trước đó, đã có trường hợp “bị lây nhiễm trong vòng 15 giây sau khi tiếp xúc”. Về vấn đề này, ông Vương Quý Cường (Wang Guiqiang), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện số 1 của Đại học Bắc Kinh, và là Chủ tịch Chi nhánh Bệnh truyền nhiễm của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã rằng, nếu không có phòng hộ an toàn, trong hoàn cảnh mật độ virus rất cao “khi nói một câu nước bọt bắn ra là có thể nhiễm, đừng nói 15 giây, 2 giây cũng đã có thể bị lây nhiễm”.
“Tính lây nhiễm của virus Corona tóm lại rất cao… vì vậy việc phòng hộ là rất quan trọng”.
Ngày 8/2, chính quyền Trung Quốc đã chính thức lần đầu xác nhận virus Corona có thể được truyền qua “khí dung giao”, điều này khiến việc phòng ngừa trở nên khó khăn hơn. Về vấn đề này, ông Vương Quý Cường tuyên bố rằng việc truyền nhiễm qua khí dung giao cần có điều kiện đặc định, “không gian lớn hay nhỏ là rất quan trọng, và mật độ của virus trên mỗi đơn vị thể tích đóng vai trò quyết định”.
Ông Vương Quý Cường giải thích khí dung giao tương đương với ánh sáng mặt trời, chính là cảm giác như bạn thấy các hạt bụi nhỏ lơ lửng trong phòng. Do đó, truyền nhiễm qua khí dung giao là một phương thức lây nhiễm chủ yếu đối với các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
Ông cho biết, nếu virus trôi nổi trong không khí, ở môi trường ngoài trời thì khả năng lây nhiễm là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, trong một môi trường và không gian nhỏ lại là ngoại lệ.
Ông giải thích, ví dụ, trong văn phòng không thông gió, một số người đã làm việc trong đó, mặc dù sau đó văn phòng này không được sử dụng và không có ai ở trong đó, nhưng vẫn có thể có khí dung giao. Sau này, khi vào trong phòng mà không có phòng hộ, thì vẫn có khả năng bị nhiễm dịch.
“Môi trường bên trong thang máy cũng có nguy cơ cao. Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận. Đề nghị mọi người nên phòng hộ tốt, nên đeo khẩu trang ở những khu vực nhỏ, không thông gió. Đây chính là các biện pháp bảo vệ khỏi sự lây nhiễm qua khí dung giao. Hiện tại, đây là biện pháp bảo vệ có hiệu quả”, ông Vương Quý Cường kêu gọi.
Theo Epoch Times Tin quốc tế , Y tế
No comments:
Post a Comment