Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu tất cả phóng viên truyền thông nhà nước Trung Quốc tại Hoa Kỳ khai báo danh tính cho chính quyền và buộc các cơ quan báo chí nhà nước Trung Quốc công khai bất động sản họ đang nắm giữ...
Các bản sao ấn bản châu Phi của tờ China's Daily trên một sạp báo tại thủ đô Nairobi của Kenya vào ngày 14 tháng 12 năm 2012... (Tony Karumba / AFP qua Getty Images)
Các biện pháp này sẽ giúp chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát chặt chẽ hơn việc xâm nhập của thông tin truyền thông sai lệch từ chính quyền Trung Quốc vào giới truyền thông Hoa Kỳ.
Yêu cầu mới này sẽ đặt các cơ quan báo chí nhà nước chủ chốt của Trung Quốc dưới sự quản lý của Văn phòng Quản lý các Phái đoàn Đại diện nước ngoài. Văn phòng này sẽ xác định danh tính của các phái đoàn đại diện chính thức và báo cáo với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đó là một điều rất khác biệt so với FARA hay còn gọi là “Đạo luật Đăng ký Cơ quan Đại diện nước ngoài”. Thay vì chỉ bắt họ đăng ký hoạt động với tư cách là cơ quan đại diện nước ngoài, quy định mới này sẽ xác nhận các cơ quan này cùng nhân viên của họ là đơn vị chính thức của nhà nước Trung Quốc.
Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố động thái này trong một cuộc họp báo của với sự hiện diện của đại diện Bộ Ngoại giao hai nước.
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc hiện đang hoạt động như các phái đoàn ở nước ngoài là Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) trực thuộc Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily Distribution Corp và Hai Tian Development USA, đơn vị chuyên trách phát hành Nhân dân Nhật báo.
Một hộp báo Trung Quốc trả tiền cùng với các tờ báo hàng ngày khác ở thành phố New York vào ngày 6 tháng 12 năm 2017... (Benjamin Chasteen / The Epoch Times)
Lý do của động thái mới này rất đơn giản.
“Mỗi cơ quan cần đáp ứng điều kiện đăng ký phái đoàn nước ngoài theo qui định tại Đạo luật Phái đoàn Nước ngoài. Đạo luật này quy định rằng phái đoàn phải đáp ứng một trong hai điều kiện, một là thuộc sở hữu của chính phủ nước ngoài, hai là do chính phủ nước ngoài nắm quyền kiểm soát chi phối” – một trong các quan chức ngoại giao không tiết lộ danh tính giải thích.
Quan chức này cho biết thêm, “Chúng tôi cho rằng, về cơ bản, việc gọi tên các cơ quan này với đúng tên của họ là hoàn toàn phù hợp, đó là các cơ quan trực thuộc bộ máy tuyên truyền của nhà nước độc đảng Trung Quốc”.
Nếu xem xét trong bối cảnh rộng hơn thì thời điểm thực hiện động thái này quả thật rất ý nghĩa. Động thái này được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi một nhóm gồm 35 nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm Thượng nghị sĩ Tom Cotton (R-Ark.), dân biểu Jim Banks (R-Ohio), và Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R-Texas) đã viết trong một bức thư ngỏ ngày 6/2 yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp William Barr cho tiến hành điều tra tờ Nhật báo Trung Quốc vì “vi phạm nhiều lần Đạo luật đăng ký cơ quan đại diện nước ngoài (FARA)”.
Họ tuyên bố: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cam kết chi 6,6 tỷ Đô la cho các hoạt động tuyên truyền tại nước ngoài trong năm 2009, và theo biên lai của FARA, họ đã chi hơn 35 triệu đô la cho tờ Nhật báo Trung Hoa kể từ năm 2017. Cam kết tài chính khổng lồ của Trung Quốc cho thấy họ rất coi trọng các nỗ lực nhằm xoay chuyển nhận định của nước ngoài”.
Đáng chú ý hơn, họ cho biết rằng “Tờ Nhật báo Trung Hoa đã trả tiền cho hơn 30 tờ báo độc lập để chèn chuyên mục “China Watch” dài từ 4 đến 8 trang trên các ấn phẩm của họ. Tuy nhiên, các nhà làm luật cho rằng tờ Nhật báo Trung Hoa đã vi phạm qui định của FARA về việc cung cấp các thông tin cần thiết về các mục báo này cho Bộ Tư pháp, bao gồm cơ quan báo chí nào chịu trách nhiệm về chuyên mục và các tờ báo của Hoa Kỳ được trả bao nhiêu tiền để chèn các chuyên mục này.
Các báo có chèn mục China Watch của tờ Nhật báo Trung Hoa gồm The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post. Mục China Watch đăng trên trang web của New York Times ghi rõ “Đây là nội dung của Nhật báo Trung Hoa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và do họ trả tiền cho việc đăng tải”.
Một tờ báo trả tiền của China Daily bên trong ngày 17 tháng 1 năm 2017, ấn bản của Tạp chí Phố Wall. (Benjamin Chasteen / The Epochtimes)
Nhật báo Trung hoa thuộc sở hữu của Cục Xuất bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc tờ báo bị yêu cầu điều tra cho thấy rằng thực tế một số bài trong chuyên mục China Watch đăng trên một số tờ báo chính thống của Hoa Kỳ với nội dung có vẻ vô hại thì các bài khác đăng tải với mục đích “làm vỏ bọc cho các tội ác của Trung Quốc, bao gồm vi phạm nhân quyền chống lại người Ngô Duy Nhĩ ở vùng Tân Cương và hỗ trợ của Trung Quốc trong việc đàn áp Hồng Kong”.
Các nhà lập pháp chỉ ra rằng Nhật báo Trung Hoa và các cơ quan báo chí khác được xác định như các phái đoàn đại diện ở nước ngoài cho thấy chính quyền Trung Quốc rất coi trọng việc chi phối nhận thức của nước ngoài. Điều đó cũng bao gồm cả các hành động kiểm duyệt chặt chẽ.
Năm ngoái, một cuộc tẩy chay NBA và việc phóng hỏa đốt phá trụ sở của The Epoch Times tại Hồng Kông cho thấy Trung Quốc sẵn sàng can thiệp sâu rộng để bảo vệ hình ảnh quốc tế của mình. Đồng thời cam kết tài chính của Trung Quốc đối với các cơ quan tuyên truyền ở nước ngoài là bằng chứng rõ ràng của mục đích này. Các thông tin tuyên truyền nhằm che giấu sự tàn bạo của chính quyền cộng sản đáng bị lên án này. Tuy vậy, Hoa Kỳ đã phản ứng chậm chạp, lúng túng một cách khó hiểu”, nội dung bức thư ngỏ cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ việc đăng ký phái đoàn đại diện tại nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan truyền thông đã nhận tiền mặt từ các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm cả tờ Nhật báo Trung Hoa sẽ như thế nào. Nhưng việc Hoa Kỳ yêu cầu họ kê khai các bất động sản đang nắm giữ và thông tin về nhân viên của các cơ quan này có thể giúp tháo gỡ mặt nạ che giấu các hoạt động của họ.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí Hoa Kỳ đang duy trì quan hệ với truyền thông nhà nước Trung Quốc sẽ chính thức nhận tiền từ một chính phủ nước ngoài để công khai tuyên truyền và phát tán thông tin sai lệch.
Tuệ Minh
- Theo The Epoch Times. Chính trị , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment