Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bộ Kế hoạch – Đầu tư vừa công bố cho biết, ngân sách có thể hụt thu 42.300 tỉ đồng.
Theo đó, dự kiến dịch bệnh sẽ làm giảm số thu ngân sách nhà nước ở cả 3 khu vực (nội địa, xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô). Trường hợp dịch bệnh sớm được khống chế (trong khoảng 2 – 3 tháng tới), thì một số ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, kinh doanh vận tải, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa… bị tác động mạnh nhất. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có khả năng dự trữ, điều tiết hoạt động sản xuất sẽ bị tác động suy giảm; rất ít ngành có thể vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài (4 – 5 tháng hoặc lâu hơn), đến lượt các ngành hàng, nhóm hàng, lĩnh vực sản xuất có đầu vào là thiết bị, linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn (dệt may, giày dép, điện tử, hàng tiêu dùng…), kể cả các công ty đa quốc gia (Apple, Samsung, LG…) sẽ gặp khó khăn. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư sử dụng vốn, lao động, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ chậm lại, ảnh hưởng đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực liên quan. Đồng thời, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc bị đình trệ do hạn chế đi lại và nhu cầu giảm, cũng làm giảm động lực sản xuất trong nước.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra hai kịch bản, theo đó kịch bản 1, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 1/2020, thu ngân sách khả năng đạt 1,494 triệu tỉ đồng, giảm 18.100 tỉ đồng (-1,2%) so dự toán (trong đó thu ngân sách T.Ư giảm khoảng 9.400 tỉ đồng, thu ngân sách địa phương giảm khoảng 8.700 tỉ đồng). Kịch bản 2, dịch bệnh được khống chế trong quý 2/2020, thu ngân sách khả năng đạt 1,47 triệu tỉ đồng, giảm 42.300 tỉ đồng (-1,6%) so dự toán (thu ngân sách T.Ư giảm khoảng 23.500 tỉ đồng, địa phương giảm khoảng 18.800 tỉ đồng).
Theo đó, dự kiến dịch bệnh sẽ làm giảm số thu ngân sách nhà nước ở cả 3 khu vực (nội địa, xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô). Trường hợp dịch bệnh sớm được khống chế (trong khoảng 2 – 3 tháng tới), thì một số ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, kinh doanh vận tải, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa… bị tác động mạnh nhất. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có khả năng dự trữ, điều tiết hoạt động sản xuất sẽ bị tác động suy giảm; rất ít ngành có thể vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài (4 – 5 tháng hoặc lâu hơn), đến lượt các ngành hàng, nhóm hàng, lĩnh vực sản xuất có đầu vào là thiết bị, linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn (dệt may, giày dép, điện tử, hàng tiêu dùng…), kể cả các công ty đa quốc gia (Apple, Samsung, LG…) sẽ gặp khó khăn. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư sử dụng vốn, lao động, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc sẽ chậm lại, ảnh hưởng đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực liên quan. Đồng thời, việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc bị đình trệ do hạn chế đi lại và nhu cầu giảm, cũng làm giảm động lực sản xuất trong nước.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa ra hai kịch bản, theo đó kịch bản 1, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 1/2020, thu ngân sách khả năng đạt 1,494 triệu tỉ đồng, giảm 18.100 tỉ đồng (-1,2%) so dự toán (trong đó thu ngân sách T.Ư giảm khoảng 9.400 tỉ đồng, thu ngân sách địa phương giảm khoảng 8.700 tỉ đồng). Kịch bản 2, dịch bệnh được khống chế trong quý 2/2020, thu ngân sách khả năng đạt 1,47 triệu tỉ đồng, giảm 42.300 tỉ đồng (-1,6%) so dự toán (thu ngân sách T.Ư giảm khoảng 23.500 tỉ đồng, địa phương giảm khoảng 18.800 tỉ đồng). Kinh tế , Tin trong nước
No comments:
Post a Comment