Khách hàng không lui tới vì sợ dịch virus corona khiến các con đường ẩm thực, khu ăn uống giờ chỉ còn người bán nhìn nhau.
Tại Việt Nam, hiện đã có 13 người nhiễm virus corona và 3 ca trong số đó bình phục, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Tuy nhiên, với tâm lí phòng hơn chống, những ngày qua, nhiều người đã lựa chọn ở yên trong nhà, tránh tối đa việc ra đường hoặc đến chỗ đông người để phòng lây lan dịch bệnh. Điều này khiến cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ hàng ăn uống, shop quần áo, trung tâm thương mại,… rơi vào vắng vẻ, ế ẩm.
Khách không lui tới vì sợ dịch virus corona khiến các con đường ẩm thực, khu ăn uống giờ chỉ còn người bán nhìn nhau.
Khách hàng đìu hiu
Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ các trung tâm mua sắm, hầu hết các quán ăn, nhà hàng gần nửa tháng nay vắng khách đến ăn uống. Khu ẩm thực nổi tiếng ở phố Tạ Hiện, Mã Mây trước đây rất đông khách nhưng hiện số lượng giảm đáng kể. Anh Hùng, quản lý quán Bia lớn trên cung đường này, cho hay trước thời điểm xảy ra dịch nCoV quán anh lúc nào cũng kín khách. Khoảng 10 ngày trở lại đây, quán ế ẩm, thậm chí cả ngày không có khách nào ghé quán.
Đang loay hoay tìm cách kinh doanh hợp lí để đảm bảo cho khách hàng ăn uống không ảnh hưởng tâm lí lo bị phạt vì Nghị định 100 cấm uống rượu bia khi lái xe, giờ đây, nhiều quán nhâu, nhà hàng ăn uống tại Hà Nội lại hoảng hốt bởi dịch bệnh virus corona bùng phát.
Có nhà hàng nằm trên phố Tống Duy Tân – con phố ẩm thực nổi tiếng nhất Hà Nội, anh Tuấn luôn tự tin trước và sau Tết là mùa cao điểm “hốt bạc”. Năm ngoái, có ngày doanh thu anh đạt gần 20 triệu đồng. Nhưng đó là chuyện của năm ngoái. Năm nay, từ trước Tết, sau khi Nghị định 100 đi vào cuộc sống, anh giảm khoảng 30% lượng khách.
Không riêng nhà hàng của Tuấn “ngồi chơi, xơi nước”. Đi dọc con phố, từ ngoài vỉa hè cho đến bên trong các nhà hàng, quán ăn, quầy bar… đều vắng khách.
Từ mùng 3 Tết, khi có các thông tin liên quan đến dịch viêm phổi do virus corona, lượng khách lại thưa hơn. “So với những dịp Tết thông thường, lượng khách hiện chỉ khoảng 10-15%. Đến mấy hôm nay khi cao điểm của dịch, chỉ còn vài người tới ăn”, anh nói.
Với lượng khách hiện nay, doanh thu nhà hàng chỉ còn 2-3 triệu đồng mỗi ngày thay vì hơn chục triệu như trước. Theo lời anh, mức này không đủ bù chi phí thuê mặt bằng ở khu phố ẩm thực này, chưa nói tới chi phí nguyên liệu cũng như trả nhân viên.
Không riêng nhà hàng của Tuấn “ngồi chơi, xơi nước”. Đi dọc con phố, từ ngoài vỉa hè cho đến bên trong các nhà hàng, quán ăn, quầy bar… đều vắng khách.
Trao đổi với phóng viên, nhiều chủ nhà hàng, quán nhậu cho biết, tình trạng vắng khách là do tác động kép của việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn (Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm trật tự an toàn giao thông) và dịch corona. Chủ Ngư Quán (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, dù kinh doanh các món cá đặc sản, rất nhiều khách quen nhưng mấy ngày qua, nhà hàng vắng khách, doanh thu sụt giảm. Theo vị này, nguyên nhân do nhiều người lo sợ virus corona, sau khi Bộ Y tế ra khuyến cáo người dân tránh xuất hiện, tiếp xúc ở những nơi đông người.
Ở một số con phố tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn như Giảng Võ, Trung Hoà, Duy Tân, Nguyễn Thị Định… vào những khung giờ cao điểm buổi trưa, tối cũng vắng vẻ, không kín chỗ đỗ xe như thường lệ. Những hàng, quán vỉa hè không còn cảnh đứng chờ, tranh nhau chỗ ngồi.
Tại các trung tâm thương mại, khu ẩm thực – nơi thường đông khách lui tới nhất cuối tuần – cũng “nhớ” khách. Nhiều khu ăn uống, nhà hàng đến 19h tối vẫn không có một khách nào.
Thay đổi mô hình, cố giữ khách “ruột”
Ghi nhận một số quán bia lớn vắng khách cho thấy, nhiều quán đã chia nhỏ diện tích để cho thuê làm quán cà phê, tiệm trà chanh hoặc mở thêm dịch vụ ăn sáng. Trước Tết hơn 1 tháng, ông chủ hệ thống quán nhậu “Anh em quán” (có 5 điểm bán ở Hà Nội, Thái Nguyên) lên kế hoạch năm 2020 sẽ mở thêm vài nhà hàng. Lúc này, doanh thu trung bình của mỗi điểm bán mỗi ngày lãi từ 6 -10 triệu đồng. Nhưng khi Nghị định 100 có hiệu lực và dịch Corona lượng khách bất ngờ sụt giảm, liên tục lỗ nên không dám mở thêm.
Cũng bị ảnh hưởng lớn sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, doanh thu của quán DOMINO (các món ăn Tây Bắc) của ông chủ tên Trung cũng bị sụt giảm 1/3 so với trước đây (giảm khoảng 200 triệu/tháng). Hai điểm quán này được xây dựng ở khu vực phố cổ và khu vực Cầu Giấy luôn đông khách bởi những món ăn lạ, đặc sản của miền núi. Cách để tồn tại trong điều kiện hiện nay được quán này áp dụng là ông chủ trực tiếp đến giao lưu và xin số điện thoại của khách. Khi có món đặc biệt, đích thân chủ quán gửi lời mời khách qua tin nhắn.
Khi Nghị định 100 có hiệu lực và dịch Corona lượng khách bất ngờ sụt giảm, liên tục lỗ nên không dám mở thêm.
Trên trục đường Cầu Giấy dài khoảng 1,8km, theo ghi nhận đã có khoảng chục cửa hàng treo biển đóng cửa, hoặc chuyển nhượng cửa hàng, số khác thì thanh lí quần áo để chuyển sang hình thức kinh doanh mới.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các Ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ doanh nghiệp, với các biện pháp như: giảm lãi vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay… Kinh tế , Tin trong nước , Y tế
No comments:
Post a Comment