Nhiều hiệu thuốc đồng loạt nghỉ bán khẩu trang, nước rửa tay, trên mạng xã hội, tình trạng này đang trở thành một "phong trào" khi nhiều người hưởng ứng.
Nhiều hiệu thuốc treo biển hết hàng, không bán khẩu trang, nước rửa tay khô.
Sau khi Bộ Y tế thông báo về người Việt Nam nhiễm vi rút nCoV đầu tiên được phát hiện và cách ly, chỉ ít giờ sau đó người dân đã đổ ra các hiệu thuốc mua khẩu trang và các loại dung dịch vệ sinh.
Trong một ngày sau đó, giá trị của những mặt hàng trên đều tăng cao nhanh chóng, gấp 6-7 lần khiến cho nhiều người bức xúc.
Ngày 31/1 Đội quản lý thị trường số 1 đã phát hiện và quyết định xử phạt 5 quầy thuốc bán khẩu trang không có bảng niêm yết giá, tăng giá khẩu trang từ 17.000 đồng/hộp lên cao gấp hàng chục lần.
Trong cuộc họp trực tuyến sáng nay 1/2 với các địa phương về phòng chống dịch, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu rút ngay giấy phép nếu hiệu thuốc tăng giá khẩu trang. Nhiều nơi tiến hành phát khẩu trang miễn phí cũng khiến cho nhu cầu về loại khẩu trang y tế dùng một lần "hạ nhiệt".
Thế nhưng, trong khi vi rút nCoV vẫn đang phát hiện thêm ca mắc thứ 8 tại Việt Nam, nhiều người thêm lo lắng thì một dòng trạng thái trong nhóm những người buôn bán thuốc tại chợ thuốc Hapulico chia sẻ về việc dừng bán khẩu trang và nước rửa tay.
Dòng trạng thái gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội
Người này cho rằng, việc bán khẩu trang cho người dân đã có nhà nước lo: "Dân tự đi mua hay xếp hàng nhận được 2 cái khẩu trang free thì kệ họ, việc của chúng ta là bán thuốc. Sân bay nó bán 350 nghìn/4 cái khẩu trang y tế 4 lớp mà không Quản lý thị trường nào vào cuôc, cứ nhà thuốc nhỏ lẻ thì vào cuộc. Vậy nên chúng ta chung sức không nhập, không bán nhé...".
Dòng trạng thái trên đã nhận được hàng nghìn lượt tiếp cận với nhiều ý kiến phản bác, tuy nhiên cũng nhiều người lại "đồng tình".
Cùng với đó, trên thực tế tại chợ thuốc Hapulico nhiều cửa hàng đồng loạt treo biển không bán khẩu trang, nước rửa tay khô, mặc dù mới 2 ngày trước cũng tại chính nơi đây, tình trạng mua bán khẩu trang sôi động, giá trị sản phẩm bình dân được đội lên đến mức không tưởng.
Nguồn Tintucvietnam
Tin trong nước
,
Xã hội
,
Y tế
Nhiều hiệu thuốc treo biển hết hàng, không bán khẩu trang, nước rửa tay khô.
Sau khi Bộ Y tế thông báo về người Việt Nam nhiễm vi rút nCoV đầu tiên được phát hiện và cách ly, chỉ ít giờ sau đó người dân đã đổ ra các hiệu thuốc mua khẩu trang và các loại dung dịch vệ sinh.
Trong một ngày sau đó, giá trị của những mặt hàng trên đều tăng cao nhanh chóng, gấp 6-7 lần khiến cho nhiều người bức xúc.
Ngày 31/1 Đội quản lý thị trường số 1 đã phát hiện và quyết định xử phạt 5 quầy thuốc bán khẩu trang không có bảng niêm yết giá, tăng giá khẩu trang từ 17.000 đồng/hộp lên cao gấp hàng chục lần.
Trong cuộc họp trực tuyến sáng nay 1/2 với các địa phương về phòng chống dịch, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu rút ngay giấy phép nếu hiệu thuốc tăng giá khẩu trang. Nhiều nơi tiến hành phát khẩu trang miễn phí cũng khiến cho nhu cầu về loại khẩu trang y tế dùng một lần "hạ nhiệt".
Thế nhưng, trong khi vi rút nCoV vẫn đang phát hiện thêm ca mắc thứ 8 tại Việt Nam, nhiều người thêm lo lắng thì một dòng trạng thái trong nhóm những người buôn bán thuốc tại chợ thuốc Hapulico chia sẻ về việc dừng bán khẩu trang và nước rửa tay.
Dòng trạng thái gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội
Người này cho rằng, việc bán khẩu trang cho người dân đã có nhà nước lo: "Dân tự đi mua hay xếp hàng nhận được 2 cái khẩu trang free thì kệ họ, việc của chúng ta là bán thuốc. Sân bay nó bán 350 nghìn/4 cái khẩu trang y tế 4 lớp mà không Quản lý thị trường nào vào cuôc, cứ nhà thuốc nhỏ lẻ thì vào cuộc. Vậy nên chúng ta chung sức không nhập, không bán nhé...".
Dòng trạng thái trên đã nhận được hàng nghìn lượt tiếp cận với nhiều ý kiến phản bác, tuy nhiên cũng nhiều người lại "đồng tình".
Cùng với đó, trên thực tế tại chợ thuốc Hapulico nhiều cửa hàng đồng loạt treo biển không bán khẩu trang, nước rửa tay khô, mặc dù mới 2 ngày trước cũng tại chính nơi đây, tình trạng mua bán khẩu trang sôi động, giá trị sản phẩm bình dân được đội lên đến mức không tưởng.
Nguồn Tintucvietnam
No comments:
Post a Comment